Làm thế nào để không nghiến răng khi ngủ?

CẬP NHẬT 16/09/2022 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Banner Black Friday

Chứng nghiến răng khi ngủ không chỉ ảnh hưởng đến hàm răng của bạn mà còn gây ra tiếng động khiến người nằm cạnh khó chịu. Nó xảy ra khi các cơ cổ họng thư giãn vào ban đêm và chặn đường hô hấp, làm gián đoạn hơi thở. Sau đây là 7 điều có thể giúp bạn có được giấc ngủ ngon hơn và hàm răng khỏe mạnh hơn. 

1. Chứng nghiến răng khi ngủ là gì?

nghiến răng khi ngủ
Có khá nhiều người (8-31% dân số nói chung) nghiến răng khi ngủ

Thực tế, có rất nhiều người có thói quen ngủ nghiến răng. Hiện tượng này không chỉ gây khó chịu, phiền phức cho người nằm cạnh mà nó còn khiến cho răng và hàm của bệnh ngủ nghiến răng bị tổn thương nghiêm trọng. 

Đây là tình trạng cắn, nghiến răng khi ngủ có nguyên nhân đến từ sự rối loạn vận động trong giấc ngủ. Nói một cách cụ thể, người bị nghiến răng khi ngủ hai hàm răng của họ sẽ bị ghì siết lại một cách vô thức.

Lực nghiến mạnh này tạo ra áp lực lên răng, tạo ra âm thanh nghe ken két rất khó chịu. Các nghiên cứu cho thấy, người bị nghiến răng khi ngủ còn thường mắc thêm các vấn đề khác như ngủ ngáy, ngưng thở khi ngut. 

Một số dấu hiệu gây ra chứng nghiến răng khi ngủ: 

nghiến răng khi ngủ
Người bị nghiến răng khi ngủ còn thường mắc thêm các vấn đề khác
  • Răng, hàm bị xiết, cắn chặt khi ngủ, đồng thời phát ra âm thanh ken két khiến người nằm cạnh thức giấc
  • Bị tổn thương, đau nhức trong má do nhai
  • Giấc ngủ bị gián đoạn, ngủ đủ giấc nhưng vẫn thấy mệt, buồn ngủ
  • Đau đầu ê ẩm
  • Có cảm giác đau nhức tai 
  • Răng có dấu hiệu sứt mẻ, mòn nứt hoặc lung lay
  • Mất men răng, để lộ các lớp răng bên trong
  • Răng thương đau, nhạy cảm hơn bình thường
  • Cơ hàm kém linh hoạt
  • Hàm bị đóng chặt, khó mơ ra đóng lại
  •  Đau nhức hàm đi kèm cổ hoặc mặt

Lý do một người nghiến răng khi ngủ có thể khác nhau. Các yếu tố tâm lý và di truyền, vị trí của răng trên liên quan đến răng dưới hoặc một số loại thuốc nhất định có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nói về hậu quả tiêu cực thì có rất nhiều.

Ví dụ như răng của bạn có thể trở nên nhạy cảm hơn và bắt đầu mòn, các cơ hàm có thể bị đau và bạn cũng có thể bị đau đầu. Đây là lý do tại sao cần tìm ra nguyên nhân để khắc phục triệu chứng đó.

2. Cách ngủ hết nghiến như thế nào?

2.1. Tránh thức uống có cồn và caffeine

Biện pháp rất đơn giản đầu tiên bạn để hạn chế nghiến răng khi ngủ mà bạn có thể thực hiện là thay đổi chế độ ăn uống. Những gì chúng ta ăn ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh trong đời sống của chúng ta – và răng không phải là một ngoại lệ.

hạn chế đồ uống có cồn và caffein
Nên hạn chế đồ uống có cồn và caffein vào chiều tối

Caffein là một chất kích thích nổi tiếng mà tất cả chúng ta đều sử dụng khi cần thiết. Nhưng bạn nên cố gắng cắt giảm cà phê, rượu và đồ uống tăng lực vì chúng chứa lượng caffein cao. Nếu bạn thường xuyên uống những thứ này, bạn sẽ bị kích thích và hoạt động suốt một ngày. Nó cũng làm bạn khó thư giãn hơn khi đi ngủ.

Cũng như vậy đối với rượu, nhưng rượu làm cho cơ thể bạn có phản ứng khác. Rượu có thể làm tăng thời gian ngủ của bạn nhưng nó cũng có khả năng làm cho giấc ngủ của bạn trở nên bồn chồn và kém sâu hơn. Việc nghiến răng sẽ trở nên tồi tệ hơn.

2.2 Cách ngủ hết nghiến răng bằng cách thăm khám bác sĩ

Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây ra tình trang nghiến răng khi ngủ cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng này đối với sức khỏe bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Lúc này, các yếu tố cần kiểm tra là: 

cơ hàm đau nhức
Mức độ đau nhức ở các cơ hàm của người bệnh

Tình trạng răng của người bệnh, họ có bị mất răng, vỡ răng hay hư men răng hay không

Kiểm tra tổn thường xương bên dưới và bên trong má của người bệnh 

Kiểm tra những rối loạn khác có thể gây ra chứng đau hàm, mất răng, đau tai và các tình trạng sức khỏe khác. 

Dựa trên những thông tin này, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Phổ biến nhất là người bệnh sẽ được yêu cầu sử dụng một dụng cụ bảo vệ hàm hay còn gọi là máng chống nghiến răng khi ngủ. Dụng cụ này được làm bằng vật liệu mềm hoặc acrylic cứng. Thiết kế này có nhiệm vụ giữa răng tách nhau và tránh khỏi những tổn thương do lực nghiến.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ thực hiện việc chỉnh nha để chỉnh sửa những hư hại trên răng do chứng ngủ nghiến này gây ra.

2.3. Cách ngủ hết nghiến răng bằng nẹp và miếng dán

Nẹp khớp cắn
Nẹp khớp cắn là một dụng cụ khá phổ biến để cải thiện chứng ngủ nghiến răng.

Nẹp khớp cắn là một dụng cụ khá phổ biến để cải thiện chứng ngủ nghiến răng. Đât là một miếng đệm, khi sử dụng, nó sẽ ặt ngay giữa 2 hàm ngăn cho chúng nghiến vào nhau,  bảo vệ răng không hư hại và giữ cho quai hàm luôn trong trạng thái thả lỏng.

Dụng cụ này cũng rất dễ tìm dễ mua, bạn có thể mua được tại bất kỳ tiệm thuốc nào hoặc đặt làm riêng tại nha khoa để phù hợp với kích thước hàm của mình. 

Nẹp răng có nhiều kích thước với độ dày mỏng khác nhau, giúp bạn dễ dàng tìm được sản phẩm phù hợp với hàm của mình. Kinh nghiệm là bạn nên mua chất liệu mềm hơn để luôn cảm thấy thoải mái khi đeo.

2.4. Cách ngủ hết nghiến răng bằng cách niềng

Niềng răng là một trong những thủ thuật khác để loại bỏ chứng nghiến răng khi ngủ. Phương pháp này giúp định hình lại bề mặt cắn trên răng, phù hợp với những bệnh nhân gặp tình trạng răng mọc lệch, khấp khiểng và chen chúc. Bên cạnh đó, nếu cấu trúc hàm của bạn quá khó để niềng răng thì bạn có thể hỏi nha sỹ về phương pháp làm phẫu thuật tạo hình răng. 

Niềng răng hỗ trợ điều trị chứng nghiến răng
Niềng răng hỗ trợ điều trị chứng nghiến răng khi ngủ hiệu quả

2.5. Cách ngủ hết nghiến răng bằng cách tiêm botox

Tiêm botox có thể hoàn toàn hỗ trợ giảm chứng nghiến răng và giảm đau. Khi áp dụng biện pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm botox về cơ cắn. Cơ này có nhiệm điều khiên hàm di chuyển.

Tuy nhiên, botox sẽ không thể chữa trị dứt điểm chứng nghiến răng. Nó chỉ hỗ trợ giảm tuần suất nghiees răng từ giúp giảm các cơn đau đầu, thư giãn cơ cắn. Bạn vẫn nên có biện pháp chữa trị lâu dài. 

Mỗi lần thực hiện chỉ có tác dụng trong vòng từ 3 – 4 tháng sau đó nên bạn cần phải đi tiêm lại để duy trì hiệu quả. Đây là một trong những cách hiệu quả để làm thế nào hết nghiến răng khi ngủ.

Tiêm botox giảm nghiến răng
Tiêm botox có thể hoàn toàn hỗ trợ giảm chứng nghiến răng và giảm đau.

2.6. Cách ngủ hết nghiến răng bằng phản hồi sinh học

Phản hồi sinh học (biofeedback) là một kỹ thuật giúp con người nhận thức và loại bỏ được một hành vi nào đó. Với phương pháp điều trị biofeedback, các chuyên gia sẽ giúp người bệnh thoát khỏi chứng nghiến răng khi ngủ thông qua các phản hồi thị giác, thính giác hoặc rung tạo ra từ điện tử cơ về cách kiểm soát chuyển động của các cơ ở vùng hàm.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý thời điểm hiện tại, những nghiên cứu về hiệu quả của biện pháp này còn khá hạn chế.

2.7. Giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày

Căng thẳng là một nguyên nhân phổ biến gây ra nghiến răng – nó làm cho bạn lo lắng ban ngày và bồn chồn vào ban đêm. Trước tiên, bạn nên suy nghĩ về những gì làm cho cuộc sống của bạn căng thẳng (con người, sự vật và các sự kiện) và sau đó đưa ra biện pháp có hiệu quả để loại bỏ những thứ đó. Tất cả chúng ta đều có các biện pháp giảm stress khác nhau, như : tìm lời khuyên, tập thể dục và thiền định…

căng thẳng
Căng thẳng là một nguyên nhân phổ biến gây ra nghiến răng

Bạn cũng có thể sửa lịch làm việc và cố gắng đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày. Đừng quên một chế độ ăn uống lành mạnh –bỏ qua thức ăn nhanh, đồ uống có ga và nhiều loại kẹo gây sâu răng. Bổ sung trái cây tươi, rau, các loại hạt và quả mọng đều tốt cho cả bạn và răng của bạn.

2.8. Ngừng nhai những thứ không phải là thức ăn

Đây là một thói quen mà nhiều người trong chúng ta thường có khi thơ ấu, nhưng một số người lớn vẫn làm điều đó trong cuộc sống trưởng thành của họ. Nhai bút chì, hoặc bất kỳ loại phi thực phẩm nào mang vi khuẩn vào trong miệng và làm rối loạn hoạt động miệng bình thường của bạn. Thói quen này liên quan trực tiếp đến nghiến răng khi ngủ và sự nhai không kiểm soát.

Nếu bạn không thể hoàn toàn ngừng nhai những thứ khác nhau trong khi không ăn, hãy thử lừa não bằng cách thay đổi đồ ăn như nhai kẹo cao su, kẹo bạc hà hoặc một bữa ăn nhẹ lành mạnh với lượng nhỏ.

2.9. Cách ngủ hết nghiến răng bằng bài tập cho cơ hàm và lưỡi

Đây là những bài tập tác động lên phần cơ lưỡi và hàm, giúp thư giãn phần cơ hàm – mặt của bản. Ngoài ra, nó còn giúp duy trì sự khỏe mạnh giữa mối liên kết giữa xương hàm và các cơ. Để có được phương pháp luyện tập phù hợp, bạn nên tham khảo lời khuyên của các chuyên gia.

Dưới đây là 1 bài tập cơ hàm và lưỡi đơn giản: 

  • Há to miệng sao phần phần lưỡi chạm vào tăng cửa. Đông tác này giúp cho cơ hàm của bạn được thả lỏng. 
  • Phát âm chữ “N” sao cho hàm trên và dưới không chạm vào nhau. 

Bài tập này sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng nghiến răng khi ngủ hiệu qủa. 

uống rượu trước khi ngủ
Hạn chế sử dụng thức uống chứa caffeine và cồn.

2.10. Bổ sung canxi và magie trong chế độ ăn uống giúp hạn chế nghiến răng khi ngủ

bổ sung thực phẩm chứa canxi
Chứng nghiến răng khi ngủ của bạn cũng có thể có nghĩa là bạn đang thiếu một số chất nhất định.

Chứng nghiến răng khi ngủ cũng có thể có nghĩa là bạn đang thiếu một số chất nhất định. Chắc chắn, trước tiên bạn nên thực hiện một số xét nghiệm và xem có phải bạn đang thiếu chất không. Không tự kê đơn vitamin và chất bổ sung cho chính mình.

Nếu bạn đang thiếu chất, chẳng hạn thiếu canxi,kali và magiê của bạn quá thấp, hãy bắt đầu bổ sung. Những yếu tố này rất quan trọng đối với chức năng cơ và hệ thần kinh. Nếu bạn bị chuột rút về đêm, các chất bổ sung này sẽ giúp ích cho bạn.

2.11. Thư giãn đúng cách trước khi đi ngủ

Nếu chứng nghiến răng khi ngủ là vấn đề của bạn, nhiệm vụ đầu tiên là bạn nên thư giãn trước khi đi ngủ. Bạn càng bình tĩnh và thoải mái trước khi ngủ, thì giấc ngủ ngon, không nghiến răng, sẽ đến dễ dàng.

để tâm trạng được thoải mái khi ngủ
Hãy để tâm trạng được thoải mái khi ngủ

Cũng giống như với việc giảm stress, những điều thư giãn khác nhau phù hợp với từng người khác nhau. Hãy thử uống trà thảo mộc nhẹ nhàng trước khi đi ngủ (ví dụ như hoa cúc). Ngoài ra, hãy thử xoa bóp cổ, vai và mặt. Điều đó chắc chắn sẽ giúp tâm trí và cơ thể bạn thư giãn….

2.12. Các cách ngủ dậy không nghiến răng khác

Bên cạnh đó, hãy tham khảo thêm 1 số biện pháp hạn chế nghiến răng khi ngủ sau:

  • Thường xuyên trò chuyện, tâm sự với bạn bè, người thân để giảm mức độ căng thẳng 
uống rượu trước khi ngủ
Hạn chế sử dụng thức uống chứa caffeine và cồn.
  • Bổ sung trong thực đơn ăn uống hoặc thực phẩm chức năng chất canxi và magie vì khi cơ thể thiếu 2 chất này, có thể ảnh hưởng đến cơ và hệ thần kinh, gây ra hiện tượng nghiến răng khi ngủ. 
  • Hạn chế sử dụng thức uống chứa caffeine và cồn. Bởi vì caffeine sẽ gây khó khăn trong việc vào giấc trong khi rượu sẽ làm cho giấc ngủ không sâu và dễ gây nghiến răng. 
  • Biện pháp đơn giản nhất là thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp ích cho cơ thể hơn là dùng nhiều thức ăn nhanh, bánh kẹo và đồ uống có gas.
  • Tắm nước nóng hay mát xa trước khi đi ngủ chẳng hạn xoa bóp cổ, vai và mặt. 
  • Uống trà thảo mộc, ví dụ như trà hoa cúc, xoa bóp cổ, vai và mặt trước khi ngủ giúp tâm trí cùng với cả cơ thể được thư giãn và cảm thấy thoải mái hơn.
uống trà trước khi ngủ
Uống trà thảo mộc trước khi ngủ hạn chế nghiến răng

Đọc thêm: Bạn đã biết: 8 điều kỳ lạ xảy ra khi cơ thể chìm sâu vào giấc ngủ

Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/how-to-stop-grinding-teeth

 

 

 

 

 

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.