Chuyện quanh ta

Hoàng Thành Thăng Long và những điểm nổi bật

CẬP NHẬT 11/08/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Hoàng Thành Thăng Long ở Hà Nội không chỉ là một di tích lịch sử, một địa chỉ khảo cổ nổi tiếng mà còn điểm thăm quan hấp dẫn của du khách gần xa. Mặc dù đã được trùng tu, nhưng Hoàng Thành Thăng Long vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghi, thể hiện được giá trị lịch sử to lớn của người Việt.

Trong bài viết này, Vua Nệm sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về lịch sử của Hoàng Thành Thăng Long và những điều thú vị khi thăm quan tại đây.

1. Vị trí Hoàng Thành Thăng Long ở đâu? 

Hoàng Thành Thăng Long là quần thể di tích lịch sử, khảo cổ rộng 20 hecta nằm cạnh đường Hoàng Diệu và đường Nguyễn Tri Phương. Bên cạnh đó, quần thể di tích này còn nằm đối diện với Toà Nhà Quốc Hội Việt Nam qua đường đường hoàng Diệu và rất gần các cơ quan tổ chức TW của Việt Nam.

vị trí hoàng thành thăng long
Hoàng Thành Thăng Long nằm ở số 19C, đường Hoàng Diệu

Nếu bạn di chuyển từ Hồ Gươm, thì sẽ đi dọc theo đường Tràng Thi đến Điện Biên Phủ và rẽ vào Hoàng Diệu. Cổng chính của Hoàng Thành Thăng Long nằm ở số 19C, đường Hoàng Diệu.

Địa chỉ Hoàng Thành Thăng Long

  • Địa chỉ: Số 19C Hoàng Diệu, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội
  • Giờ mở cửa: Từ 8h00 – 17h00 tất cả các ngày trong tuần

2. Những dấu mốc lịch sử quan trọng của Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng Thành Thăng Long là di tích lịch sử nổi tiếng, có giá văn hóa to lớn của Việt Nam và thế giới. Theo sử sách, trước đây Hoàng Thành Thăng Long có diện tích rộng lớn, đồ sộ, là nơi giao lưu văn hoá, kinh tế của nước Việt cổ.

Trải qua hàng nghìn năm và nhiều biến động của lịch sử, hiện nay Hoàng Thành không còn giữ nguyên được kiến trúc hoành tráng như xưa. Sau đây là lịch sử của Hoàng Thành Thăng Long qua các thời kỳ.

  • Triều đại nhà Lý (thế kỷ 11 – 12) đổi tên thành Thành Thăng Long

Năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và cho xây dựng lại thành Đại La và đổi tên là Thành Thăng Long từ bấy giờ. Thành Thăng Long có 3 vòng là La Thành hay Kinh Thành( vòng ngoài) vòng thành thứ hai là Hoàng Thành và lớp thành còn lại là Tử Cấm Thành.

lịch sử hình thành hoàng thành thăng long
Hoàng Thành Thăng Long được xây dựng và đổi tên từ Đại La thành Thành Thăng Long từ thời nhà Lý

Trong đó, giữa Kinh Thành và Hoàng Thành là nơi sinh sống của người dân. Còn nhà Vua sẽ sinh sống ở phí trong Tử Cấm Thành.

  • Hoàng Thành Thăng Long trong triều đại nhà Trần (thế kỷ 13 – 14)

Sau khi nhà Trần lên nắm quyền, các vị vua Trần đã cho sửa sang lại khu vực Hoàng thành, Hoàng cung và xây dựng thêm một vài công trình quan trọng khác.

  • Thời Lê sơ (thế kỷ 15) 

Hoàng Thành Thăng Long dưới thời Lê Sơ đã được mở rộng quy mô lên rất nhiều, gần gấp đôi so với thời nhà Trần.

  • Thời nhà Mạc (thế kỷ 16) 

Sau khi nhà Mạc chiếm ngôi của nhà Lê, lúc này kinh thành loạn lạc. nhà cửa, đền chùa đều bị thiêu đốt. Tiếp đến nhà Mạc đã cho gia cố cửa thành, đắp thêm 3 lần lũy đất ngoài thành Đại la.

Hoàng Thành Thăng Long nhà mạc
Hoàng Thành Thăng Long đã được nhà Mạc cho gia cố thêm cửa thành

Tuy nhiên, những lũy đất này đã bị quân của chúa Trịnh phá hủy sau này. 

  • Thời Lê trung hưng (thế kỷ 17-18) tu sửa Hoàng thành

Khi Trịnh Tùng đuổi được nhà Mạc lên Cao Bằng, đã cho tu sửa Hoàng Thành và đón Vua Lê ra. Từ đấy, Hoàng Thành Thăng Long đã được xây dựng nằm trọn bên trong Phủ Chúa Trịnh.

  • Thời Tây Sơn (thế kỷ 18) 

Đến thời Tây Sơn, Vua Quang Trung đã không chọn đóng đô tại Đại La mà rời đô về Phú Xuân (Huế). Tuy nhiên, ông vẫn cho tu sửa lại những đoạn thành bị sụp đổ và xây thêm một số công trình để gia tăng khả năng phòng thủ. 

  • Thời nhà Nguyễn (thế kỷ 19-20)

Nhà Nguyên cũng chọn đóng đô ở Huế nhưng vân rất coi trọng vị trí của Hoàng Thành Thăng Long. Dưới thời trị vì nhà Nguyễn, thành Thăng Long đã trở thành sở trấn Bắc Thành. 

