Con người dành khoảng ⅓ thời gian cuộc đời mình để ngủ, đây là khoảng thời gian giúp cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng, tăng cường trí nhớ và duy trì sắc đẹp. Chỉ cần một đêm khó ngủ, ngủ không sâu giấc, cơ thể liền trở nên mệt mỏi, tâm trạng cáu kỉnh và da dẻ cũng trở nên xám xịt hơn.
Giấc ngủ giữ vai trò quan trọng là vậy, nhưng vẫn có rất nhiều người có những lầm tưởng về hoạt động này nên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần. Hãy cùng điểm qua 13 lầm tưởng về giấc ngủ để từ đó có hướng điều chỉnh cho phù hợp nhé.
Nội Dung Chính
- 1. Lầm tưởng về giấc ngủ rằng người lớn chỉ cần ngủ 5 tiếng/ngày
- 2. Xem TV, sử dụng điện thoại trước khi ngủ là một cách thư giãn
- 3. Lầm tưởng về giấc ngủ rằng thời điểm đi ngủ hoàn toàn không quan trọng
- 4. Chỉ cần nhắm mắt nghỉ ngơi mà không cần ngủ được
- 5. Có thể ngủ bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào
- 6. Lầm tưởng về giấc ngủ rằng sử dụng chất có cồn sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn
- 7. Não bộ và cơ thể học cách hoạt động ít hơn khi ngủ ít hơn
- 8. Ngáy to không phải là điều gì đáng lo ngại
- 9. Người già cần ngủ ít hơn người trẻ
- 10. Ngủ trưa khiến bạn mất ngủ về đêm
- 11. Đi ngủ thật sớm nếu mất ngủ
- 12. Tập thể dục cường độ cao giúp ngủ ngon
- 13. Ngủ bù
1. Lầm tưởng về giấc ngủ rằng người lớn chỉ cần ngủ 5 tiếng/ngày
Các nhà khoa học cho rằng lầm tưởng về giấc ngủ này ảnh hưởng rất tệ hại đến sức khỏe cộng đồng. Việc thiếu ngủ thường xuyên có thể gây ra nhiều hệ quả trong thời gian dài, ví dụ như làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, trầm cảm, ảnh hưởng chức năng nhận thức.. Theo như Trung tâm quản lý và ngăn chặn bệnh dịch Mỹ (CDC), người lớn cần từ 7 đến giờ mỗi đêm để ngủ và không nên ít hơn.
Bác sĩ Steven H. Feinsilver, trưởng Trung tâm nghiên cứu thuốc ngủ ở bệnh viện Lenox Hill (New York, Mỹ) cho biết: “Có thể mỗi người cần thời gian nghỉ ngơi khác nhau… nhưng tôi không nghĩ rằng có cách biệt quá lớn. Tôi cho rằng bạn có thể quen với việc ngủ ít đi, nhưng nó cũng đồng nghĩa việc quen với sự mệt mỏi”.
2. Xem TV, sử dụng điện thoại trước khi ngủ là một cách thư giãn
Việc sử dụng điện thoại, xem tivi, máy tính bảng… không phải là một ý tưởng hay để giúp bạn thư giãn trước khi ngủ. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện tử có thể ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ và các bệnh liên quan.
Bác sĩ Feinsilver cho rằng giường là nơi để ngủ, bạn không nên nằm trên giường để sử dụng các thiết bị điện tử. Thay vào đó, bạn có thể thư giãn bằng cách đọc sách, ngồi thiền, uống trà, tập yoga nhẹ nhàng…
3. Lầm tưởng về giấc ngủ rằng thời điểm đi ngủ hoàn toàn không quan trọng
Phần lớn cơ thể chúng ta có cơ chế hoạt động dựa trên nhịp sinh học và nhịp sinh học này lại dựa trên mọc, lặn của ánh sáng mặt trời. Dù vậy, có rất nhiều yếu tố như gia đình, công việc, mối quan hệ bạn bè khiến ta thường không còn ngủ nhiều vào buổi tối.
Việc ngủ không đủ và không có giờ giấc ngủ cố định trong thời gian dài sẽ có hiệu ứng rất tệ với sức khỏe. Các nhà khoa học cho rằng những cá nhân có thời gian biểu làm việc vào ban đêm thường xuyên phải trải qua hiện tượng lệch nhịp sinh học và có chất lượng giấc ngủ rất thấp. Đây cũng là những đối tượng có nhiều nguy cơ bị trầm cảm và tiểu đường.
“Giờ giấc ngủ rất quan trọng,” Rebecca Robbins – tác giả của bài viết trên tạp chí chuyên ngành Sleep Health cho hay. “Đó là lý do vì sao chúng tôi nhận thấy những hiểm nguy về sức khỏe ở những người làm việc ban đêm”. Vì vậy, hãy cố gắng, cân đối công việc cùng các mối quan hệ để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.
4. Chỉ cần nhắm mắt nghỉ ngơi mà không cần ngủ được
Nhiều người vẫn lầm tưởng về giấc ngủ rằng việc nhắm mắt và nằm nghỉ ngơi cũng có tác dụng tương tự như việc ngủ, kể cả bạn không ngủ được.
Dù vậy, mọi thứ trong cơ thể bạn bao gồm tim, gan, phổi cùng các bộ phận khác đều có cách vận hành khác nhau giữa lúc đầu óc tỉnh táo và khi ngủ say giấc. Nếu bạn vẫn ý thức được mình đang tỉnh giấc thì cả cơ thể của bạn cũng vậy. Chúng ta không thể lẫn lộn giữa việc ngủ và nhắm mắt khi còn tỉnh táo được.
5. Có thể ngủ bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào
Bác sĩ Robbins cho hay: Một người ngủ tốt sẽ mất vài phút để thật sự ngủ, Thậm chí chúng tôi còn thấy rằng nếu một người ngủ ngay lập tức khi vừa nhắm mắt, nghĩa là người đó đang thiếu ngủ”.
Việc ngủ bất cứ mọi lúc, mọi nơi thường được xem như một loại “tài năng”, tuy nhiên đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn thiếu ngủ và cần xem lại lối sống sinh hoạt của mình đấy.
6. Lầm tưởng về giấc ngủ rằng sử dụng chất có cồn sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn
Uống một cốc bia lạnh, một ly rượu vang trước khi đi ngủ có thể giúp bạn dễ ngủ hơn – Đây là một điều mà không ít người tin tưởng và truyền tai nhau. Nhưng sự thật thì nó không thực sự như thế, thậm chí còn có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn.
Khi cơ thể đã ngà ngà men say, bạn sẽ cảm thấy dễ chìm vào giấc ngủ, nhưng chúng sẽ làm gián đoạn giấc ngủ, khiến bạn ngủ chập chờn, dễ tỉnh dậy vào lúc nửa đêm. Đặc biệt, uống rượu trước khi ngủ còn có thể gây nên hiện tượng tắc nghẽn đường thở khi ngủ.
7. Não bộ và cơ thể học cách hoạt động ít hơn khi ngủ ít hơn
Giữa những phương diện như học tập, làm việc, các mối quan hệ, ngủ có thể xem là hoạt động không quan trọng nhất. Nhiều người tin rằng chỉ cần cố gắng làm quen với việc thiếu ngủ và uống vài cốc cà phê, thế là cơ thể đã tỉnh táo, ngập tràn năng lượng.
Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai sự thật, bị bệnh mất ngủ kinh niên (nghĩa là ngủ ít hơn 5 – 6 giờ đồng hồ) có thể mang lại nhiều hệ quả xấu về sức khỏe, tinh thần.
8. Ngáy to không phải là điều gì đáng lo ngại
Nhiều người vẫn cho rằng việc ngáy to thì điều đáng lo nhất là làm phiền người khác chứ không gây hậu quả gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, ngáy to có thể là triệu chứng phổ biến cho việc tắc nghẽn đường thở khi ngủ. không phải người nào ngáy to cũng mắc bệnh này, song nếu bạn ngáy to và cảm thấy mệt mỏi bà buồn ngủ vào ban ngày thì khả năng cao là bị tắc nghẽn đường thở đấy.
9. Người già cần ngủ ít hơn người trẻ
Chúng ta vẫn cho rằng càng già sẽ ngủ càng ít hơn. Thực tế thì ở người già, chất lượng giấc ngủ bị giảm, họ phải trải qua sự thay đổi trong giấc ngủ như thường xuyên tỉnh giấc, giảm thời gian ngủ không cử động mắt nhanh và tăng giấc ngủ ngắn. Dù vậy thời gian người già ngủ trong bình cũng như người trẻ tuổi, đó là từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm.
10. Ngủ trưa khiến bạn mất ngủ về đêm
Một giấc ngủ ngắn trong ngày sẽ tốt cho sức khỏe, nạp năng lượng cho buổi chiều làm việc, chúng ta nên ngủ từ 10-30 phút buổi trưa, tránh ngủ quá nhiều sẽ có tác dụng ngược lại.
Bởi vì việc dành thời gian dài nằm trên giường làm chậm quá trình lưu thông máu tới các cơ quan và ảnh hưởng tới lượng đường huyết, làm tăng nguy cơ bệnh tim, đột quỵ. tiểu đường. Đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày sẽ khiến bạn ngủ ngon hơn vào buổi tối và là cách tốt để có giấc ngủ hợp lý.
11. Đi ngủ thật sớm nếu mất ngủ
Sự thực là đi ngủ sớm nhưng nếu chưa tới giờ và không ngủ được sẽ khiến bạn căng thẳng hơn. Giống như cảm giác thèm ăn vậy, nếu các bữa ăn cách xa nhau thì cơ thể hoạt động càng nhiều, cảm giác đói càng nhanh. Giấc ngủ cũng vậy, nếu thời gian thức càng lâu và hoạt động nhiều thì cơn thèm ngủ đến nhanh hơn, bạn sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn và ngủ sâu hơn.
Tốt nhất là bạn nên đặt ra một giờ đi ngủ và thức dậy hợp lý để cơ thể thích nghi với nhịp đồng hồ sinh học đó, cứ đến giờ đó là bạn sẽ đi ngủ.
12. Tập thể dục cường độ cao giúp ngủ ngon
Tập thể dục sẽ giúp ngủ tốt hơn nhưng bạn nên tập luyện vào buổi sáng và tránh tập luyện cường độ cao gần với giờ ngủ.
13. Ngủ bù
Một giấc ngủ bị mất thì không thể bù lại được vì lúc đó khí huyết trong cơ thể đã bị hao tổn. Ngoài ra bạn nên dậy sớm vì khoảng thời gian 7-9 giờ sáng là thời điểm hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất. Vậy nên bạn nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ, không nên thức quá khuya và ngủ bù vào hôm sau.
Trên đây là những thông tin hữu ích cho 13 lầm tưởng về giấc ngủ mà Vua Nệm muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn có thêm điều hữu ích để chăm sóc giấc ngủ của mình tốt nhất. Nếu bạn đang có nhu cầu mua chăn ga gối nệm chất lượng, mời bạn truy cập website vuanem.com hoặc gọi đến hotline 1800 2092 để được tư vấn nhiệt thành nhất.
Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health-news/common-sleep-myths-that-compromise-sleep-and-health