Mùa mưa kéo theo không khí ẩm luôn là nỗi ám ảnh của nhiều chị em khi quần áo lâu khô, nhà ẩm ướt, đặc biệt các sản phẩm gắn liền với giấc ngủ như chăn bông bị dính mùi hôi, ẩm mốc. Vậy bạn đã biết cách khử mùi chăn bông trong những ngày mưa ẩm chưa? Nếu chưa thì hãy bỏ túi những mẹo cực hay được Vua Nệm giới thiệu bên dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
1. Tại sao chăn bông bị hôi vào mùa mưa?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chăn bông bị mùi hôi khó chịu gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ như:
- Thời tiết nồm ẩm: Vào khoảng thời gian này, độ ẩm trong không khí cao là nguyên nhân chính gây mùi ẩm mốc khó chịu trên chăn bông, gối, thậm chí là nệm. Nếu không biết cách bảo quản, chăn bông sẽ bị hư hỏng và gây hại cho sức khỏe người dùng.
- Vi khuẩn có hại: Mỗi ngày chúng ta tiếp xúc với hàng trăm loại vi sinh vật gây hại. Và dù muốn hay không thì khu vực giường ngủ của bạn vẫn có thể bị bám vi khuẩn do tác động từ môi trường hoặc từ cơ thể của bạn như bụi, rận, mạt nhà…
- Bụi bẩn: Bạn biết không, bụi có thể len hỏi trong không khí thông qua các khe cửa trong nhà hoặc bám vào cơ thể người, sau đó tiếp cận với chăn bông. vào cơ thể chúng ta. Và nếu không được vệ sinh thường xuyên thì khu vực này rất dễ bị bốc mùi đấy.
- Thực phẩm rơi vãi: Nhiều người có thói quen ăn uống ngay tại khu vực giường ngủ. Đó có thể là một ly cà phê buổi sáng hoặc một đĩa bánh, trái cây tráng miệng hoặc sữa… Những loại thức ăn này hoàn toàn có thể rơi vãi và sinh nấm mốc, vi khuẩn, mùi hôi khó chịu trên chăn.
- Bảo quản chăn bông sai cách: Rất nhiều người thắc mắc rằng tại sao đã cất chăn bông vào tủ cẩn thận nhưng sau một thời gian không sử dụng thì chăn vẫn có mùi hôi rất khó chịu. Câu trả lời là rất có thể bạn đã bảo quản chăn bông sai cách. Ví dụ không bọc túi kín khiến hơi ẩm và vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập.
- Nhà có trẻ nhỏ: Rất khó để yêu cầu trẻ ngoan ngoãn nghe lời bởi vốn dĩ chúng rất hiếu động, thích khám phá. Và đôi khi, trong lúc ngủ trẻ sẽ bị ra mồ hôi, thậm chí tè dầm lên chăn nữa đấy.
2. Cách khử mùi chăn bông trong những ngày mưa ẩm
Nếu không giặt và thay mới thường xuyên, chăn bông sẽ bị bám nhiều bụi bẩn, tích tụ vi khuẩn gây mùi hôi rất khó chịu. Tuy nhiên vào những ngày mưa gió hoặc thời tiết nồm ẩm thì việc giặt chăn gối để khử mùi hôi dường như trở thành bất khả thi. Những lúc này, hãy thử áp dụng mẹo “chữa cháy” cực hay này nhé!
2.1. Khử mùi ẩm mốc cấp tốc bằng soda
- Bước 1: Trước tiên bạn cần chuẩn bị nguyên liệu chính là một túi baking soda. Khoa học đã chứng minh baking soda có khả năng hút ẩm, khử khuẩn và loại bỏ mùi hôi hiệu quả.
- Bước 2: Rắc bột baking soda khô lên bề mặt chăn bông và đợi trong vòng 30 phút.
- Bước 3: Sử dụng máy hút bụi hút hết phần bột baking soda khỏi chăn. Nếu không có máy hút bụi thì bạn có thể giữ chân thật mạnh và dùng khăn khô lau sạch phần baking soda dính trên bề mặt chăn.
Bên cạnh cách dùng baking soda nêu trên, bạn có thể đặt các gói hút ẩm vào chăn bông và cột vào túi nilon khoảng vài ngày để loại bỏ mùi hôi.
2.2. Sử dụng giấm trắng và bột giặt
Giấm trắng có khả năng làm sạch và khử mùi hôi trên chất liệu vải rất tốt. Do đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nguyên liệu này để làm sạch chăn bông.
Với cách này, bạn chỉ cần hòa 1 bát giấm trắng với lượng bột giặt vừa đủ. Ngâm chăn bông trong dung dịch này khoảng 30 phút và giặt bình thường. Nếu chăn bông bị dính những vết ố màu cần loại bỏ thì bạn hãy đổ trực tiếp dung dịch lên vị trí vết bẩn và vò bằng tay trước khi cho chăn vào máy giặt.
Cuối cùng hãy phơi chăn ở nơi thông thoáng, đón nắng mặt trời hoặc sấy khô nhé!
2.3. Giấm và baking soda
Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị bao gồm: giấm, baking soda, 1 chai xịt phun sương.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Cho giấm vào chai xịt phun sương và phun đều lên toàn bộ bề mặt chăn bông đến khi toàn bộ 2 mặt của chăn đều trong trạng thái ẩm.
- Bước 2: Đợi tới khi giấm khô, bạn hãy rắc baking soda lên bề mặt chăn bông và chờ khoảng 30 phút rồi dùng máy hút bụi hút sạch lớp bột hoặc giữ chăn thật mạnh. Làm tương tự ở cả 2 mặt của chăn và để qua đêm.
Với cách này mùi hôi ẩm mốc đã được loại bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên nếu thời tiết trở nắng thì bạn vẫn nên đem chăn ra phơi để diệt vi khuẩn nhé! Trường hợp không thể đem phơi ở ngoài trời thì hãy dùng quạt gió hong khô chăn bông.
2.4. Sử dụng nước cốt chanh
Không chỉ được xem là một nguyên liệu chế biến đồ uống, đồ ăn thiết thực, quả chanh còn có khả năng khử mùi hôi cực đỉnh. Trong nước cốt của chanh có chứa nhiều axit Citric giúp loại bỏ nhanh chóng các vết bẩn cứng đầu và không ăn mòn bề mặt vải.
Vào những ngày thời tiết mưa ẩm khiến chăn bông có mùi hôi thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng nước cốt chanh pha loãng cùng bột giặt (đối với giặt tay) và nước giặt (đối với giặt máy). Tốt nhất là ngâm chăn bông trong dung dịch này trước khi giặt để thấm đều vào các lớp vải, nhân đôi hiệu quả làm sạch.
3. Lưu ý khi khử mùi chăn bông trong những ngày mưa ẩm
Trong quá trình xử lý mùi hôi từ chăn bông, để đạt hiệu quả làm sạch tốt nhất bạn cần chú ý một số điều sau:
- Khi sử dụng các thiết bị làm mát như máy lạnh, máy sấy, quạt máy, bạn cần bật chế độ mát để làm khô chăn và không gian phòng ngủ nhanh hơn trong ngày nồm ẩm.
- Không nên sử dụng máy sấy tóc, bàn là, quạt sưởi, lò sưởi để hong chăn bông vì nhiệt độ tỏa ra từ các thiết bị này sẽ khiến cho bề mặt vỏ chăn bị bạc màu, nhăn nhúm, cháy xém gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ.
- Không sử dụng các dung dịch có chứa chất tẩy mạnh (có nồng độ pH trên 7) hoặc chứa nhiều bọt để vệ sinh. Bởi những tác động từ chất này có thể làm mỏng cấu trúc sợi vải, từ đó giảm độ bền và bạc màu sắc của vải. Lời khuyên là bạn nên dùng các sản phẩm tẩy rửa có độ pH dưới 7.
- Không sử dụng các dung dịch giặt tẩy có mùi quá nặng khiến chăn bông bị dính mùi hương nồng nặc trong thời gian dài.
- Không đổ nước giặt, nước tẩy, xà phòng trực tiếp lên bề mặt chăn bông vì chúng có thể thấm thẳng vào lõi gây lãng phí và tốn rất nhiều thời gian để giặt sạch hoàn toàn.
- Khi bạn muốn cất chăn vào tủ thì hãy lót thêm một miếng vải mềm để giảm mùi hôi khi bảo quản lâu ngày.
- Bọc kín chăn bông bằng túi chuyên dụng hoặc túi nilon, túi hút chân không để tránh ẩm mốc và tối ưu không gian lưu trữ.
- Nên vệ sinh vỏ chăn bông và khu vực giường ngủ mỗi tuần để đảm bảo vệ sinh, loại bỏ các loại vi khuẩn có thể gây hại cho sức khỏe.
- Bạn cũng nên vệ sinh ruột chăn bông định kỳ 2 – 3 lần/năm và phơi ở nơi có đủ nắng hoặc sấy thật khô để tiêu diệt vi khuẩn.
- Những gia đình có điều hòa có thể bật chế độ hút ẩm để giữ cho chăn gối và các đồ dùng khác trong ngôi nhà của bạn luôn khô ráo, hạn chế phát sinh mùi hôi.
>> Xem thêm:
- Mách bạn 2 cách giặt chăn chần bông kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Chăn bông tuyết là gì? Những lý do khiến chăn bông tuyết được ưa chuộng
- Mách bạn bí quyết giặt ruột chăn bông sạch, nhanh khô
Vua Nệm hy vọng rằng với những mẹo khử mùi chăn bông trong những ngày mưa ẩm được nêu tại bài viết trên, bạn đã hoàn toàn tự tin trong hành trình bảo quản không gian phòng ngủ luôn sạch sẽ, thơm mát, đảm bảo sức khỏe cho gia đình!