Sức khỏe giấc ngủ

Digital detox – Cai nghiện kỹ thuật số là gì?

CẬP NHẬT 05/08/2022 | BỞI Hương Lăng

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta đang bị chi phối bởi một “thế lực” đại diện cho nền văn minh mang tên “kỹ thuật số” thì cũng là lúc càng nhiều người bị cảm thấy phụ thuộc, mệt mỏi và quá tải. Đã đến lúc bạn cần “digital detox” bằng cách cắt giảm thời gian dành cho những thiết bị công nghệ. Vậy digital detox – Cai nghiện kỹ thuật số là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu digital detox
Tìm hiểu digital detox

1. Digital detox là gì?

Digital detox – Cai nghiện kỹ thuật số chỉ một khoảng thời gian mà một người phải kiềm chế không sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính, máy tính bảng và các trang mạng xã hội.

“Detoxing” – cai nghiện những thiết bị điện tử như một cách tập trung vào tương tác xã hội thực để giúp bạn không bị phân tâm. Bằng cách “kiêng” sử dụng thiết bị điện tử, hoặc cắt giảm thời gian xuống, chúng ta đã có thể loại bỏ những căng thẳng bắt nguồn từ việc kết nối công nghệ, kỹ thuật số liên tục.

2. Lý do bạn nên cai nghiện kỹ thuật số?

Đối với nhiều người, việc được kết nối với thế giới công nghệ, kỹ thuật số đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống. Theo một nghiên cứu của Công ty Nielsen, trung bình người trưởng thành ở Mỹ sẽ dành khoảng 11 tiếng mỗi ngày để nghe, xem, đọc và tương tác trên phương tiện truyền thông đại chúng.

Trong một cuộc thăm dò được tổ chức bởi Common Sense Media, 50% thanh thiếu niên cho biết họ cảm thấy “nghiện thiết bị di động, lượng lớn 78% bạn trẻ nói rằng họ cần kiểm tra thiết bị này hàng giờ”. Sự phụ thuộc vào các thiết bị này khiến nhiều người trở nên quá tải và căng thẳng cho cuộc sống.

Thậm chí, nhiều chuyên gia tin rằng, việc lạm dụng thiết bị này còn dẫn đến các rắc rối về thể chất, tâm lý và xã hội. Vậy các nghiên cứu nói gì?

2.1. Công nghệ có thể dẫn đến sự căng thẳng

Trong khi nhiều người chia sẻ rằng họ không thể sống thiếu thiết bị công nghệ, những nghiên cứu và khảo sát đã phát hiện ra việc sử dụng thiết bị công nghệ còn dẫn đến căng thẳng.

Tại một cuộc khảo sát hàng năm về căng thẳng ở Mỹ của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, có đến ⅕ người trưởng thành ở Mỹ (khoảng 18%) nói rằng việc sử dụng công nghệ là nguồn căng thẳng đáng kể trong cuộc sống của họ. Đối với nhiều người, chính việc kết nối kỹ thuật số ngày càng hiện hữu khi họ phải liên tục kiểm tra email, tin nhắn và trang mạng xã hội đã chiếm phần lớn sự căng thẳng.

Ngoài ra, một nghiên cứu được thực hiện bởi nhà nghiên cứu Thụy Điển phát hiện rằng việc sử dụng công nghệ quá mức ở thanh niên sẽ dẫn đến rối loạn giấc ngủ, triệu chứng trầm cảm và gia tăng mức độ căng thẳng.

Sự phụ thuộc vào thiết bị điện tử có thể khiến bạn căng thẳng
Sự phụ thuộc vào thiết bị điện tử có thể khiến bạn căng thẳng

2.2. Thiết bị công nghệ có thể làm gián đoạn giấc ngủ

Những dẫn chứng cũng cho thấy việc sử dụng thiết bị quá mức, nhất là trước khi ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng giấc ngủ. Một nghiên cứu cho thấy trẻ em sử dụng thiết bị điện tử sát giờ đi ngủ sẽ có có giấc ngủ ngắn và tệ hơn rất nhiều.

