Phong Thủy

Tôn giáo là gì? Điểm danh các tôn giáo chính tại Việt Nam 

CẬP NHẬT 22/03/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Tôn giáo là một phần không thể thiếu trong hoạt động sinh hoạt của con người. Nó có từ rất sớm, tồn tại dưới hình thức đơn sơ nhất cho đến các tổ chức tôn giáo phức tạp nhất. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về tôn giáo là gì, nguồn gốc cũng như các tôn giáo chính tại Việt Nam nhé!

1. Tôn giáo là gì?

Tôn giáo là gì? Tôn giáo là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Latinh  “legere”, nghĩa là thu lượm thêm nguồn sức mạnh siêu nhiên. Tôn giáo không chỉ mang ý nghĩa về mặt tâm linh, mà từ xa xưa nó được các nhà cầm quyền xem như 1 công cụ để tăng thêm tính đoàn kết cộng đồng, dân tộc. 

thế giới quan tôn giáo là gì
Tôn giáo là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Latinh  “legere”

Chẳng hạn, đầu công nguyên thứ nhất, sau khi kito giáo, đế chế Roma yêu cầu xác lập 1 tôn giáo chung nhằm tăng tính đoàn kết cả dân tộc, đồng thời xóa bỏ tất cả các tôn giáo trước đó, để khi nhắc tới khái niệm “tôn giáo” (religion) thì có nghĩa là đạo Kito. Nhưng ngày nay, nhắc tới tôn giáo thì có thể hiểu là sự hội tụ của rất nhiều tín ngưỡng khác nhau trên thế giới.

Tại Việt Nam các tôn giáo chính chủ yếu là tín đồ Phật giáo (hơn 11 triệu người), Công giáo (gần 7 triệu người), Tin Lành (hơn 1 triệu người), Cao Đài (2,4 triệu người), Phật giáo Hòa Hảo (1,5 triệu người),

2. Một số thuật ngữ tương đồng với tôn giáo tại Việt Nam

Một số thuật ngữ tương đồng với tôn giáo được sử dụng tại Việt Nam là: 

  • Đạo: Từ này có nguồn gốc Hán Việt. Mặc dù được dùng với nghĩa tương đương với tôn giáo nhưng, đạo không phải là 1 từ dùng để chỉ tôn giáo. Nó có ý nghĩa là con đường, học thuyết. Ngoài ra, đạo cũng được sử dụng trong ngữ cảnh dạy ứng xử làm người như đạo hiếu, đạo vợ chồng, đạo thầy trò. Nếu sử dụng đạo để chỉ tôn giáo thì phải đặt tên tôn giáo đó sau đạo. Chẳng hạn: đạo Phật, đạo Kito,…
tín ngưỡng tôn giáo là gì
Đạo không phải là 1 từ dùng để chỉ tôn giáo
  • Giáo: Cũng là 1 từ Hán Việt. Từ này có ý nghĩa là tôn giáo khi đứng sau tên 1 tôn giáo cụ thể. Chẳng hạn: Phật giáo, Nho giáo, Kitô giáo… “Giáo” ở đây là giáo hóa, dạy bảo theo đạo lý của tôn giáo. Nhưng người ta không sử dụng từ giáo cho một số tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo…
  • Thờ: Đây là từ thuần việt, bao hàm 1 hành động biểu thị sự tôn kính, thờ phụng đấng siêu linh hoặc ông bà tổ tiên. Đồng thời, thờ còn được sử dụng với hàm nghĩa cách ứng xử phải đạo với bề trên như thờ vua, thờ cha mẹ, thờ thầy,… Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, thờ đi đôi với cúng, là một hành động dâng lễ vật cho các đấng siêu linh, người đã khuất hoặc cũng có nghĩ là đóng góp việc công ích, từ thiện. 

3. Lịch sử hình thành tôn giáo

3.1 Tôn giáo sơ khai (thời kỳ đồ đá cũ)

Bởi vì tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, gắn liền với sinh hoạt của 1 cộng đồng nên nó cũng phản ánh sự tự tồn tại của cộng đồng. Nghĩa là từ khi 1 cộng đồng được hình thành là lúc tôn giáo dần xuất hiện, len lỏi vào đời sống. Cùng với sự biến đổi của lịch sử con người thì tôn giáo cũng biến đổi theo. 

quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là gì
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, gắn liền với sinh hoạt của 1 cộng đồng

Các nhà khảo cổ học đã chứng minh được sự tồn tại của con người cách đây hàng triệu năm nhưng hầu hết đều thống nhất rằng chỉ khi con người hiện đại xuất hiện (giống người khôn ngoan homo sapiens) thì tổ chức xã hội và tôn giáo mới xuất hiện. Thời kỳ này cách đây khoảng 95 đến 35 ngàn năm. Hình thức tôn giáo sơ khai nhất là đạo Vật tổ (Tôtem), Ma thuật và Tang lễ… tương ứng với thời kỳ đồ đá cũ.

3.2 Tôn giáo thời kỳ đồ đá

Đến thời kỳ đồ đá giữa, xã hội con người đã có những bước phát triển nhất định, chuyển dần từ hình thức săn bắt hái lượm sang trồng trọt chăn nuôi.

Tôn giáo cũng biến đổi, phát triển xã hội với đặc điểm là thiêng liêng hóa các sự vật có lợi cho con người trong hoạt động sản xuất, trồng trọt như thần đất, thần sông, thần lúa,.. và tôn thờ các biểu tượng cho sự sinh sôi (thờ giống cái, thờ hình ảnh phụ nữ, phồn thực).

Các vị thần được sinh ra từ niềm tin của con người, gắn liền với văn hóa của 1 dân tộc, bộ tộc. Họ còn tồn tại chừng nào dân tộc tạo ra vị thần ấy còn tồn tại và khi dân tộc tiêu vong, các vị thần ấy không còn nữa.

Các vị thần
Các vị thần được sinh ra từ niềm tin của con người

3.3 Tôn giáo thời kỳ văn minh nông nghiệp 

Vào thời kỳ văn minh nông nghiệp, các đế chế lần lượt ra đời và thâu tóm lãnh thổ của nhiều quốc gia. Lúc này, nhu cầu thống nhất 1 tôn giáo cho 1 đế chế được coi là 1 việc thiết yếu.

Các tôn giáo như Phật, Nho giáo ở phương Đông hay Kito, Hồi ở Trung Đông, Châu Âu đã trở thành tôn giáo chính thống của những đế chế độ. Nhiều trong chúng vẫn lớn mạnh cho đến ngày nay. 

Bởi vì nội dung giáo lý của các tôn giáo này mang tính phổ quát, không gắn chặt với lý tưởng của một chế độ, quốc gia, không mang những nghi thức đại diện cho một cộng đồng, tộc người hay vùng miền dân tộc, nên sự bành trướng của chúng diễn ra rất thuận lợi và dễ dàng hòa hợp với nhiều dân tộc. 

Dù vậy, các tôn giáo đều bị lợi dụng 1 cách trực tiếp hay gián tiếp để phục vụ cho lợi ích của các đế chế trong việc thống trị và quản lý. 

Sự bành trướng tôn giáo kiểu như vậy diễn ra trong suốt thời kỳ văn minh nông nghiệp. Mặc dù vậy, vẫn tồn tại những mâu thuẫn giữa tôn giáo và chủ nghĩa dân tộc. Bản thân các tôn giáo vừa sống chung nhưng cũng vừa cạnh tranh, xung đột với nhau.

Không ít trường hợp, dưới sự hỗ trợ của các thế lực quân sự, chính trị, chiến tranh tôn giáo đã nổ ra. Điển hành là Hồi GiáoKito Giáo. Tại các nước phương Đông, các tôn giáo có xu hướng hòa hợp hơn, chúng chấp nhận tồn tại cùng nhau và hòa đồng với các tôn giáo bản địa. 

bản chất của tôn giáo là gì
Bản thân các tôn giáo vừa sống chung nhưng cũng vừa cạnh tranh

3.4 Tôn giáo thời kỳ cách mạng công nghiệp 

Sau sự ra đời của cách mạng công nghiệp, xã hội đòi hỏi phải có 1 tôn giáo năng động, đề cao tính tự do nên khó chấp hơn các tôn giáo có triết lý, giáo huấn quá hà khắc, phức tạp. Bên cạnh đó, tình trạng độc tôn của 1 tôn giáo dần không còn nữa, thay vào đó, xã hội chấp nhận sự đa dạng của nhiều hình thức tôn giáo.

Cũng từ đây, khái niệm tự do tôn giáo được ra đời, những yếu tố lỗi thời được hủy bỏ hoặc chính bản nó phải thay đổi để phù hợp với thời thại đại. Thương mại hóa được mở rộng, sự kết nối giữa các quốc gia trở nên mật thiết hơn, dân đến sự giao thoa, gặp gỡ giữa các tôn giáo, mọi người trở nên hiểu biết hơn về các tôn giáo khác và chấp nhận sự khác biệt này.

Nhưng cũng chính sự giao thoa này mà con người bắt đầu hoài nghi và lựa chọn tôn giáo mình tin tưởng. Chủ đề thánh thần được đem ra tranh luận, bàn cãi. 

3.4 Tôn giáo ngày nay

Ngày nay, khi mà xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, sự trỗi dậy của công nghiệp và những thành tựu của khoa học đang dần chi phối mọi lĩnh vực về kinh tế lẫn đời sống xã hội. Đồng thời trình độ hiểu biết, học vấn của con người ngày càng được trau dồi. Chúng khiến cho các tôn giáo có xu hướng trở nên thế tục hóa hơn.

khái niệm tôn giáo là gì
Trong nội bộ các tôn giáo cũng có sự chia rẽ lớn nhỏ.

Từ đây, xuất hiện các quan điểm mang tính trái chiều và dẫn đến sự chia rẽ tôn giáo một cách có tổ chức. Bên cạnh đó, các tôn giáo mới cũng xuất hiện, một số được chấp nhận, một số được đánh đồng như mê tín dị đoan, trục lợi tôn giáo. 

Bản thân các tôn giáo trong khu vực và tôn giáo trên thế giới cũng có những thay đổi khác trước: Số tín đồ tăng nhưng tín đồ thực tế giảm. Tức người ta theo đạo nhiều nhưng không tin đạo, không hành đạo. Một số người bỏ đạo để đi theo các tín giáo mới. Trong nội bộ các tôn giáo cũng có sự chia rẽ lớn nhỏ. 

XEM THÊM:

Như vậy, bài viết đã chia sẻ các thông tin liên quan tới chủ đề tôn giáo là gì. Hy vọng những kiến thức trên đây đã giúp thỏa mãn bộ óc tò mò của bạn rồi nhé!

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên