Sức khỏe giấc ngủ

Cách để hết nghẹt mũi khi ngủ ngay lập tức giúp bạn ngủ ngon giấc

CẬP NHẬT 10/09/2022 | BỞI Hương Lăng

Một giấc ngủ ngon được ví như “thần dược” giúp chúng ta luôn khỏe khoắn và thoải mái. Tuy vậy không phải lúc nào chúng ta cũng có thể ngon giấc, đặc biệt là khi gặp các vấn đề liên quan đến hô hấp, kèm theo đó là các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi. Vậy làm thế nào để cải thiện triệu chứng này? Trong bài viết sau đây, Vua Nệm sẽ hướng dẫn bạn cách để hết nghẹt mũi khi ngủ nhanh chóng, cùng theo dõi nhé!

Cách để hết nghẹt mũi khi ngủ
Cách để hết nghẹt mũi khi ngủ

1. Nguyên nhân gây nghẹt mũi

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi khó chịu khiến bạn ngủ không yên giấc như:

  • Dị ứng thời tiết: Vào mùa lạnh, chúng ta dễ bị cảm lạnh, mũi phải gia tăng chất nhầy để đẩy vi rút ra ngoài. Hoặc khi không khí khô, mũi cùng sẽ sản sinh ra nhiều chất nhầy để giữ ẩm. Cũng vì vậy mà chúng ta sẽ bị nghẹt mũi.
  • Viêm xoang: Các hốc xoang bị nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công, lúc này mũi sẽ tiết ra dịch nhầy dẫn đến tình trạng nghẹt mũi. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm xoang mãn tính, rất dễ khiến bạn mất ngủ lâu dài.
  • Polyp mũi: Đây là tình trạng có khối u mềm phát triển trên niêm mạc mũi, nguyên nhân là do viêm mũi kéo dài.
  • Dị ứng phấn hoa, lông thú cưng, khói bụi: Khi bị dị ứng tình trạng nghẹt mũi cũng sẽ diễn ra và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

2. Cách để hết nghẹt mũi khi ngủ nhanh chóng

2.1. Vệ sinh khoang mũi bằng nước muối

Vệ sinh khoang mũi bằng nước muối không chỉ giúp chúng ta đẩy các chất nhầy ra ngoài mà còn giúp loại bỏ các vi khuẩn và làm dịu niêm mạc mũi. Vậy nên hãy rửa mũi thường xuyên để bảo vệ sức khoẻ nhé.

Cách vệ sinh mũi bằng nước muối vô cùng đơn giản. Bạn có thể mua sẵn nước muối sinh lý ở các hiệu thuốc, hoặc tự pha nước muối với tỷ lệ 2 thìa muối với 2 cốc nước đun sôi để nguội. Khi vệ sinh, bạn nghiêng đầu một bên khoảng 45 độ rồi xịt nước muối vào mũi (hướng lên trên) để nước muối chảy sang bên còn lại và ra ngoài. Thực hiện tương tự với bên mũi còn lại.

Vệ sinh khoang mũi là cách để hết nghẹt mũi khi ngủ
Vệ sinh khoang mũi là cách để hết nghẹt mũi khi ngủ

2.2. Xông hơi với tinh dầu tràm trà giảm nghẹt mũi hiệu quả

Trong tinh dầu tràm trà có các hoạt chất kháng khuẩn và chống viêm, từ đó giảm tình trạng sưng và giảm nghẹt mũi. Trước khi đi ngủ, bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào máy khuếch tán tinh dầu. Sau đó bạn có thể mát xa vùng mũi, cố gắng hít thở sâu, đồng thời dùng tay ấn vào đáy mũi để giúp lưu thông khí tốt hơn.

tinh dầu tràm trà
Trong tinh dầu tràm trà có các hoạt chất kháng khuẩn và chống viêm giảm sưng và nghẹt mũi

Nếu không có máy khuếch tán tinh dầu, bạn có thể xông hơi bằng cách cho tinh dầu vào một chén nước nóng. Sau đó dùng khăn trùm kín đầu và xông trong khoảng 10 phút. Đừng quên giữ khoảng cách an toàn giữa nước và da để không bị bỏng bạn nhé.

Bên cạnh tinh dầu tràm, bạn cũng có thể chọn tinh dầu bạc hà, chanh sả hay khuynh diệp để thay thế.

Đừng bỏ lỡ: 5 thông tin quan trọng cần nắm khi sử dụng tinh dầu tràm

2.3. Kê cao gối khi ngủ

Tình trạng nghẹt mũi sẽ được cải thiện nếu bạn kê đầu và cổ thành một góc 15 độ so với giường đấy. Bởi lúc này cách chất nhầy sẽ chảy xuống cổ họng theo trọng lực thay vì ứ đọng ở xoang mũi. Vậy nên nếu đã làm đủ mọi cách mà vẫn nghẹt mũi khó chịu thì hãy thử phương pháp này nhé.

Hơn nữa, bạn cũng nên lưu ý khi chọn gối ngủ. Một chiếc gối phù hợp sẽ giúp bạn ngủ ngon và hạn chế tình trạng đau vai gáy. Một số loại gối đang được người dùng ưa chuộng bạn có thể tham khảo như gối cao su Liên Á Contour, hoặc gối cao su Gummi Cookie.

Kê cao gối khi ngủ giảm tình trạng nghẹt mũi
Kê cao gối khi ngủ giảm tình trạng nghẹt mũi

2.4. Mát xa vùng gần mũi

Mát xa cũng là phương pháp trị nghẹt mũi hiệu quả đấy nhé! Dưới đây là những điểm bạn có thể mát xa để thông mũi.