Các nhà nghiên cứu khoa học cũng phát hiện việc dùng mạng xã hội trên giường sẽ tác động xấu đến giấc ngủ và tâm trạng. Theo đó, nghiên cứu đã chỉ ra 70% người tham gia kiểm tra mạng xã hội ở trên giường, với 15% dành cả giờ hoặc hơn cho các trang mạng xã hội. Kết quả cho thấy việc sử dụng mạng xã hội ở trên giường vào ban đêm sẽ làm tăng khả năng lo âu, mất ngủ, đồng thời rút ngắn thời gian ngủ.

Thiết bị điện tử và sự hấp dẫn trang mạng xã hội
Thiết bị điện tử và sự hấp dẫn trang mạng xã hội khiến bạn mất ngủ

2.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Sự Phát Triển Của Trẻ đã chỉ ra việc sử dụng công nghệ hàng ngày quá mức sẽ liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc vấn đề về tâm thần ở lứa thanh niên. Thời gian sử dụng các thiết bị công nghệ càng nhiều sẽ liên kết đến gia tăng triệu chứng của ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý) và rối loạn hành vi cũng như khả năng tự điều chỉnh kém hơn.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Pennsylvania cũng công bố nghiên cứu thử nghiệm đầu tiên liên kết đến việc sử dụng trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Snapchat với việc làm giảm sức khỏe tinh thần và thể xác. Kết quả là việc hạn chế sử dụng mạng xã hội đã làm giảm triệu chứng trầm cảm và cô đơn.

2.4. Ảnh hưởng đến sự cân bằng của cuộc sống

Cảm giác luôn được kết nối có thể khiến bạn khó lòng tạo ra ranh giới giữa cuộc sống gia đình và công việc. Ngay cả khi đang ở nhà hoặc trong kỳ nghỉ, bạn có thể vẫn kiểm tra email, trả lời tin nhắn từ đồng nghiệp hoặc đăng nhập vào tài khoản mạng xã hội của mình.

Trong một nghiên cứu được công bố ở trên tạp chí Nghiên cứu Ứng dụng về chất lượng cuộc sống, các nhà nghiên cứu phát hiện ra việc sử dụng công nghệ đóng vai trò trong việc xác định sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của một cá nhân.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc sử dụng Internet và công nghệ di động sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng toàn diện trong công việc, căng thẳng trong công việc và cảm thấy làm việc quá sức. Do đó, việc thực hiện cai nghiện kỹ thuật số sẽ giúp bạn thiết lập được sự công bằng giữa công việc và cuộc sống, giảm sự căng thẳng hơn.

Công nghệ khiến cuộc sống của bạn bị mất cân bằng
Công nghệ khiến cuộc sống của bạn bị mất cân bằng

2.5. “So sánh xã hội” khiến bạn khó hài lòng

Nếu bạn dành thời gian ở trên mạng xã hội, có lẽ bạn đã thấy mình đang so sánh cuộc sống của mình với bạn bè, hay cả những người hoàn toàn xa lạ và người nổi tiếng. Bạn có thể thấy mình đang nghĩ rằng mọi người dường như có một cuộc sống đầy đủ hơn, giàu hơn và thú vị hơn từ các bài đăng trên Facebook, Instagram.

Nhưng, so sánh có thể là kẻ trộm niềm vui. Tách mình khỏi những mối quan hệ xã hội có thể là cách tốt nhất để tập trung vào những gì quan trọng trong cuộc sống và không phải so sánh bản thân với người khác.

2.6. Kết nối công nghệ có thể khiến bạn cảm thấy như mình đang bỏ lỡ

Sợ bỏ lỡ hay còn được gọi là FOMO – Đây là nỗi sợ rằng bạn đang bỏ lỡ những trải nghiệm mà người khác đang có. Kết nối liên tục có thể nuôi dưỡng nỗi sợ hãi này. Mỗi khi bạn nhìn thấy một hình ảnh được sắp xếp hoặc bài đăng về cuộc sống của người khác, điều đó có thể khiến bạn cảm thấy như thể cuộc sống của bạn kém thú vị hơn.

FOMO cũng có thể khiến bạn liên tục kiểm tra thiết bị của mình vì sợ rằng đang bỏ lỡ hoặc một tin nhắn hay bài đăng quan trọng.

