Chuyện quanh ta

Chùa Trấn Quốc – cổ tự linh thiêng giữa lòng thủ đô cổ kính

CẬP NHẬT 11/07/2023 | BỞI Minh Anh

Tọa lạc nơi mảnh đất kinh đô nghìn năm văn hiến, chùa Trấn Quốc từ lâu đã được xem là một địa điểm tham quan đầy thú vị, gắn liền với những sinh hoạt tín ngưỡng độc đáo và bề dày lịch sử – văn hóa của người dân đất Việt nói chung. Mời bạn cùng Vua Nệm tham quan chốn cổ tự linh thiêng nhất Hà Thành thông qua bài viết sau đây nhé!

1. Vài nét về chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc là một ngôi chùa cổ có tuổi đời xấp xỉ 1500 năm, tọa lạc ở phía Đông Hồ Tây, nay là số 46 Thanh Niên, phường Yên Thụ, quận Tây Hồ, Hà Nội. Cổ tự được xây dựng kiên cố trên một gò đất nổi, bao bọc xung quanh là làn nước hồ xanh biếc nên khi nhìn từ xa, nơi đây tựa hồ một hòn đảo nhỏ vô cùng xinh đẹp.

chùa trấn quốc ở đâu
Vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của chùa Trấn Quốc

Tương truyền, chùa Trấn Quốc đã từng là trung tâm Phật giáo quan trọng nhất của kinh thành Thăng Long xuyên suốt các thời đại Lý – Lê. Nơi đây theo đuổi hệ phái Bắc Tông, thờ Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni cùng Phật Bà Quan Âm. Ngoài ra, trong điện thờ còn có vị trí dâng lễ riêng dành cho Quan Bình, Chu Thương, Đức Ông và các thị giả danh tiếng.

du khách tham quan chùa trần quốc
Chùa Trấn Quốc thu hút đông đảo du khách đến hành hương lễ Phật

Năm 2021, Trần Quốc Tự với lối kiến trúc tuyệt mỹ cùng giá trị văn hóa – lịch sử lâu đời đã vinh dự được Daily Mail – một tờ báo có tiếng của Anh – bình chọn là một trong 16 ngôi chùa đẹp nhất hành tinh. Ngày nay, chùa Trấn Quốc không chỉ là một địa điểm tham quan thu hút du khách thập phương mà còn trở thành địa điểm cầu duyên linh thiêng nhất trên địa bàn thành phố. 

2. Một số cột mốc lịch sử gắn liền với chùa Trấn Quốc

Căn cứ theo những ghi chép trong sử liệu, chùa Trấn Quốc vốn được xây dựng vào thế kỷ thứ 6, tức thời Tiền Lý với tên gọi là chùa Khai Quốc. Đến năm 1440, Vua Lê Thái Tông đã quyết định đổi tên thành chùa An Quốc, qua đó gửi gắm hy vọng và niềm mong ước rằng quốc gia sẽ mãi an lạc, trường tồn.

tên gọi chùa trấn quốc
Tên gọi chùa Trấn Quốc bắt nguồn từ thời vua Lê Hy Tông

Sau gần 2 thế kỷ tồn tại, năm 1615, ngôi chùa cổ lần đầu tiên được di dời theo lệnh của Vua Lê Kính Tông, dựng lại trên vị trí cũ của điện Hàn Nguyên và cung Thúy Hoa – hai công trình cũ còn sót lại của triều đại nhà Trần. Năm 1639, chúa Trịnh tiếp tục ban chiếu chỉ yêu cầu tu sửa lại toàn bộ phần cổng tam quan, đồng thời thiết kế thêm 2 hàng lang tả – hữu.

 Trong những năm trị vì đầu tiên của Nhà Nguyễn, quy mô của chùa Trấn Quốc dần dần được tôn tạo và mở rộng. Số lượng tượng Phật và chuông chùa cũng tăng lên đáng kể. Đặc biệt, vua Minh Mạng khi ngự giá tại đây đã quyết định ban cho chùa 20 lạng bạc để tu sửa lại. Đến năm 1842, nơi này lại được vua Thiệu Trị ban thêm một khoản hiện kim lớn và đổi tên thành Trấn Bắc.

Trên thực tế, người dân Hà Thành vẫn quen gọi nơi đây là chùa Quốc Tự. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, ngôi chùa vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, khiến những du khách ghé thăm mảnh đất văn hiến không thể ngó lơ.

3. Khung giờ hoạt động và giá vé tham quan chùa Trấn Quốc

Du khách có thể tham quan chùa Quốc Trần vào tất cả các ngày trong tuần, bắt đầu từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Riêng đối với mùng 1 và ngày rằm, thời gian đón khách sẽ được nới ra thêm, trong khoảng từ 6h – 20h cùng ngày. Đặc biệt, chùa sẽ mở cửa suốt đêm giao thừa nhằm tạo điều kiện cho Phật tử tề tựu đến đây, cùng nhau cầu nguyện và đón chào năm mới. 

giá vé tham quan chùa trấn quốc
Giá vé vào cổng chùa Quốc Trấn là 5000/lượt

4. Nên tham quan chùa Trấn Quốc vào thời điểm nào?

Được xem là ngôi chùa linh thiêng nhất Hà Nội, không khó hiểu khi chùa Quốc Trấn luôn tấp nập Phật tử và khách du lịch gần xa. Trong đó, mùng 1 đầu tháng, ngày rằm và Lễ, Tết chính là những ngày đông đúc nhất.

Do đó, nếu không có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, bạn có thể cân nhắc ghé thăm Trấn Quốc Tự vào những ngày thường, khi đó sẽ yên tĩnh và vắng vẻ hơn. Trường hợp muốn check in hay vãn cảnh thì buổi sáng sớm sẽ là thời điểm không thể nào lý tưởng hơn. 

5. Cách thức di chuyển đến chùa Trấn Quốc

Để đến được chùa Trấn Quốc, du khách có thể sử dụng các phương tiện cá nhân thông dụng như xe máy, ô tô hoặc các dịch vụ đón xe công nghệ như Be, Gojek hay Grab. Do chùa chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 4km nên nhìn chung, đường xá khá dễ đi và chỉ mất chưa đầy 20 phút.

cách di chuyển đến chùa trấn quốc
Chùa Quốc Trấn có bãi đỗ xe miễn phí dành cho khách tham quan

Ngoài ra, xe buýt cũng là một gợi ý hay ho dành cho những ai muốn ngắm cảnh phố phường thủ đô nhộn nhịp. 2 tuyến xe có trạm dừng gần chùa Quốc Trấn nhất là số 33 và 50. Sau khi xuống xe, du khách chỉ cần đi bộ thêm vài trăm mét là đến nơi.

6. Nét độc đáo của cấu trúc khuôn viên chùa Trấn Quốc

Mặc cho nhiều lần trùng tu và mở rộng, chùa Trấn Quốc gần như vẫn giữ được nguyên vẹn dấu ấn nguyên bản, ghi điểm với lối kiến trúc thuần Phật giáo ấn tượng, hài hòa. Cổ tự có dạng như hình chữ công, với 3 phần chính là: Tiền Đường, Tiền Đường và Nhà Thiêu Hương. Bên cạnh đó, tổng thể công trình còn ‘hớp hồn’ du khách bởi những điểm nhấn sau:

6.1 Bảo Tháp và Cửu phẩm liên hoa

Tòa Bảo Tháp ở chùa Trấn Quốc được xây dựng từ năm 1998 – 2003, bao gồm 11 tầng và tọa lạc trên diện tích khoảng 10.5 mét vuông. Đây cũng là nơi lưu giữ bức tượng Phật A Di Đà khắc từ đá quý cùng hơn 60 pho tượng giá trị khác. Nổi bật trên đỉnh tháp là đóa sen 9 tầng (hay Cửu phẩm liên hoa) đang nở rộ, đại diện cho dấu ấn mỹ thuật tinh xảo của ngôi chùa.

Bảo Tháp và Cửu phẩm liên hoa chùa trấn quốc
Bảo Tháp và Cửu phẩm liên hoa khiến du khách không thể rời mắt

6.2 Nhà Tiền Đường

Nhà Tiền Đường là địa điểm lễ Phật nổi tiếng trong quần thể, nằm ở phía Tây của chùa, trước mặt nhà Tam Đảo cùng Thượng Điện lẫn Nhà Thiêu Hương. Bên cạnh các tượng Quan Công và Phật tổ đúc bằng đồng, nơi đây còn lưu giữ pho tượng Phật Thích Ca Nhập Niết bằng gỗ đẹp nhất cả nước. 

6.3 Thượng Điện

Kế bên Nhà Tiền Đường chính là khu vực Thượng Điện được chế tác cầu kỳ từ gỗ khói, lợp mái ngói tạo hình vảy cá đỏ hết sức uy nghiêm. Sau lưng Thượng Điện đặt một gác chuông 3 gian lớn, nằm chính giữa Nhà thờ tổ và Nhà bia. 

thượng điện chùa trấn quốc
Chùa Quốc Tự hiện đang bảo tồn nhiều cổ vật có giá trị lịch sử quan trọng

6.4 Cây bồ đề

Sau khi chiêm ngưỡng quần thể kiến trúc đặc sắc trong khuôn viên nhà chùa, du khách đừng quên tham quan gốc cây bồ đề – một biểu tượng độc nhất tại Trấn Quốc Tự. Được biết, gốc cây này được chiết trực tiếp từ Đại bồ đề Đạo Tràng – nơi mà Đức Phật Thích Ca đã ngồi hành đạo và đạt đến sự giác ngộ. Một số nguồn tin còn cho rằng cây bồ đề tại chùa vốn dĩ là một nhánh của cây gốc ở Bodh Gaya, Ấn Độ.

Cây bồ đề gần 60 năm tuổi ở chùa Trấn Quốc
Cây bồ đề gần 60 năm tuổi ở chùa Trấn Quốc

7. Một số điểm lưu trú gần chùa Trấn Quốc

Để thuận tiện nhất cho việc đi lại và các hoạt động tham quan, du khách nên ưu tiên lựa chọn các điểm lưu trú nằm trên địa bàn quận Ba Đình hoặc quận Tây Hồ. Đây đều là các khu vực giáp trung tâm nên tập trung rất nhiều nhà nghỉ, khách sạn và homestay chất lượng.

Một số gợi ý dành cho du khách bao gồm:

– The Autumn Homestay ở số 30A Trúc Lạc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình. Giá phòng dao động từ 375.000 đêm

– The Royal Hotel ở số 60 Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ. Giá phòng dao động từ 600.000/đêm

The Hanoi Club Hotel & Residences ở số 76 Yên Phụ, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ. Giá phòng dao động từ 1.600.000/đêm

– Pan Pacific Hanoi ở số 1 Thanh Niên, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình. Giá phòng dao động từ 2.900.000/đêm

Với những giá trị văn hóa, lịch sử và mỹ thuật tiêu biểu, chùa Trấn Quốc sẽ là một điểm đến đầy hứa hẹn dành cho du khách trong hành trình khám phá vẻ đẹp bất tận của thủ đô. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc bài viết của Vua Nệm!

>>>ĐỪNG BỎ LỠ:

Bài viết liên quan:

Avatar
Minh Anh