Chăn len và các ưu, khuyết điểm cần biết trước khi chọn mua

CẬP NHẬT 06/09/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm Team

Len là loại vật liệu giữ ấm tốt vào mùa lạnh nên chúng được vận dụng để sản xuất các sản phẩm phục vụ chống rét đại loại như áo, nón, chăn mền, khăn quàng,… Nhờ vào tính chất đó mà chăn len được nhiều người sử dụng khi thời tiết ngả về đông. Nhưng không chỉ để giữ ấm chăn làm từ len còn có nhiều lợi ích khác, cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết bên dưới nhé.

1. Xuất xứ, nguồn gốc của vải len

Vải len là chất liệu được sử dụng phổ biến trong các ngành nghề dệt may như thời trang và chăn ga gối nệm. Tuy nhiên ít ai biết loại vải này xuất hiện rất sớm từ thời đồ đá, khi mà con người chưa phát triển toàn diện.

Người xưa từ lâu đã biết sử dụng lông thú để làm các tấm vải giữ ấm vào mùa đông. Vào năm 4000 TCN người Babylon còn chế tạo ra được quần áo bằng len nhưng vì khoa học kỹ thuật chưa phát triển nên lúc bấy giờ những sản phẩm làm từ len còn thô sơ.

Sau này người ta chăn nuôi cừu để lấy lông, sản xuất ra nhiều mặt hàng len cung cấp cho thị trường. Úc là nước hiện nay đang đứng đầu với sản lượng cừu lấy lông lên đến khoảng 1 tỷ con, theo sau đó là Argentine, Mỹ và New Zealand.

nguồn gốc vải len
Úc là nước có sản lượng lông cừu đứng đầu hiện nay

Không chỉ có cừu mà nhiều động vật được con người lấy lông để phục vụ cho ngành may mặc như dê, thỏ, lạc đà,… Người ta thường sử dụng các sản phẩm từ lông thú để giữ ấm cơ thể vào mùa đông lạnh giá.

2. Các ưu và nhược điểm của chăn len

2.1. Ưu điểm của len khi ứng dụng làm chăn mền

  • Tính cách nhiệt tốt, tạo cảm giác ấm áp:

Những sản phẩm được làm từ len nói chung và chăn len nói riêng đều có tính cách nhiệt cao. Chính điều này mà chúng có thể giữ cho luồng không khí lạnh bên ngoài không xâm nhập vào cơ thể từ đó tạo cảm giác ấm áp cho người sử dụng. Ngoài ra len cũng có khả năng thoát ẩm tốt nên làn da được cân bằng độ ẩm ở mức ổn định, mang đến cảm giác thoải mái.

  • Bền bỉ, sử dụng lâu dài:

Có xuất xứ từ nguyên vật liệu thiên nhiên nên những chiếc chăn len có độ bền cao. Dù bạn có giặt sản phẩm nhiều lần đi chăng nữa thì len vẫn không bị suy giảm chất lượng là mấy. Chúng có thể bị giãn ra sau mỗi lần vệ sinh, giặt sấy nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng vì các sợi len sẽ nhanh chóng trở về hình dáng ban đầu khi được phơi khô.

vải len có tốt không
Các sản phẩm làm từ len có độ bền cao, sử dụng được thời gian dài
  • Bề mặt vải mềm mịn:

Những chiếc chăn được làm từ lông thú có bề mặt mềm mịn hơn hẳn những loại vải thông thường và bạn dễ dàng cảm nhận ra sự khác biệt đó. Chăn len mang lại cảm giác êm ái, thoải mái từ đó giúp người dùng có được giấc ngủ ngon hơn.

  • Khả năng chống bám bụi tốt:

Tính chất chống bám bụi của lông cừu đã đem đến cho những sản phẩm len khả năng tuyệt vời này. Nhờ vậy người dùng không phải mất quá nhiều thời gian hay công sức cho việc vệ sinh chăn thường xuyên. Ở một vài loại chăn lông cừu cao cấp đôi khi nhà sản xuất còn khuyến cáo không nên giặt giũ chăn quá nhiều lần.

  • Chất vải ít nhăn:

Đây là một trong những ưu điểm nổi bật của vải len, kết cấu dày dặn, mềm mại giúp chúng không bị nhăn. Nhờ thế bạn có thể tiết kiệm thời gian ủi quần áo khi đi ra ngoài.

2.2. Nhược điểm của chăn len

  • Dễ bung sợi vải:

Do kết cấu của sợi len khá rời rạc, kích thước dày giờ đây đã biến thành điểm yếu của chúng. Chỉ cần một sợi len đứt là có thể kéo theo những sợi liền kề tuột ra ngoài, điều này dễ thấy ở các sản phẩm được đan bằng tay.

có nên dùng vải len
Kết nối giữa các sợi len khá dễ đứt, kéo theo nhiều đoạn len tuột theo
  • Dễ hút âm:

Đây là loại chất liệu có khả năng chứa nước cao, nó rất dễ hút ẩm và khi bị ướt trọng lượng sẽ tăng cao khiến cho việc giặt giũ hay phơi khô trở nên khó khăn.

