Người thích đọc sách chắc chắn đã từng nghe qua tựa sách “Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ”. Việc giao tiếp khôn khéo sẽ luôn giúp cho bạn có được những lợi ích ngoài sức mong đợi. Vậy những lợi ích ấy là gì và làm thế nào để học cách nói chuyện khôn khéo? Tham khảo ngay 10 lời khuyên trong bài viết dưới đây nhé!
1. Lợi ích của việc học cách nói chuyện khôn khéo
1.1. Giao tiếp hiệu quả
Nói chuyện khôn khéo sẽ giúp bạn truyền đạt được ý kiến cá nhân một cách mạch lạc và dễ hiểu. Ngoài ra nó còn giúp cho bạn sắp xếp thông tin một cách có tổ chức và sử dụng từ ngữ phù hợp cho từng hoàn cảnh và đối tượng.
1.2. Xây dựng mối quan hệ tốt
Khi bạn đã biết cách nói chuyện để lấy lòng và làm người khác cảm thấy yêu mến thì bạn sẽ dễ xây dựng được mối quan hệ. Bên cạnh đó, những lời nói của bạn cũng sẽ giúp cho mối quan hệ này ngày càng thêm vững chắc hơn. Việc nói chuyện khôn khéo cũng bao gồm sự lắng nghe và thấu hiểu.
1.3. Tạo niềm tin và sự tôn trọng
Nói chuyện khôn khéo có nghĩa là bạn đang nói chuyện một cách rất rõ ràng và lịch sự. Đã gây ấn tượng tích cực với người khác khi có một cuộc trò chuyện với bạn. Đó họ sẽ tôn trọng và có sự tin tưởng đối với những lời nói mà bạn nói ra.
1.4. Giải quyết xung đột
Khi chỉ bằng những lời nói khôn khéo mà bạn có thể giải quyết được một sự việc căng thẳng nào đó. Nhờ vậy mà những mâu thuẫn đã nhanh chóng được giải quyết và mối quan hệ càng ngày càng trở nên tích cực hơn. Người đã có ý thức nói chuyện khôn khéo sẽ luôn tìm ra cách giải quyết cho vấn đề chứ không tạo thêm những rắc rối.
1.5. Ảnh hưởng và thuyết phục
Có rất nhiều minh chứng sống chứng minh cho việc nếu bạn nói chuyện không khéo bạn sẽ dễ dàng thuyết phục người khác. Người nói chuyện khôn khéo sẽ có những lời lẽ rất logic, lý luận và cảm xúc đều được tách biệt. Vậy mà họ giữ được bình tĩnh và giải quyết mọi chuyện một cách tốt đẹp.
1.6. Có cơ hội thăng tiến
Nếu bạn biết được cách nói chuyện khôn khéo không hại người nhưng lại có lợi cho bản thân, con đường công danh sự nghiệp của bạn cũng sẽ phát triển theo. Khi nói chuyện khôn khéo, cấp trên sẽ thấy được tiềm năng lãnh đạo của bạn. Nhờ đó mà họ sẽ xem xét việc cất nhấc bạn lên vị trí cao hơn.
2. 10 cách nói chuyện khôn khéo
2.1. Cám ơn và xin lỗi thật lòng
Cảm ơn và xin lỗi luôn là những cụm từ cần thiết trong cuộc sống hàng ngày khi chúng ta được người khác làm cho điều gì đó hoặc khiến người khác cảm thấy tổn thương. Lời cảm ơn và xin lỗi chị có giá trị khi bạn đặt nó đúng chỗ và đúng người. Để học cách nói chuyện khôn khéo trước hết bạn phải học cách cảm ơn và xin lỗi một cách thật lòng đúng thời điểm. Điều này sẽ giúp cho đối phương cảm thấy được tôn trọng hơn.
2.2. Dành nhiều lời khen cho người khác
Nhiều người luôn mượn danh nghĩa góp ý để chê bai một ai đó hoặc việc gì đó mà họ làm. Đây thật sự là một điều không nên và cần được giảm thiểu nếu bạn muốn trở thành một người nói chuyện khôn khéo. Vì chê bai hãy nêu ra điểm mạnh của người đó và sau đó góp ý chân thành với họ. Bạn cũng có thể đồng hành với người ấy để trau dồi và hạn chế khuyết điểm.
2.3. Tạo không khí tích cực
Sẽ luôn có những người trong một tập thể chỉ cần họ nói ra câu nào thì mọi người đều sẽ bật cười. Đây không phải là sự vô tình mà đều là do cách mà họ giao tiếp. Sự khôn khéo trong cách dùng từ ngữ và ngữ điệu sẽ giúp cho bầu không khí căng thẳng trở nên thoải mái hơn. Điều này sẽ cực kỳ cần thiết cho những môi trường đông người như văn phòng.
2.4. Học cách lắng nghe
Học cách nói chuyện khôn khéo thật ra không chỉ nói mà còn phải lắng nghe. Nếu trong một cuộc trò chuyện chỉ có người nói mà không có người nghe thì rất dễ xảy ra mâu thuẫn. Hãy cố gắng lắng nghe một cách chân thành và đồng cảm với những ý kiến của đối phương. Nếu làm được như vậy thì bạn sẽ khiến họ cảm thấy được tôn trọng và cũng sẽ nhận lại được điều tương tự.
2.5. Biết cách đặt các câu hỏi
Kỹ năng đặt câu hỏi là một trong những keyword thường được nhắc đến khi đề cập đến việc giao tiếp khôn khéo. Đừng chỉ lắng nghe và đồng thuận mà hãy cố gắng suy nghĩ và phản biện lại ý kiến của đối phương. Tất nhiên những câu hỏi bạn đưa ra đều phải phù hợp với hoàn cảnh hiện tại và không được liên quan đến đời tư người khác. Nếu biết cách đặt câu hỏi một cách khôn khéo bạn sẽ là một trong những đối thủ đáng gờm của trong cuộc tuyển chọn nhân sự.
2.6. Chọn thời điểm thích hợp
Đừng nên lúc nào có chuyện gì cũng sẽ nói ra với bất kỳ ai. Đó là điều khiến cho người khác cảm thấy bạn là một người không hề khôn khéo. Một cách quan sát tâm trạng của người khác. Từ đó quyết định xem có nên nói những vấn đề này với người đó vào thời điểm ấy hay không.
2.7. Thôi phàn nàn
Mỗi người đều sẽ có những khó khăn riêng trong cuộc sống. Đó chính là lý do mà không phải ai cũng muốn nghe bạn tâm sự về những điều khổ tâm của mình. Việc này sẽ khiến cho người nghe phải tiếp nhận một lúc nhiều thông tin tiêu cực và khiến họ mệt mỏi. Từ đó đối phương sẽ dần không muốn tiếp chuyện bạn nữa. Để nói chuyện một cách khôn khéo hơn thì hãy nhìn mọi chuyện theo hướng tích cực. Nếu muốn chia sẻ về những gì mình đang gặp phải thì chỉ nên tâm sự một cách có chừng mực.
2.8. Sử dụng nụ cười
Trong trường hợp bạn là người được nghe một câu chuyện của người khác thì bạn phải phản ứng như thế nào nếu không biết nói gì. Lúc này cách thông minh nhất đó chính là tận dụng nụ cười. Phương pháp này sẽ giúp cho bạn không bị lỡ lời và tránh gây mất thiện cảm. Ngoài ra nó cũng khiến cho bạn trở nên thú hơn vì khi cười ai xinh đẹp.
2.9. Nói chuyện hài hước
Những ai có khiếu nói chuyện hài hước sẽ được nhiều người yêu mến. Cũng có ý kiến cho rằng những người hài hước thường rất thông minh. Tuy nhiên để trở nên hài hước bạn vẫn có thể tự rèn luyện bản thân thông qua việc học cách nói chuyện khôn khéo. Có một lưu ý quan trọng ở đây là dù bạn có hài hước đến mức nào thì cũng đừng đánh mất gần mực là sự tinh tế.
2.10. Không làm phiền người khác
Trước khi bạn muốn học cách nói chuyện khéo léo thì hãy học cách tôn trọng thời gian riêng tư của người khác. Điển hình như là việc không đề cập đến công việc khi đã tan ca, không làm phiền người khác khi họ đang nghỉ ngơi, không nói về những chủ đề mà đối phương không thích,…
>> Xem thêm:
- 10 kỹ năng thuyết trình giúp bạn nói chuyện siêu lôi cuốn
- 12 cách nói chuyện có duyên, cuốn hút người đối diện ngay lần đầu
- 12 cách nói chuyện với người yêu thú vị siêu hiệu quả
Thông qua bài viết trên bạn thấy thế nào khi phải học cách nói chuyện khôn khéo? Thật ra việc làm sao để mình nói chuyện khéo léo và tinh tế hơn không hề khó. Quan trọng là bạn có muốn trau dồi và rèn luyện kỹ năng này hay không. Hy vọng rằng những bí quyết mà Vua Nệm đã tổng hợp ở đây sẽ giúp bạn ngày càng trở nên khôn khéo hơn trong lời nói.