Kết nối thiết bị liên tục khiến bạn cảm thấy mình bị bỏ lỡ
Kết nối liên tục với thiết bị khiến bạn cảm thấy mình bị bỏ lỡ

3. Những lợi ích từ việc tạm ngưng sử dụng công nghệ

Thực hiện digital detox là cách tuyệt vời để bạn xem xét liệu công nghệ có đang cản trở cuộc sống của mình hay không? Kết quả của việc tắt hết thiết bị công nghệ mang đến những lợi ích bao gồm:

3.1. Tập trung hơn

Những âm thanh, thông báo bật lên trên thiết bị điện tử rất dễ khiến bạn phân tâm. Trong quá trình digital detox, bộ não của bạn sẽ tập trung tốt hơn vào các công việc hiện tại.

Không sử dụng thiết bị điện tử giúp bạn tập trung hơn trong giờ làm việc
Không sử dụng thiết bị điện tử giúp bạn tập trung hơn trong giờ làm việc

3.2. Giảm căng thẳng

Đối với một số người, quá nhiều thông tin có thể gây ra những căng thẳng. Đặc biệt, những người thường xuyên lướt mạng xã hội và xem tin tức mà một khi họ giảm mức tiêu thụ tin tức và bắt đầu làm việc khác, họ sẽ cảm thấy bình tĩnh và bớt lo lắng nhiều hơn.

3.3. Tương tác xã hội tốt hơn

Loại bỏ sự phân tâm vào thế giới ảo sẽ tạo ra nhiều cơ hội để bạn chú ý đến những người xung quanh. Ví dụ, nếu không có thiết bị điện tử, vào buổi tối bạn sẽ dành thời gian để tương tác và kết nối hơn với các thành trong gia đình.

Tương tác xã hội trở nên tốt hơn
Digital detox giúp tương tác xã hội của bạn trở nên tốt hơn

4. Dấu hiệu cho thấy bạn cần cai nghiện kỹ thuật số?

  • Bạn sẽ cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng nếu không tìm thấy chiếc điện thoại của mình.
  • Bạn buộc phải kiểm tra điện thoại của mình vài phút một lần.
  • Bạn cảm thấy chán nản, lo lắng hoặc tức giận sau khi dành thời gian ở trên mạng xã hội.
  • Bạn bận tâm đến những lượt thích, nhận xét hoặc lượt chia sẻ các bài đăng trên xã hội của mình
  • Bạn sợ rằng bản thân mình sẽ bỏ lỡ điều gì đó nếu bạn không tiếp tục kiểm tra thiết bị của mình
  • Bạn thường xuyên thấy mình thức khuya hoặc dậy sớm để chơi điện thoại
  • Bạn khó tập trung vào một việc mà không phải kiểm tra điện thoại

4. Cách digital detox để có cuộc sống chất lượng hơn

4.1. Tắt chế độ tự động cập nhật tương tác

Những tin nhắn báo cập nhật mới từ Facebook, Zalo, Instagram và email liên tục nhấp nháy trên màn hình điện thoại sẽ khiến bạn mất tập trung khi đang làm việc. Dĩ nhiên rằng bạn sẽ cầm điện thoại lên xuống để kiểm tra xem những gì đang diễn ra.

Do đó, bạn sẽ không thể dành trọn tâm sức để suy nghĩ đến công việc cần hoàn tất. Do đó, hãy tắt chế độ này đi và chỉ cập nhật tình hình khi bạn đã hoàn thành xong công việc.

4.2. Sử dụng giấy bút để ghi chép

Trong những cuộc họp hay những buổi brainstorm tìm ý tưởng, thay vì sử dụng điện thoại để ghi chép lại những thông tin, bạn có thể sử dụng giấy bút. Khi bấm điện thoại, bạn sẽ rất dễ tiện tay bấm vào những ứng dụng khác không cần thiết cho công việc như đọc báo, lướt mạng xã hội…

Rèn luyện thói quen sử dụng giấy bút để ghi chép
Rèn luyện thói quen sử dụng giấy bút để ghi chép

4.3. Đeo đồng hồ

Nếu bạn vẫn có thói quen xem thời gian bằng điện thoại thì nên thay đổi, hãy chuyển sang đeo đồng hồ để cập nhật giờ giấc. Việc càng ít tiếp xúc với điện thoại sẽ làm bạn càng hạn chế nguy cơ bị cám dỗ bởi sẽ vào mạng xã hội, kiểm tra email, đọc báo…

4.4 “Cai nghiện” mạng xã hội

Các trang mạng xã hội như Facebook Instagram, Tiktok sẽ giúp chúng ta kết nối với gia đình, người thân. Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian lướt mạng xã hội thì nên học cách kiềm chế bản thân, lên thời gian biểu vào mạng xã hội vào một số thời điểm cố định trong ngày.

Trong danh sách bạn bè, nếu có ai thường xuyên chia sẻ những điều khiến bạn khó chịu, gây ra cảm xúc tiêu cực hãy ngừng theo dõi người đó. Bạn sẽ không thể quản lý những thông tin người khác đang, nhưng bạn hoàn toàn có quyền kiểm soát chúng khi làm ảnh hưởng đến tinh thần và suy nghĩ của mình.

4. 5. Điện thoại không được nằm trên bàn ăn

Bạn không nên có sự hiện diện của những chiếc điện thoại ở trên bàn ăn, ngay cả khi bạn chỉ để yên ở đó và không làm gì cả. Bộ não của bạn vẫn sẽ vô thức chờ màn hình sáng lên và hậu quả là không tập trung vào việc ăn uống. Tệ hơn nữa, việc cứ liếc mắt nhìn vào điện thoại còn khiến bạn xao nhãng cuộc trò chuyện với người đang ăn cùng mình.

4.6. Không mang điện thoại lên giường

Chúng ta vẫn thường có thói quen xem điện thoại trước giờ đi ngủ, tuy nhiên điều đó sẽ khiến bạn bị sa đà vào việc đọc báo, lướt Facebook, xem phim rồi ngủ muộn hơn so với giờ ngủ bình thường.

Ngoài ra, ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị sẽ đánh lừa não bộ rằng hiện vẫn đang là ban ngày. Do đó, hệ thần kinh không thể thả lỏng để chìm vào trạng thái ngủ. Do đó, nếu bạn đang dùng điện thoại làm đồng hồ báo thức để bên cạnh giường thì nên sửa thói quen này và lựa chọn ngay cho mình một chiếc đồng hồ báo thức.

Đọc sách ở trên giường thay vì sử dụng điện thoại
Đọc sách ở trên giường thay vì sử dụng điện thoại

4.7. Giấu điện thoại đi

Bước đầu, nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc rời điện thoại khi làm những việc cần sự tập trung thì hãy cho nó vào ngăn tủ. Chẳng hạn như đang làm việc, dành thời gian cho gia đình hay đơn giản là muốn đi ngủ.

4.8. Tích cực tham gia hoạt động không thể cầm điện thoại

Hãy thường xuyên luyện tập thể thao, tập gym, yoga hay ngồi trong lớp học đòi hỏi sự tập trung và không dùng điện thoại. Khi bạn càng có nhiều hoạt động như thế này trong ngày thì thói quen sử dụng điện thoại sẽ giảm dần. Đây không chỉ là phương pháp detox digital mà còn là phương pháp tiết kiệm thời gian rất khôn ngoan và hữu ích.

5. Một số ý tưởng mà bạn có thể cân nhắc khi digital detox

Có một số điều bạn có thể làm để đảm bảo rằng quá trình cai nghiện kỹ thuật số của mình thành công hơn:

  • Hãy cho bạn bè và gia đình biết rằng mình đang cai nghiện kỹ thuật số để nhờ họ giúp đỡ và hỗ trợ.
  • Xóa các ứng dụng mạng xã hội khỏi điện thoại để giảm bớt sự cám dỗ.
  • Thử bước ra khỏi nhà và đi ăn tối với bạn bè hoặc đi dạo khi bạn có ham muốn sử dụng điện thoại.
  • Viết nhật ký để theo dõi tiến trình và viết ra suy nghĩ của bạn về trải nghiệm này.

Trên đây là những thông tin về digital detox – cai nghiện kỹ thuật số mà Vua Nệm muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích. Chúc bạn có một cuộc sống thật trọn vẹn!

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng