Chuyện quanh ta

Cổng tam quan là gì? Cổng tam quan có ý nghĩa gì trong kiến trúc văn hoá của người Việt

CẬP NHẬT 09/08/2023 | BỞI Minh Anh

Cổng tam quan đã trở thành hình ảnh quen thuộc tại những công trình như đền, chùa, miếu hay lăng mộ… Đặc biệt, kiến trúc này đóng vai trò quan trọng trong văn hoá của người dân Việt. Bài viết này sẽ giúp bạn có một lời giải đáp về ý nghĩa kiến trúc của cổng tam quan. Đừng bỏ lỡ nhé! 

1. Cổng tam quan là gì? 

Tam quan có nghĩa ba cửa, cổng tam quan là cổng được thiết kế với ba lối đi, đây là dạng kiến trúc đặc trưng có kết cấu có ba cửa ra vào, trong đó lối đi chính lớn nhất nằm ở giữa, còn hai lối đi phụ nhỏ hơn nằm ở hai bên. Ở giữa những lối đi của cổng tam quan sẽ được chia bởi các cây cột hay vách ngăn.

Vách cổng thường được xây dựng bằng gạch, đá hoặc có thể làm bằng gỗ. Hai vách phía trên lối đi hay bộ phận nối giữa hai cột gọi là trán cửa. Trên trán cửa thường ghi tên những công trình như tên đình, chùa hoặc có khi ghi tên công trình như tên đình, chùa hoặc có thể ghi tên riêng của cổng. 

cổng tam quan là gì
Tìm hiểu cổng tam quan là gì?

2. Các loại cổng tam quan

Hiện nay có hai loại kiến trúc cổng tam quan với các đặc điểm riêng biệt, đó là loại cổng có gác và loại cổng kiểu tứ trụ: 

Cổng có gác: Đặc điểm của loại cổng này là ở phía trên có gác và được thiết kế cho những cổng nhỏ, kiến trúc có thể có một, hai hoặc 3 tầng. Gác cổng thường được sử dụng để treo chuông, khánh hoặc trống cỡ  lớn để phục vụ các nghi lễ ở đền, chùa.

Cổng kiểu tứ trụ: Khác với loại cổng có gác, cổng kiểu tứ trụ gồm bốn cây cột, trong đó hai cây ở giữa cao hơn hai cây ở bên cạnh. Những cây cột này sẽ chia không gian cổng thành ba lối đi, phía trên nối liền với các trụ bằng những thanh xà chạm trổ tinh xảo dùng để làm trán cổng. Một số công trình trán cổng thiết kế thêm phần mái cong tạo nên một vẻ đẹp riêng biệt, mang sắc thái của dạng kiến trúc tâm linh truyền thống.

3. Ý nghĩa kiến trúc cổng tam quan ở trong văn hoá  người Việt

3.1. Theo quan niệm Phật giáo

Một ý nghĩa phổ biến nhất trong kiến trúc cổng tam quan là tượng trưng cho ba cách nhìn của Phật giáo, đó chính là hữu quan, không quan và trung quan. Trong đó, hữu quan là thể hiện cái sắc (giả), không quan biểu hiện cho cái không (vô thường), trung quan thể hiện sự trung dung giữa hai yếu tố sắc và không. 

Bên cạnh đó còn có một giả thuyết khác để lý giải từ ngữ này là mang ý niệm về tam giải thoát môn bao gồm cửa vô tác, vô tướng và vô không khi bước vào cõi niết bàn. Chỉ khi nào con hiểu hiểu hết được ý nghĩa của ba cửa này mới thoát khỏi những sân si, oán nhận, đau khổ để tìm thấy sự bình yên, an lạc ở trong tâm hồn. Ngoài ra, nó còn mang một ý nghĩa khác cổng dành cho Tam Bảo.

ý nghĩa cổng tam quan
Cổng tam quan có ý nghĩa rất đặc biệt theo quan niệm của Phật giáo

3.2. Ý nghĩa theo quan niệm vua chúa thời xưa

Vào thời vua chúa xa xưa, các công trình kiến trúc thường xây dựng cổng tam quan đó là bởi vì lối chính giữa dành cho vua, bên cửa tả dành cho quan văn còn bên cửa hữu dành cho quan võ. Vậy nên ở các cổng làng, hay những công trình đền, chùa, văn miếu, lăng mộ đều xây dựng kiểu cách cổng này để đón vua chúa vào thăm. Vào những ngày thường, cửa chính được đóng lại, chỉ mở hai cửa bên, chỉ trừ những dịp lễ lớn đón vua, chúa về thăm thì cửa chính mới được mở ra.  

3.3. Cổng Tam Quan trong đạo Cao Đài

Trong tôn giáo đạo cao Đài, cổng tam quan môn lầu được xuất ở khắp mọi nơi, điển hình nhất là tại các Toà thánh Tây Ninh. Chỉ riêng tại toà thành đã có tới tận 12 cổng tam quan. Mỗi cổng có thiết kế theo phong cách khác nhau. Các cổng này không có tên mà được đánh số theo thứ tự từ số 1 đến số 12, điểm đặc biệt là không có cổng số 5. Thay vào đó cổng chính được đặt tên là Cổng Chánh Môn.

Theo đạo Cao Đài, tam quan môn lầu sẽ đại diện cho ba chân lý tu hành của nhà Phật, bao gồm vô thường, vô ngã và khổ. Ai đã tu hành đắc đạo sẽ ngộ ta ba chân lý này là Thường, Vô Thường cũng là Thường, Vô Ngã cũng là Thường và Khổ cùng là Thường. Tất cả là vòng luân hồi.

4. Nguồn gốc cổng tam quan

Theo tìm hiểu, cổng tam quan xuất hiện từ thời Vua Chúa Việt Nam, cụ thể là Nho giáo. Vua lúc này đã ra lệnh cho các kiến trúc sư thiết kế và xây dựng các cổng có 3 lối đi dựa vào thuyết tam tai.

Ban đầu, cổng được thiết kế này chỉ dành riêng cho vị quan, vua chua nên cổng được đặt tên là tam quan. Cũng dựa theo lối kiến trúc này mà các chùa, miếu cũng bắt đầu xây dựng cổng tam quan để đón vua chúa ghé thăm.

Ở các miếu chùa thường không mở chửa chính mà thưởng mở hai cửa phụ. Cửa trái là lối đi vào, được khắc chữ “Thanh Long”, cửa phải là lối đi ra khắc chữ “Bạch hổ”. Khi ra vào chùa được gọi là nhập long và xuất hổ, nhằm mang phước đức từ chùa chiền về nhà.

nguồn gốc cổng Tam quan
​​Cổng tam quan có nguồn gốc từ rất lâu đời

5. Một số cổng tam quan tiêu biểu hiện nay

Nếu bạn cảm thấy hứng thú và muốn tìm hiểu nhiều hơn về cổng tam quan trong văn hoá người Việt xưa thì đừng bỏ qua các công trình tam quan môn lầu đặc sắc ở ngay dưới đây nhé: 

5.1. Cổng Tam Quan Rạch Giá

Khi đến với Rạch Giá (Kiên Giang), chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua cổng tam quan Châu Thành. Khắc với tam quan môn lầu thông thường, cổng tam quan này được thiết kế với kích thước lớn, đặt giữa lối lưu thông của phương tiện xe máy với kiến trúc mái vòm độc đáo và sơn màu hồng cách tân, hiện đại.

cổng tam quan tại rạch giá

Cổng tam quan tại Rạch Giá có thiết kế  đáo, có một không hai

5.2. Cổng Tam quan chùa Thiên Mụ

Trong số các tam quan môn nổi tiếng thì tam quan môn lầu ở chùa Thiên Mụ là công trình đặc sắc nhất. Cổng được xây dựng rất cổ kính, vách tường giữa những lối đi có điêu khắc trư vị thần linh. Điểm đặc biệt là ở trên gác, tại trán cổng sẽ bị che khuất bởi tấm mành màu đỏ. Theo cổ nhân truyền lại thì bên dưới lớp mành đó là một bức hoạ rồng uy nghiêm và hút hồn.

tam quan môn
Tam quan môn tại chùa Thiên Mụ vô cùng bí ẩn

5.3. Cổng tam quan ở Ninh Bình

Trong quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi chiếc cổng tam quan khổng lồ. Không chỉ sở hữu kích thước khổng lồ như bức tường thành vĩ đại, điểm đặc biệt của công trình là cổng được làm từ đá xanh nguyên khối khổng lồ. Hơn nữa, tuy gọi là tam quan môn lầu song chiếc cổng này có tận 5 lối đi, ba lối đi thông thường cùng hai lối đi phụ để lên tháp đài ở bên cạnh cổng.

Cổng tam quan ở Ninh Bình có kiến trúc rất đặc biệt
Cổng tam quan ở Ninh Bình có kiến trúc rất đặc biệt

Có thể nói cổng tam quan là nét văn hoá độc đáo, rất đặc sắc trong đời sống văn hoá, tôn giáo của người Việt. Và việc gìn giữ nét đẹp văn hoá để truyền lại cho thế hệ mai sau là trách nhiệm của mỗi người con Việt. 

>>>Đọc ngay:

Bài viết liên quan:

Avatar
Minh Anh