Chạy bộ là một phương pháp luyện tập hiệu quả giúp bạn tăng cường sức khoẻ và duy trì vóc dáng. Tuy nhiên, bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, mất sức khi chạy bộ trong một thời gian dài. Hiểu được điều đó, Vua Nệm đã gợi ý cách chạy nhanh không mệt giúp bạn gia tăng được tốc độ, thể lực của mình.
Nội Dung Chính
1. Chạy bộ đúng cách mang lại lợi ích gì?
Khi chạy bộ đúng cách trong khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện được sức khoẻ, làm giảm nguy cơ mắc các căn bệnh huyết áp, tim mạch, giúp giảm cân và kéo dài tuổi thọ. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong 30 phút chạy bộ, cơ thể sẽ đốt cháy được từ 300 đến 500 calo, giúp loại bỏ mỡ thừa và làm săn chắc các vùng bắp tay, cánh tay, đùi và bụng hiệu quả.
Nhờ vào quá trình chạy bộ mà lượng máu trong cơ thể cũng được lưu thông tốt hơn, giúp cho da dẻ trở nên hồng hào hơn. Đồng thời môn thể thao này còn giúp cho bạn luôn trông khỏe khoắn, nhanh nhẹn, tràn đầy năng lượng và sức sống. Do đó, bạn hãy sắp xếp thời gian để có thể luyện tập chạy bộ một cách khoa học nhé!
2. Tổng hợp các cách chạy nhanh không mệt hiệu quả
Dưới đây là tổng hợp các cách chạy nhanh không mệt, mang lại độ hiệu quả, giúp duy trì sức bền, bạn hãy cùng tham khảo và khám phá nhé!
2.1. Chuẩn bị đầy đủ trước khi tiến hành chạy bộ
Trước khi tiến hành chạy bộ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các bước sau:
- Lựa chọn trang phục chạy bộ phù hợp: Bạn nên chọn lựa các loại trang phục có độ gọn nhẹ, không gò bó nhằm tạo cảm giác thoải mái. Đồng thời, cũng đừng quên chọn lựa giày chạy bộ vừa chân nhằm tránh gây nên tình trạng phồng rộp, sưng rát và làm tổn thương mắt cá chân. Một đôi giày chạy bộ nhẹ, có độ đàn hồi cao còn giúp làm giảm áp lực cho chân trong suốt quá trình chạy.
- Giữ sức khỏe tốt: Bạn nên giữ gìn sức khoẻ tốt cho bản thân mình bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin. Đồng thời, bạn cũng cần hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn ít chất dinh dưỡng, nhiều dầu mỡ.
- Ăn uống đúng cách trước khi chạy: Bạn nên ăn cơm ít nhất 2 giờ trước khi chay và bổ sung nước hoa quả trước khi chạy 30 phút. Tuy nhiên, bạn đừng uống quá nhiều nước trước khi chạy vì nếu trong bụng có quá nhiều nước rất dễ làm đau bụng.
- Khởi động trước khi chạy: Để chạy bộ không mệt, bạn cần khởi động các cơ, khớp. Việc khởi động sẽ giúp cho cơ thể sản sàng và tăng sức chịu đựng dần dần. Do đó, bạn có thể thực hiện các bài tập xóa mũi bàn chân, chạy bước nhỏ hoặc ép gối.
2.2. Luôn giữ tư thế chạy bộ chuẩn nhất
Cách chạy nhanh không mệt là luôn giữ tư thế chuẩn nhất trong suốt quá trình chạy, bao gồm:
- Giữ đầu và thân người luôn được thẳng tự nhiên: Trong quá trình chạy bộ, bạn cần giữ người và đầu thẳng, khi chạy bạn hãy nhìn về phía trước khoảng 10 đến 15m.
- Thẳng lưng và vai: Bạn nên giữ cho phần lưng và vai nằm trên một đường thẳng. Đặc biệt là cần thả lỏng và giữ cho cơ thể được thăng bằng.
- Thả lỏng các cơ: Khi chạy bộ, bạn nên thả lỏng các cơ, chỉ cần gấp nhẹ ngón tay, gập sát ngón cái vào đốt thứ hai của ngón trỏ.
- Chạm đất bằng gót rồi mới đến phần mũi bàn chân: Bạn hãy đặt bàn chân xuống đất, bắt đầu từ gót rồi dần lên mũi bàn chân.
- Không đánh tay quá mạnh, việc đánh tay mạnh sẽ giúp cơ thể nhanh chóng di chuyển nặng nề, gây mất sức.
2.3. Hít thở sâu và đều trong quá trình chạy bộ
Để giúp quá trình chạy bộ không bị mệt, bạn nên hít thở một cách nhịp nhàng. Bạn có thể hít thật sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng. Quá trình hít thở sâu sẽ giúp cho không khí lưu thông qua cơ thể một cách tốt hơn. Đồng thời, việc làm này còn giúp bạn tránh bị mệt mới và ngăn ngừa sốc hông.
Ngoài ra, bạn cũng có thể luyện tập thở bằng bụng với các bước như sau:
- Đầu tiên, bạn hãy đứng thẳng, thư giãn, giữ cho phần đầu thẳng với cơ thể và đưa về phía trước.
- Bạn hãy tập hút vào bằng mũi, đẩy bụng phồng ra rồi hạ cơ hoành xuống. Quá trình này sẽ giúp bạn có thể hít nhiều không khí vào cơ thể.
- Bạn hãy thở ra một cách từ từ và đều qua phần miệng.
- Quá trình tập luyện này sẽ giúp bạn làm quen và cải thiện việc thở bụng để bạn có thể thực hành trong suốt quá trình chạy.
2.4. Luôn kiểm soát tốc độ chạy của bản thân
Một trong những cách chạy nhanh không mệt chính là giữ tốc độ phù hợp, lý tưởng khi chạy. Đối với người mới bắt đầu, bạn nên chạy với tốc độ khoảng 13,3km/h đối với nam và 10,5km/h đối với nữ. Sau đó, bạn có thể tăng dần tốc độ lên theo mong muốn của mình.
Nếu kiểm soát tốt được tốc độ chạy của mình thì bạn có thể chạy một quãng đường dài mà không thấy mệt. Trong quá trình chạy, nếu thấy hụt hơi, bạn hãy giảm tốc độ lại để cơ thể điều hòa, không nên chạy quá nhanh.
Đồng thời, để cơ thể có thể chạy nhanh mà không mệt bạn cần thường xuyên tập luyện và duy trì thói quen chạy bộ mỗi ngày. Quá trình tập luyện cũng cần đáp ứng đầy đủ các bước bao gồm khởi động, chạy nhẹ, chạy nước rút và cuối cùng lá thả lỏng rồi đi bộ.
2.5. Luôn tìm động lực trong suốt quá trình chạy bộ
Một trong những cách chạy nhanh không mệt hiệu quả chính là tìm động lực để chạy. Bạn có thể tìm động lực thông qua các phương pháp sau:
- Sử dụng âm nhạc: âm nhạc có thể giúp cho bạn gia tăng năng lượng, giữ nhịp chạy đều. Do đó, bạn nên chọn nghe những bài hát phù hợp với tâm trạng của mình trong suốt quá trình chạy bộ.
- Giữ tập trung: Bạn có thể tự tạo động lực cho mình trong suốt quá trình chạy bộ nhờ vào tập trung, tự nhủ rằng bản thân mình có thể hoàn thành tốt.
- Tìm người chạy cùng: Việc chạy bộ với nhiều người sẽ giúp khích lệ lẫn nhau hoàn thành tốt buổi chạy.
3. Lựa chọn thời gian chạy bộ phù hợp để cơ thể không mệt
Thời gian chạy bộ lý tưởng thường rơi vào khoảng từ 4 đến 5 giờ chiều bởi vì đây là lúc nhiệt độ cơ thể thích hợp, góp phần mang lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình chạy bộ. Bên cạnh đó, vào buổi chiều, chức năng của phổi sẽ hoạt động tốt hơn 7 % so với các thời điểm khác trong ngày, giúp cho quá trình điều tiết hơi thở tốt hơn để bạn có thể chạy bộ nhanh mà không mệt.
4. Cần chú ý gì sau khi đã chạy bộ xong?
Sau khi đã chạy bộ xong, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để quá trình chạy bộ không bị mệt:
- Thả lỏng cơ thể: Bạn nên đi chậm, thả lỏng cơ thể sau khi chạy bộ. Không nên ngồi nghỉ ngay mà bạn hãy thực hiện các động tác giãn cơ để cơ thể nhanh chóng phục hồi.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Bạn không cần phải chạy bộ suốt 7 ngày trong 1 tuần mà hãy dành từ 1 đến 2 ngày để nghỉ ngơi.
- Bổ sung dinh dưỡng: Sau khi đã chạy bộ xong, bạn nên nạp năng lượng để cơ thể có thể phục hồi tốt hơn. Do đó, bạn nên nạp các loại thực phẩm giàu protein và cảm để bổ sung năng lượng cho cơ thể.
>> Xem thêm:
- Chạy bộ có tác dụng gì? Những lưu ý cần nhớ khi chạy bộ để đạt hiệu quả tốt nhất
- Chạy marathon là gì? 5 lưu ý cho người mới tập chạy marathon
Trên đây là tổng hợp các cách chạy nhanh không mệt mà bạn có thể áp dụng ngay. Hy vọng qua những hướng dẫn trên sẽ giúp bạn tăng được sức bền, rèn luyện cơ thể một cách tốt nhất nhé!