Ngoài gối kê đầu thì gối ôm cũng được sử dụng phổ biến rất nhiều trong các hộ gia đình, đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ. Không dễ tìm và mua như loại vỏ gối đầu, vỏ gối ôm khá ít và không được đa dạng thiết kế. Chính vì vậy, không ít người rất khó khăn khi tìm kiếm và lựa chọn kích thước vỏ gối ôm vừa vặn với chiếc gối ôm của mình.
Nhiều người muốn tự làm vỏ gối ôm tại nhà để đảm bảo kích thước vỏ vừa vặn với gối, vừa giúp tiết kiệm chi phí lại thỏa thích thiết kế theo ý muốn. Trong bài viết này, Vua Nệm sẽ cùng các bạn tìm hiểu về các kích thước của vỏ gối ôm và cách làm vỏ gối ôm tại nhà đơn giản, dễ làm.
Nội Dung Chính
1. Tại sao cần chú ý tới vỏ gối và kích thước vỏ gối ôm?
Hầu hết mọi người thường chỉ chú ý tới chất liệu gối ôm, thiết kế gối hay kích thước gối ôm mà không quan tâm tới chất liệu và kích thước vỏ gối ôm. Trong khi vỏ gối lại giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe và giấc ngủ của chúng ta.
Vỏ gối ôm dùng để bảo vệ gối của bạn khỏi vết bẩn, nước, đồ uống có thể đổ lên gối hoặc các vấn đề khác như nấm mốc ruột gối. Nhờ có vỏ gối ôm mà chiếc gối của bạn trở nên bền bỉ hơn.
Một chiếc áo gối tốt, thoáng khí và êm ái cũng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn khi dùng, thậm chí nó còn khiến bạn ngủ ngon hơn. Chưa kể chất liệu vỏ gối tốt, đảm bảo an toàn, không chứa chất độc hại, lại không gây dị ứng sẽ giúp bảo vệ sức khỏe người dùng tốt hơn.
Hơn hết, một chiếc áo gối có kích thước vừa vặn với gối ôm sẽ nâng cao tính thẩm mỹ cho gối, có tác dụng trang trí cho căn phòng ngủ và giúp bạn cảm thấy vui vẻ, hài lòng hơn. Kích thước áo gối vừa với gối ôm sẽ không lo lắng ruột gối bị bung hoặc thừa ra bên ngoài. Khi bạn sử dụng sẽ thấy dễ chịu hơn.
Mặc dù có một số loại gối ôm không thiết kế vỏ bọc bên ngoài hoặc không cần dùng tới vỏ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyên bạn nên sử dụng vỏ gối và chú ý tới kích thước vỏ gối ôm.
Nên chọn loại vải có khả năng chống thấm nước, giữ vai trò như một rào cản chống lại chất lỏng thấm vào ruột gối và tích tụ các chất bẩn, vi khuẩn, chất gây dị ứng. Nếu là loại vải có khả năng kháng khuẩn, êm ái, mềm mại và không có hóa chất độc hại thì càng tốt.
2. Các kích thước vỏ gối ôm phổ biến hiện nay
Tùy vào thiết kế kiểu dáng và thương hiệu gối ôm mà chúng sẽ có những kích thước khác nhau. Nhìn chung, kích thước vỏ gối ôm sẽ có những mức tiêu chuẩn dựa trên kích thước của ruột gối ôm như sau:
2.1. Kích thước vỏ gối ôm cỡ nhỏ
Vỏ gối ôm cỡ nhỏ ứng với các loại gối ôm nhỏ, thường dành cho các bé thiếu nhi. Với kích thước vỏ gối 51x76cm sẽ dùng cho gối ôm có kích thước là 50x75cm. Với loại gối có chiều rộng và dài như vậy thì sẽ phù hợp với giường đơn. Kích thước này chẳng những không gây vướng víu, chật chội cho giường mà còn đảm bảo sự thoáng đãng, rộng rãi khi ngủ.
Một số thương hiệu gối tại Việt Nam thiết kế dòng gối ôm cỡ nhỏ là loại 60×80 cm. Theo đó, kích thước vỏ gối ôm sẽ là 61x81cm. Việc áo gối có chiều rộng và dài lớn hơn ruột gối 1cm sẽ giúp cho việc tháo – lắp áo vào ruột dễ dàng hơn. Đồng thời, ruột gối cũng không bị chèn ép, co quắp mà sẽ có thêm không gian để giãn nở tốt hơn.
2.2. Kích thước vỏ gối ôm cỡ trung bình
Vỏ gối cỡ trung bình được thiết kế dành cho những chiếc gối ôm cỡ vừa. Chúng dài hơn so với kích thước tiêu chuẩn của loại vỏ gối nhỏ. Loại gối cỡ vừa này cũng có thể đặt trên những chiếc giường đơn có chiều rộng – dài là 120x200cm. Tuy vậy, vẫn có thể sẽ hơi chật chội nếu như giường ngủ của bạn bày biện nhiều loại gối trang trí, thú nhồi bông.
Kích thước cụ thể của loại áo gối cỡ trung bình là 51x92cm. Nhiều mẫu gối ôm có chiều dài và rộng lớn hơn sẽ thường dùng vỏ gối ôm là 61×102 cm hoặc 61×137 cm. Chiều rộng của áo gối không có quá nhiều thay đổi, nhưng chiều dài áo sẽ có sự khác biệt đáng kể.