3. Các loại vải len được sử dụng nhiều trong sản xuất chăn ga gối nệm

3.1. Chăn len từ lông cừu 

Trong tất cả các loại len lấy từ động vật thì len lông cừu có chất lượng cao nhất. Loại vải này được lấy từ những con cừu qua 1 lần thay lông, ưu điểm nổi trội của chúng là mềm mại, bền chắc cùng độ đàn hồi và giữ ấm tốt.

Chất liệu lông cừu nguyên chất thường không nhuộm theo công nghiệp mà sử dụng các phương pháp thủ công nên màu sắc có thể không đồng đều tuyệt đối nhưng đem lại sự đa dạng. Chăn lông cừu có độ bền bỉ hơn gấp 5 lần so với các loại vải nhân tạo hay pha tạp.

chăn len từ lông cừu 
Chăn lông cừu có tính bền bỉ cao, cao hơn gấp 5 lần so với các loại vải nhân tạo

3.2. Chăn len từ lông dê Cashmere

Loại len này khá hiếm vì chúng được lấy từ lông tơ của loài dê Cashmere sinh sống tại vùng núi Himalaya. Hơn thế nữa quá trình tách lông được làm từ bàn tay lão luyện của những người thợ theo phương pháp thủ công. Quá trình lấy lông, chế tác phức tạp cùng sản lượng hiếm hoi mỗi năm nên giá thành của loại len này rất đắt.

Xét về độ giữ ấm thì loại len này có khả năng vượt trội so với len nhân tạo, cụ thể là gấp 10 lần. Các tấm chăn được làm từ lông dê Cashmere sở hữu trọng lượng siêu nhẹ, độ bền bỉ cao chính vì thế mà bạn có thể sử dụng chúng trong một thời gian dài.

3.3. Chăn len từ lông lạc đà Alpaca

Lạc đà Alpaca thuộc giống động vật đến từ Nam Mỹ, loại lông này có cấu trúc khá giống với lông cừu tuy nhiên chúng sở hữu trọng lượng nhẹ hơn. Chăn len được làm từ lông lạc đà Alpaca có khả năng giữ ấm và độ bền cao qua thời gian.

chăn len từ lông lạc đà
Chăn lông từ lạc đà Alpaca có khả năng giữ ấm cao và độ bền tốt

3.4. Chăn len cotton

Cotton là loại vải có nhiều tính chất tương tự với len, đại loại như giữ ấm, cách nhiệt, cách điện, hút ẩm,… Sự kết hợp giữa len và vải cotton mang đến nhiều ưu điểm cho sản phẩm. Cotton làm cho len trở thành lành tính hơn, đây sẽ là giải pháp an toàn đối với những làn da nhạy cảm với lông động vật. Những tấm chăn được làm từ loại chất liệu này có giá thành phải chăng, dễ mua, dễ sử dụng.

3.5. Chăn len từ sợi tổng hợp

Chăn len từ sợi tổng hợp rất phổ biến hiện nay vì giá thành rẻ, dễ dàng tiếp cận đối với hầu hết mọi đối tượng khách hàng. Tuy nhiên loại vải len từ sợi tổng hợp có vài khuyết điểm như giữ ấm kém hơn sản phẩm từ lông thú, tuổi thọ kém hay dễ đổ lông sau vài lần giặt giũ.

chăn len từ sợi tổng hợp
Chăn từ sợi tổng hợp có giá thành rẻ nên rất được ưa chuộng hiện nay

3.6. Chăn len từ lông thỏ Angora

Những sợi lông thỏ Angora sở hữu tính chất mềm mại, mỏng nhẹ, bông xốp nhưng độ bền lại không được cao nên loại len này thường phải kết hợp với nhiều sợi vải khác để cho ra thành phẩm hoàn chỉnh. Chúng khá hiếm trên thị trường và được ít người sử dụng.

4. Cách bảo quản chăn len đúng cách

Dưới đây là một số mẹo bảo quản chăn len, vải len hiệu quả, không làm giảm chất lượng sản phẩm:

  • Vỗ/đập vào bề mặt sản phẩm để loại bỏ những bụi bẩn bám trên vải
  • Tận dụng giấm hòa tan cùng nước giặt để giữ màu tốt hơn cho sản phẩm, tránh sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh khi giặt giũ len
  • Tránh để mồ hôi và mùi cơ thể bám trực tiếp vào chăn như thế len có thể bị giảm chất lượng
  • Không ngâm len lâu trong nước và bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát
  • Trải phơi chăn đều, theo hướng nằm ngang để chăn mau khô và tránh hiện tượng chảy len, biến đổi hình dạng
  • Không sử dụng nước nóng để giặt những vật dụng làm bằng len
  • Một số mẹo để loại bỏ chỗ lông xù: dùng dao cạo, dao lam, mặt nhám bọt biển hay dao tỉa lông mày để chỉnh lại phần xù lông không mong muốn
sử dụng chăn len
Hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản chăn len đúng cách

Chăn len là một trong những sản phẩm khá phổ biến đối với những vùng có thời tiết lạnh. Các loại chăn lông mang đến sự ấm áp, thoải mái cho một giấc ngủ ngon, không chỉ vậy các sản phẩm được làm từ len cũng sở hữu nhiều đặc điểm vượt trội hơn hẳn các chất liệu vải thông thường. Biết được những đặc điểm của chúng bạn sẽ dễ dàng chọn mua được sản phẩm thích hợp với nhu cầu bản thân.

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM