Ngải cứu từ lâu đã được coi là “thần dược” của dân gian, với khả năng chữa bệnh hiệu quả, đặc biệt là những căn bệnh liên quan đến đau nhức xương khớp, ngải cứu được tận dụng triệt để vào những phương pháp trị liệu, mang lại sự thư giãn, thoải mái tối đa cho con người.
Ngày nay, ngải cứu còn được dùng để sản xuất gối đầu với sứ mệnh mang đến một giấc ngủ trọn vẹn cho người sử dụng. Vậy gối ngải cứu là gì, công dụng của loại gối này có gì đặc biệt, có thể làm gối ngải cứu tại nhà hay không? Tất cả những câu hỏi này sẽ được trả lời ngay sau đây.
Nội Dung Chính
1. Gối ngải cứu là gì?
Ngải cứu (còn có tên là Artemisia Vulgaris) là một loại thảo mộc có nguồn gốc từ Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ. Loài cây này có khả năng đặc biệt là tạo ra cảm giác bình tĩnh, an thần và giúp người tiếp xúc dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu.
Ngải cứu đã được sử dụng hàng ngàn năm nay vì khả năng chữa bệnh hiệu quả của nó. Đặc biệt dược liệu này thường xuyên được áp dụng quá trình chữa các bệnh về mất ngủ do căng thẳng, đau mỏi xương khớp, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Gối ngải cứu ra đời nhằm mang công dụng thần kỳ của nó đến gần hơn với người tiêu dùng. Đúng như tên gọi của nó, gối được làm từ cây ngải cứu, loại gối này được coi là một vị thuốc “vàng” có tác dụng trong việc đẩy lùi các cơn đau nhức và hỗ trợ các chứng bệnh về đau cổ vai gáy và cột sống.
Gối ngải cứu được tạo ra dựa trên sự kết hợp kiến thức y học cổ truyền cùng phương pháp làm nóng hiện đại, mang đến cho người tiêu dùng một phương pháp mới trong việc xử lý tình trạng đau mỏi lưng, vai gáy cổ, khớp…
Thành phần chính trong gối ngải cứu là ngải nhung độc chế, ngoài ra còn có hương liệu thảo dược, tinh dược bí truyền…Đây là những nguyên liệu được lấy hoàn toàn từ tự nhiên nên vô cùng an toàn với sức khoẻ và thân thiện với làn da của mọi người, từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi.
Loại thảo mộc lạ kỳ này thường có mùi hương nhẹ nhàng, có thể kết hợp với các dạng thảo mộc trị liệu khác như hoa cúc, hoa oải hương hoặc bạc hà… Dòng gối được kết hợp từ lá ngải cứu khô và nụ hoa oải hương sẽ là một sự lựa chọn lý tưởng bởi hoa oải hương thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc cơ thể và thúc đẩy giấc ngủ vì đặc tính làm dịu của nó. Hít mùi hoa oải hương có tác dụng thư giãn hệ thần kinh trung ương.
Gối ngải cứu có thể kết hợp với các dạng thảo mộc trị liệu khác như hoa cúc, hoa oải hương, bạc hà..
Đối tượng sử dụng chính của loại gối này là những người mắc chứng thấp khớp, thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, bị dãn dây chằng… cụ thể là người già, nhân viên văn phòng, tài xế lái xe phải liên tục ngồi nhiều giờ liền, những người thường xuyên phải vận động quá sức dẫn đến cơ thể dễ mệt mỏi, đau nhức…
2. Công dụng của gối ngải cứu như thế nào?
Với thành phần nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, dòng gối ngải cứu mang lại nhiều tính năng ưu việt. Trong số đó, phải kể đến các công dụng như:
- Giải pháp hiệu quả cho các bệnh: thoái hóa đốt sống cổ, mỏi vai gáy, cứng cơ cổ, cổ tê nhức, đau lưng, đau đầu, mất ngủ, căng thẳng, thể dục, vận động bị đau mỏi, giãn dây chằng.
- Đả thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu: Theo Đông Y, nếu kết hợp liệu pháp chườm nóng cùng các tinh chất thảo dược từ tự nhiên sẽ có tác động trực tiếp vào các huyệt trên cơ thể, giúp đả thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu, đưa máu (“dinh dưỡng”) đến các khớp và cơ quanh khớp giúp giảm đau nhanh chóng.
- Giúp cơ thể thư giãn tuyệt đối nhất là vào những ngày làm việc căng thẳng, áp lực hoặc đơn giản là vận động quá sức.
- Giảm đau mỏi phần lưng, hông nhanh chóng sau 20 phút chườm gối ngải cứu.
- Giúp giãn cơ, tránh tình trạng đau nhức mình mẩy do sự chèn ép các dây thần kinh.
- Giải tỏa căng thẳng, stress, tận hưởng bầu không khí dễ chịu như trị liệu Spa ngay tại nhà.
- Giúp ngủ ngon, giấc ngủ cũng sâu hơn.
- Cách sử dụng cũng đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
3. Cách sử dụng gối ngải cứu
Khác với những loại gối thông thường, gối ngải cứu sẽ không thể phát huy hết năng lực của mình nếu không được trải qua các bước dưới đây:
Bước 1: Làm nóng gối
- Bằng lò vi sóng: Cho gối vào lò vi sóng quay từ 30 – 40 giây ở chế độ cao nhất ( có thể xịt thêm 1 chút nước sạch trước khi quay)
- Bằng xoong: Cho gối vào xoong có mặt đáy dày, xịt thêm một chút nước sạch sau đó đun lửa nhỏ từ 2 – 3 phút. Hoặc bạn cũng có thể cho bát nước vào nồi đặt túi chườm lên đun cách thủy, kiểm tra độ ấm vừa phải lấy ra chườm lên các vị trí đau, mỏi.
Bước 2: Lấy ra khỏi đồ làm nóng
Không để sản phẩm làm nóng quá lâu. Nếu gối nóng quá hãy để thêm tấm khăn mặt hoặc khăn tắm lên rồi đặt vào chỗ đau mỏi và nằm đè lên gối đến khi nguội dần thì bỏ từ từ các lớp khăn ra.
Bước 3: Dừng sử dụng
- Sau khi gối đã nguội hẳn, bạn có thể bỏ gối ra và nằm ngủ bằng gối bông mềm như bình thường.
- Hôm sau thức dậy, dùng 2 tay để massage nhẹ nhàng chỗ đau mỏi (vùng nằm gối ngải cứu) khoảng 2 phút để cảm nhận rõ rệt sự thay đổi tích cực.
Bước 4: Duy trì sử dụng
Tiếp tục làm 1-3 lần/ngày và làm các ngày tiếp theo đến khi hết đau mỏi.
Bước 5: Bảo quản
Khi khỏi rồi thì bạn nên cất gối trong túi bóng kính kín để tránh ẩm mốc.
4. Những lưu ý khi sử dụng gối ngải cứu
Gối ngải cứu có nhiều công dụng tuyệt vời. Nhưng dù vậy không phải lúc nào chúng ta cũng có thể sử dụng nó trong mọi trường hợp. Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp bạn dùng gối ngải cứu đúng cách, an toàn và tận dụng trọn vẹn tính năng:
- Nhiệt độ túi chườm sau khi làm nóng có thể lên đến 60 – 70 độ C. Vì vậy, cần thận trọng khi đưa sản phẩm ra khỏi lò vi sóng/xoong và khi đặt túi lên các vùng cơ thể để chườm
- Tuyệt đối không dùng gối để chườm lên các vết thương hở để tránh gây ra viêm loét, làm vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.
- Ngưng điều trị bằng phương pháp này nếu bị dị ứng với các thành phần của sản phẩm
- Sử dụng liệu pháp chườm lạnh với các vùng da bị sung huyết đỏ, bầm tím. Trong trường hợp này, bạn có thể cho túi thảo dược vào túi nilon kín bỏ ngăn đá trong vòng 12-24h và chườm trong khoảng 15-20 phút. Làm như vậy, vết thương sẽ mau chóng được hồi phục.
- Nếu thấy xuất hiện tình trạng sưng vù sau khoảng 24h thì không nên tiếp tục sử dụng.
- Sản phẩm chỉ thích hợp dùng ngoài da
Trên đây là tổng hợp tất cả những kiến thức quan trọng về gối ngải cứu, nếu bạn đang tìm kiếm loại “dược liệu vàng” này thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Hy vọng những thông tin trên đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm của gối ngải cứu và có thể giúp ích cho bạn trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Nguồn tham khảo:
- https://refresh.com.vn/shop/goi-ngai-cuu-refresh
- https://thaonguyenhome.vn/products/goi-ngai-cuu-giam-dau-nhuc-moi
- https://hormonesbalance.com/recipes/lucid-dream-pillow-with-mugwort/