2.3. Kích thước vỏ gối ôm cỡ lớn
Vỏ gối cỡ lớn là loại vỏ gối dài nhất và lớn nhất hiện có. Chúng được thiết kế để vừa với một chiếc gối dài gần bằng cơ thể người. Kích thước vỏ gối sẽ cần tùy thuộc vào hình dạng của chiếc gối ôm cỡ lớn. Thông thường chúng sẽ có hình chữ (I) là phổ biến nhất. Bên cạnh đó, nó còn được thiết kế hình chữ (U), chữ (C) hoặc chữ (J).
Tùy vào hình dáng và kích thước của gối sẽ có kích thước vỏ gối ôm tương ứng. Riêng với kích thước áo gối tiêu chuẩn chữ (I) sẽ gồm: 51x152cm, 51x162cm, 61x182cm. Với các loại gối ôm có hình dáng chữ U, C, J thì kích thước sẽ tùy vào nhà sản xuất. Mỗi đơn vị sẽ có một size khác nhau.
3. Cách tự may vỏ gối ôm tại nhà đơn giản, nhanh chóng
Trước khi mua vỏ gối mới hoặc tự may áo cho chiếc gối ôm của mình, nếu bạn không chắc về kích thước của gối, hãy đo chiều rộng và chiều dài của gối trước. Bằng cách đó, bạn có thể xác định được kích thước vỏ gối ôm cần may.
Sau đó hãy chuẩn bị một số món đồ cần thiết cho quá trình may áo gối, gồm có: 1-2 thước vải (tùy thuộc vào việc bạn đang làm một hay hai chiếc áo gối), máy may, kim chỉ, thước kẻ, cây kéo và hình ảnh mẫu áo gối.
Tiếp đến là đi vào công đoạn may áo gối. Chúng ta thực hiện theo các bước sau:
3.1. Bước 1: Cắt vải may áo gối ôm
Bắt đầu bằng cách cắt hai mảnh vải có kích thước giống nhau và lớn hơn kích thước của gối từ 2 – 3 cm. Khi may xong nó sẽ vừa vặn với gối hơn. Tùy thuộc vào kích thước của gối ôm, có thể là loại gối cỡ nhỏ, vừa hoặc cỡ lớn, các bạn sẽ may loại áo gối có độ rộng và dài tương ứng.
3.2. Bước 2: Gấp vải, ủi, ghim, khâu áo gối
Tạo một đường may cho các mép ngoài của áo gối bằng cách gấp trên mép vải khoảng 2cm. Sau đó ủi phần vừa gấp và ghim lại để giữ cố định. Điều này sẽ tạo ra một đường chỉ giả để xác định đường may sẽ không bị lệch khi may với máy. Lặp lại bước này với mảnh vải còn lại.
3.3. Bước 3: Ghim các mảnh lại với nhau và khâu lại
Sau đó ghép mặt phải của hai mảnh vải lại với nhau, xếp theo đường viền của miếng vải mà bạn đã tạo ở bước 2. Ghim ba mặt còn lại với nhau bằng ghim thẳng và khâu một đường thẳng xung quanh mép của ba mặt trái của áo gối. Sử dụng máy may mini hoặc tự may bằng tay nếu có thể. Nhớ may đều tay để đường chỉ đẹp và chắc chắn.
3.4. Bước 4: Mang áo gối đi giặt và sử dụng
Sau khi đã may xong áo gối ôm thì mang đi giặt sạch sẽ, phơi khô. Cuối cùng là lật mặt phải của áo gối ra ngoài và lồng vào với chiếc ruột gối ôm của bạn để sử dụng.
Lưu ý, bạn nên may thêm phần khóa kéo để tiện lợi tháo – lắp vỏ gối và mang đi giặt giũ, vệ sinh gối khi cần thiết. Hoặc có thể may thêm chun ở 2 đầu của gối để kéo giãn và rút lại khi tháo vỏ và ruột gối dễ dàng hơn.
Vỏ gối bảo vệ gối của bạn khỏi các chất gây dị ứng và bụi bẩn. Tìm đúng kích thước vỏ gối ôm cho phép bạn tận hưởng trọn vẹn chiếc gối của mình. Một chiếc áo gối quá nhỏ có thể làm hỏng gối và khiến gối bị xẹp.
Nếu chiếc gối không có đủ không gian để giãn nở, ruột gối sẽ bị dồn ép và co cứng, không thể đem tới sự mềm mại vốn có. Sau khi tìm được kích thước áo gối phù hợp, bạn có thể lựa chọn màu sắc, hoa văn, chất liệu vải phù hợp với sở thích của mình.
Hoặc có thể tự tay may một chiếc áo gối cho chiếc gối ôm của mình theo thiết kế riêng bằng các bước đơn giản mà chúng tôi đã chỉ ra ở trên. Chúc các bạn có được một chiếc áo gối thật đẹp.
Nguồn tham khảo:
- https://amerisleep.com/blog/pillowcase-sizes/
- https://www.papernstitchblog.com/pillow-talk-make-standard-pillowcases-fabric/