  • Thời kỳ chống Pháp

Sau khi người Pháp chiếm đóng Hà Nội, họ đã làm thay đổi kiến trúc Hoàng Thành Thăng Long để xây thêm các doanh trại quân sự. 

  • Năm 1954 

Khi đã đuổi được người Pháp đi, thành Hà Nội đã trở thành trụ sở Bộ Quốc phòng.

  • Năm 2002 

Nhận thấy Hoàng Thành Thăng Long là một di tích chứa nhiều giá trị lịch sử, văn hoá nên nhà nước đã cho tiến hành khai quật trên diện tích 19.000m2 và phát hiện rất nhiều điều giá trị.

  • Năm 2010

Năm 2010, cũng là năm kỷ niệm 1000 năm Vua Lý Thái Tổ dời đo ra Thăng Long. Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long đã vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

3. Đến Hoàng Thành Thăng Long cần biết những điều này

Hoàng Thành Thăng Long là quần thể di tích rộng lớn nên có rất nhiều điều thú vị để du khách khám phá. Các bạn có thể dành cả 1 ngày chỉ để trải nghiệm ở đây.

3.1. Các địa điểm nổi bật bên trong Hoàng Thành Thăng Long

Mặc dù dù đã trải qua nhiều biến động của lịch sử, chịu ảnh hưởng từ các cuộc ném bom của Mỹ, nhưng một số công trình bên trong Hoàng Thành Thăng Long vân còn giữ được lối kiến trúc xưa.

  • Cửa Bắc

Cửa Bắc hay Chính Bắc Môn là công trình duy nhất còn giữ được kiến trúc nguyên vẹn nhất của Hoàng Thành Thăng Long. Cửa Bắc được nhà Nguyễn xây dựng năm 1805, nằm phía đường Phan Đình Phùng. Đây là địa điểm check in nổi tiếng của du khách và người dân Hà Nội vào dịp cuối tuần.

Đặc biệt, tuyến đường Phan Đình Phùng còn có hàng cây cổ thụ, che hết ánh nắng nên rất râm mát, là nơi các chị em thả dáng cùng với áo dài, là địa điểm nổi tiếng để có được các tấm hình đẹp cùng bạn bè và người thân.

Cửa Bắc hoàng thành thăng long
Cửa Bắc được nhà Nguyễn xây dựng năm 1805

Hiện nay, phần lầu trên của Cửa Bắc được dùng để làm nơi thờ 2 vị anh hùng là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.

  • Cột cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội cũng là một công trình rất nổi tiếng, được nhiều du khách ghé thăm khi đến với thủ đô. Công trình này được xây dựng năm 1812, dưới thời Vua Gia Long. So với Cửa Bắc, thì công trình này còn nổi tiếng hơn nhiều và lịch sử không thua kém. 

Cột cờ Hà Nội
Cột cờ Hà Nội được xây dựng dưới thời Vua Gia Long năm 1812

Nếu Cửa Bắc nằm ở phía Bắc của Hoàng Thành Thăng Long thì Cột cờ Hà Nội lại toạ lại ở phía Nam, ngay đường Điện Biên Phủ. Đây là địa điểm check in nổi tiếng của du khách quốc tế và cả khách du lịch trong nước. Khi đến Hoàng Thành Thăng Long các bạn nhớ phải khám phá nhé.

  • Điện Kính Thiên

Điện Kính Thiên chính là nơi thiết triều trước đây. Hiện nay, Điện Kính Thiên chỉ còn sót lại nền cũ và đôi Rồng được chạm khắc tinh xảo ngay bậc thềm đi lên điện.

 Điện Kính Thiên Hoàng thành thăng long
Phần còn sót lại của Điện Kính Thiên
  • Đoan Môn

Đoạn Môn chính là cổng chính của Hoàng Thành Thăng Long. Đây là công trình hoành tráng, ấn tượng nhất của Hoàng Thành. Đoạn Môn có  cửa hình chữ U, là nơi check in lý tưởng dành cho khách du lịch.

Đoan Môn Hoàng thành thăng long
Đoan Môn là cổng chính của Hoàng Thành

3.2. Các chương trình tham quan nổi bật dành cho du khách

Ngoài 4 địa điểm nổi tiếng ở trên thì Hoàng Thành Thăng Long còn khá nhiều chương trình tham quan, khám phá thú vị dành cho người dân và du khách. Nổi bật nhất trọng đó chính là tour “Giải mã Hoàng Thành Thăng Long”, được tổ chức vào tối thứ 7 và chủ nhật hàng tuần.

Tham gia tour khám phá, du khách sẽ được hòa mình vào không gian đèn lồng kỳ ảo và trải nghiệm cuộc sống hoàng cung thời phong kiến. Cùng với đó, các bạn sẽ được chiêm ngưỡng điệu múa hoàng cung và khám phá các cổ vật nổi tiếng. Ngoài tour khám phá, du khách cũng có thể check in tại khu di tích khảo cổ hoặc tham gia các buổi triển lãm nghệ thuật, triển lãm khảo cổ hay lịch sử.

XEM THÊM:

Trên đây là các thông tin cơ bản về Hoàng Thành Thăng Long ở Hà Nội. Bên cạnh việc thăm quan Hoàng Thành Thăng Long, thì du khách cũng rất thuận tiện khi muốn khám phá Hà Nội. Bởi vì di tích này nằm ở trung tâm thủ đô, gần với Lăng Bác, Hồ Gươm, Hồ Tây, phố cổ, cầu Long Biên,…vv.

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên