Gối tựa lưng sofa được dùng như một đồ vật trang trí cho không gian sống. Nó mang vẻ đẹp hiện đại, có nhiều màu sắc và kiểu dáng thu hút. Khi nằm hay ngồi thư giãn trên sofa, những chiếc gối sẽ góp phần làm nên cảm giác thoải mái cho bạn. Tuy nhiên, cũng có rất mầm mống bệnh tật ẩn trong những chiếc gối tựa lưng này. Đó chính là chất bẩn, dầu thừa, da chết, bọ, vi khuẩn,… Vậy, để an toàn hơn, tại sao chúng ta không tìm hiểu ngay cách giặt gối tựa lưng sofa?
Nội Dung Chính
1. Nên giặt gối tựa lưng sofa bao lâu một lần?
Sau một khoảng thời gian sử dụng, chắc chắn những chiếc gối tựa lưng sofa nhà bạn sẽ bám đầy bụi bẩn, da chết, lông thú cưng, dầu thừa, gàu,… Đây chính là môi trường lý tưởng cho mạt bụi và vi khuẩn tìm đến và phát triển. Về lâu dài, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn và các thành viên trong gia đình, nhất là trẻ em, phụ nữ mang thai, người già hay người có làn da mẫn cảm.
Chính vì thế, việc làm sạch gối tựa lưng sofa định kỳ là điều vô cùng cần thiết. Tuỳ vào tần suất sử dụng mà mọi người có thể giặt gối từ 3 – 6 tuần/lần. Nếu gối tựa lưng nhà bạn được làm từ lông vũ thì hãy giặt sau 4 – 6 tháng để không làm ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.
2. Cách giặt gối tựa lưng sofa chưa ai chỉ bạn
2.1. Giặt vỏ gối
Để giặt vỏ gối mà không làm hư hỏng nó, bạn cần kiểm tra nhãn mác để biết chất liệu vải cũng như ký hiệu giặt. Trên nhãn mác sẽ luôn có những ký hiệu cho biết nên hay không nên giặt vỏ gối bằng phương pháp gì. Sau bước này, mọi người tiến hành giặt vỏ gối tựa lưng sofa theo các bước:
- Trước hết, hãy ngâm vỏ gối với xà phòng (có thể kết hợp thêm với giấm trắng để tăng hiệu quả làm sạch và loại bỏ mùi hôi) trong vòng từ 15 – 30 phút. Bước này giúp vết bẩn mềm ra và việc giặt sạch sẽ dễ dàng hơn.
- Sau khi ngâm thì vò lại bằng tay rồi xả với nước cho đến khi sạch xà phòng. Bạn có thể xả với dầu xả để giúp vỏ gối thêm thơm hơn.
- Làm khô bằng cách phơi dưới ánh nắng mặt trời để diệt vi khuẩn, đồng thời việc này cũng góp phần tạo ra hương thơm dễ chịu.
Đối với những chiếc vỏ gối có thêu hoạ tiết hoặc đính đá, cườm,… bạn không nên dùng bàn chải để làm sạch bề mặt. Việc vò mạnh cũng có thể làm giảm chất lượng sản phẩm. Do đó, với những chiếc áo gối như vậy, bạn cần ngâm lâu hơn và giặt tay nhẹ nhàng, tránh vắt mạnh để không làm ảnh hưởng đến hoạ tiết. Ngoài ra, tốt nhất là bạn không nên phơi kiểu áo gối này ngoài nắng gắt vì sẽ làm phai màu chỉ.
2.2. Giặt ruột gối
2.2.1. Giặt ruột gối bằng tay
Giặt ruột gối bằng tay là cách làm đơn giản nhưng hiệu quả. Giặt như vậy sẽ giúp làm sạch vết bẩn kỹ hơn nhưng đổi lại là tốn thời gian và công sức. Để giặt ruột gối bằng tay, bạn cần thực hiện những bước sau:
- Pha loãng bột giặt với nước nóng rồi ngâm ruột gối vào trong khoảng 10 phút. Nước nóng có tác dụng làm sạch nhanh vết bẩn cũng như góp phần diệt bớt vi khuẩn.
- Tiếp tục dùng bàn chải chà nhẹ nhàng lên các mặt của ruột gối, không được quá mạnh tay vì rất dễ làm ruột gối ngày càng bị giảm tuổi thọ.
- Sau khi giặt xong rồi thì mọi người xả ruột gối với nước nhiều lần cho sạch bột giặt, có thể dùng nước xả vải để quá trình này diễn ra nhanh hơn.
- Phơi ruột gối dưới trời nắng để diệt vi khuẩn. Một mẹo nhỏ là bạn có thể bọc khăn giấy xung quanh ruột gối để hạn chế các vết ố vàng.
2.2.2. Giặt ruột gối bằng máy
Việc nhà luôn khiến cho chúng ta trở nên bận rộn hơn bên cạnh những công việc bên ngoài để tạo ra nguồn thu nhập. Lúc này, máy giặt trở thành một “chiếc phao” cứu bạn thoát khỏi công việc giặt giũ vốn tốn nhiều thời gian và công sức. Tất nhiên, bạn cũng có thể tận dụng máy giặt để rút ngắn quá trình giặt ruột gối tựa lưng sofa:
- Việc đầu tiên khi muốn giặt ruột gối luôn là ngâm nó trong khoảng 30 phút.
- Đối với máy giặt, bạn nên chọn chế độ giặt nhẹ để đảm bảo khi chiếc gối được lấy ra không bị hỏng kết cấu bên trong.
- Sau khi cho máy giặt ruột gối được nửa thời gian, hãy tự đặt cho bản thân một báo thức rằng phải bấm tạm dừng rồi đổi mặt cho ruột gối. Làm như vậy thì cả chiếc gối mới được làm sạch tối đa.
- Ánh nắng mặt trời có thể khiến làn da bạn bị ảnh hưởng, tuy nhiên nó lại rất thích hợp để phơi những chiếc ruột gối mới vừa giặt. Ngoài tác dụng làm khô thì ánh nắng còn có thể diệt nấm mốc và vi khuẩn.
3. Những điều khiến gối tựa lưng sofa nhanh bị hỏng
3.1. Ngó lơ nhãn mác
Hầu hết những chiếc gối tựa lưng sofa có thương hiệu đều đi kèm nhãn mác. Khi nhìn vào những nhãn mác này, bạn sẽ biết được chất liệu cũng như cách giặt gối. Mặc dù nhà sản xuất đã rất tâm lý như vậy, nhưng mọi người thường ít chú tâm đến nhãn mác. Chính vì vậy mà đôi lúc chúng ta giặt sản phẩm sai quy cách. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ cũng như tuổi thọ của những chiếc gối.
3.2. Không chú tâm đến việc vệ sinh
Gối tựa lưng sofa không giống với những chiếc gối thường được sử dụng trong phòng ngủ. Điều này dẫn đến một thực tế là nó rất ít khi được chú ý về khâu làm sạch. Những chiếc gối nằm ở đó từ ngày này qua tháng nọ và là nơi cư ngụ của rất nhiều vi khuẩn. Cho đến lúc bạn chợt nhớ ra chúng cũng cần được vệ sinh thì đã quá muộn.
3.3. Giặt chung áo và ruột gối
Giặt chung áo và ruột gối cùng một lúc là cách giúp tiết kiệm thời gian. Nhưng liệu đó có phải là việc làm đúng đắn? Tất nhiên là không rồi. Vì áo gối và ruột gối tuy nằm chung trong cùng một sản phẩm nhưng lại có cách làm sạch khác nhau. Nếu giặt chung chúng với nhau sẽ không làm sạch vết bẩn tối đa.
4. Khi nào nên thay mới gối tựa lưng sofa?
Mỗi chiếc gối tựa lưng đến từ những thương hiệu khác nhau sẽ có thời gian sử dụng khác nhau. Chính vì vậy việc thay gối khi nào thường tùy vào quyết định của gia chủ chứ không hoàn toàn dựa trên tuổi thọ sản phẩm. Có những trường hợp chiếc gối đến từ thương hiệu nổi tiếng và vẫn đang sử dụng tốt. Tuy nhiên, bất chợt bạn cảm thấy không thích hoa văn trên vỏ gối nữa. Đây chính là lúc bạn suy nghĩ về việc đổi một cái khác để bản thân hài lòng hơn.
5. Thắc mắc xoay quanh việc giặt gối tựa lưng sofa
5.1. Có nên sử dụng thuốc tẩy để giặt gối?
Thuốc tẩy giống như “thần dược” cho những bộ quần áo hay đồ đạc bị ố bẩn và tối màu do sử dụng lâu dài. Nhưng bạn biết không, việc sử dụng thuốc tẩy để giặt gối tựa lưng sofa là hành động không nên. Lý do đơn giản là vì thuốc tẩy là hoá chất, mà hoá chất thì rất dễ làm ảnh hưởng đến vải. Thay vào đó, bạn chỉ cần giặt gối với chất tẩy rửa nhẹ như bột giặt sẽ lý tưởng hơn.
5.2. Làm khô gối tựa lưng sofa bằng máy sấy được không?
Tốt hơn hết, chúng ta không nên cho gối sau khi giặt vào máy sấy. Cùng là làm khô bằng nhiệt độ, nhưng ánh nắng mặt trời sẽ an toàn hơn cho vải của gối. Nhiệt độ cao bên trong máy sấy có thể khiến vải áo gối và phần ruột bị ảnh hưởng. Vì vậy, hãy cứ để gối khô tự nhiên mà không cần đến máy sấy.
5.3. Giặt gối tựa lưng làm từ bông gòn cần chú ý gì?
Gối tựa lưng sofa được làm từ nhiều chất liệu, trong đó nếu để bình chọn về độ êm ái thì gối bông gòn sẽ là ứng cử viên sáng giá cho vị trí đầu bảng. Sau một thời gian tận hưởng sự dễ chịu mà chiếc gối mang lại, bạn cũng sẽ phải giặt sạch nó. Nhưng kiểu gối này lại khó giặt theo cách thông thường được. Nếu giặt, sợi bông gòn sẽ bị mất độ đàn hồi và hệ quả là không còn bồng bềnh, êm ái như lúc ban đầu.
Giải pháp tốt nhất lúc này có lẽ là chỉ nên giặt vỏ gối, ruột gối thì mang đi phơi dưới ánh nắng mặt trời. Trong lúc làm sạch ruột gối, đừng quên đập mạnh nó vào tay để bụi bẩn thoát ra ngoài.
>> Xem thêm:
- Bật mí những mẫu gối Sofa được ưa chuộng nhất trong năm 2023
- Cách chọn gối vuông trang trí cho sofa phòng khách
- Gợi ý 13+ mẫu ghế Sofa giường gỗ đa năng, bền, đẹp
Mục đích cuối cùng của việc giặt gối tựa lưng sofa vẫn sẽ là để bảo vệ sức khoẻ mỗi người. Do đó, bạn cần phải giặt chúng thường xuyên để đảm bảo loại bỏ hết những vi khuẩn cũng như bụi bẩn.