Đầu tiên, bạn có thể mát xa xoang mũi bằng cách dùng ngón trỏ và ngón giữa xoa nhẹ nhàng lên hai bên cánh mũi khoảng 1 – 2 phút. Một lát sau bạn sẽ thấy mũi được khai thông và thở dễ dàng hơn đấy.

Thứ hai, bạn có thể mát xa điểm giữa hai cung lông mày. Thực hiện động tác này khoảng 1 phút sẽ giúp điều chỉnh áp lực trong xoang trán, ngăn tình trạng khô niêm mạc mũi, từ đó giảm nghẹt mũi hiệu quả.

Thứ ba, bạn có thể mát xa điểm giữa mũi và môi khoảng 2 – 3 phút để giảm nghẹt mũi nhanh chóng. Bởi động tác này có thể giảm sưng các mao mạch, giúp đường thở thông thoáng và dễ chịu hơn.

2.5. Cách để hết nghẹt mũi khi ngủ bằng trà nóng

Uống trà nóng cũng là một cách để hết nghẹt mũi khi ngủ hiệu quả. Bạn có thể pha một ly trà nóng, thêm chút mật ong và chanh để làm ấm cơ thể. Hơn nữa, trà còn có tác dụng chống viêm, xoa dịu các triệu chứng khó chịu khác do cảm mạo gây ra.

Uống trà nóng cũng là một cách để hết nghẹt mũi khi ngủ hiệu quả
Uống trà nóng cũng là một cách để hết nghẹt mũi khi ngủ hiệu quả

2.6. Cách để hết nghẹt mũi khi ngủ bằng khăn ấm

Nhiệt từ khăn ấm sẽ giúp chất nhầy hóa lỏng nhanh hơn, từ đó giúp bạn dễ thở hơn. Với cách này, bạn có thể dùng một chiếc khăn sạch rồi nhúng vào nước ấm. Sau đó vắt ráo nước rồi đắp lên mũi. Bạn có thể nằm thư giãn chờ đến khi khăn nguội. Thực hiện tương tự khoảng 3 đến 4 lần, tình trạng nghẹt mũi sẽ giảm đi rất nhiều đấy.

2.7. Cách để hết nghẹt mũi khi ngủ bằng tỏi

Tỏi không chỉ là gia vị mà còn là dược liệu trị các bệnh về đường hô hấp hiệu quả. Bởi trong tỏi có chứa allicin và scordinin có thể giúp thông mũi, đẩy các chất nhầy ra ngoài.

Bạn có thể trị nghẹt mũi bằng tỏi bằng cách trộn mật ong với tỏi rồi ăn. Hoặc ăn các món ăn có tỏi như tôm hấp tỏi, rau xào tỏi, thịt nướng bơ tỏi,…

2.8. Dùng máy tạo độ ẩm

Máy tạo độ ẩm có thể làm không khí bớt khô. Từ đó làm loãng các chất nhầy tích tụ và làm dịu các mô mũi. Chúng ta có thể dùng máy tạo độ ẩm khi dùng điều hoà hoặc khi thời tiết hanh khô. Tuy nhiên nhớ nằm tránh gió nhé, nếu không sẽ rất dễ bị cảm nặng hơn đấy.

2.9. Nằm ngửa khi ngủ

Khi bị nghẹt mũi thì bạn nên nằm ngửa, hạn chế nằm nghiêng vì như vậy chất nhầy sẽ chảy sang bên còn lại khiến tình trạng nghẹt mũi càng thêm khó chịu.

Khi bị nghẹt mũi thì bạn nên nằm ngửa 
Khi bị nghẹt mũi thì bạn nên nằm ngửa

2.10. Cách để hết nghẹt mũi khi ngủ bằng: Uống nhiều nước

Khi bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, việc bổ sung nước là điều vô cùng cần thiết để tăng cường trao đổi chất và làm loãng các chất nhầy. Bên cạnh nước lọc, bạn có thể bổ sung nước bằng cách uống nước ép hoa quả, trà thảo mộc,… nhé.

2.11. Tắm bằng nước ấm trước khi ngủ

Khi tắm bằng nước ấm, hơi nước sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng nghẹt mũi, thông mũi nhanh chóng để dễ ngủ hơn. Hơi nước nóng sẽ hóa lỏng các chất nhầy và đẩy chúng ra ngoài. Bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu vào bồn tắm để tăng hiệu quả nhé.

2.12. Tạo không gian phòng ngủ thông thoáng

Một không gian thoáng khí chắc chắn sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Bạn có thể điểm thêm một vài chậu cây nhỏ trong phòng để tạo không gian thông thoáng. Đừng quên giữ ánh sáng ở mức dễ chịu để ngủ ngon hơn nhé.

2.13. Không để thú cưng trong phòng

Một trong những tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất đó là lông chó mèo. Vậy nên để tránh nghẹt mũi do dị ứng, bạn cần đảm bảo phòng ngủ sạch sẽ và không có lông thú cưng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh các tác nhân gây dị ứng khác như phấn hoa, khói thuốc,…

Một trong những tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất đó là lông chó mèo
Một trong những tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất đó là lông chó mèo

Mời bạn đọc ngay: Viêm mũi ở trẻ – những điều cha mẹ nên biết

Trên đây là những cách để hết nghẹt mũi khi ngủ Vua Nệm đã tổng hợp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Tuy vậy, nghẹt mũi là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị bệnh, vậy nên hãy tìm hiểu nguyên nhân và điều trị để giữ sức khỏe tốt nhất nhé!

Tài liệu tham khảo: https://vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/cach-tri-nghet-mui-khi-ngu/ 

 

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng