Chuyên gia nệm

Các bước vệ sinh chiếu trúc từ A – Z bạn nên biết

CẬP NHẬT 23/07/2022 | BỞI Tôn Vân

Chiếu trúc là vật dụng không thể thiếu trong các gia đình Việt Nam vào mùa hè. Mỗi gia đình thường sở hữu từ một đến hai chiếc chiếu trúc. Chiếu trúc giúp đem lại cảm giác mát mẻ và thoải mái hơn khi sử dụng trong các ngày nắng nóng. 

Tuy nhiên, sử dụng lâu ngày mà không biết cách vệ sinh bảo quản chiếu trúc thì rất dễ gây dị ứng da. Dưới đây sẽ là cách vệ sinh chiếu trúc mà bạn có thể tham khảo. 

1. Tìm hiểu về ưu nhược điểm của chiếu trúc

1.1. Ưu điểm của chiếu trúc

1.1.1. Tạo sự thông thoáng, mát mẻ, giúp ngủ ngon hơn

Ưu điểm nổi bật đầu tiên có thể kể đến của chiếu trúc đó là độ thông thoáng và mát mẻ. Do sở hữu đặc trưng tính hàn sẵn có của tre trúc cùng với cấu trúc đặc biệt được đan từ mắt chiếu cước tạo thành những khe hở giúp không khí giúp lưu thông dễ dàng. 

Hạt chiếu trúc có độ dày vừa phải giúp tạo được khoảng cách giữa cơ thể và mặt đất trong trường hợp bạn trải chiếu trúc trên nền gạch. Từ đó giúp cơ thể không bị hấp thụ độ ẩm từ mặt đất, giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. 

Không khí và hơi ẩm từ cơ thể được lưu thông dễ dàng từ đó giúp giảm tình trạng bị hầm, nổi rôm sảy vào mùa hè, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. 

Chiếu trúc có độ thông thoáng, mát mẻ
Chiếu trúc có độ thông thoáng, mát mẻ

1.1.2. Độ bền cao, thời gian sử dụng lâu dài 

Tuổi thọ trung bình của một chiếc chiếu trúc có thể đạt từ 5-10 năm nếu biết vệ sinh và bảo quản đúng cách. Chỉ với chi phí từ 600.000 – 1.000.000 đồng là bạn đã có thể sở hữu một chiếc chiếc chất lượng với độ bền cao. Như vậy tính ra bạn chỉ tốn khoảng vài chục đến hơn một trăm ngàn/năm. 

Bên cạnh đó, khi chiếu bị hư mắt hay đứt gân, đứt cước thì bạn đều có thể sửa chữa một cách dễ dàng bằng cách thay mắt chiếu mới hoặc đan gân lại. 

1.1.3. Phù hợp với những người mắc bệnh xương khớp

Theo nhiều lời khuyên từ các bác sĩ thì những người lớn tuổi với phần sụn bao quanh đĩa đệm dễ bị tổn thương do lão hóa sẽ không nên sử dụng những chiếc nệm quá mềm khiến lưng bị võng xuống, gây đau mỏi lưng. Vào lúc này, chiếc trúc sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho những người mắc bệnh xương khớp hoặc người lớn tuổi. 

1.1.4. Tiết kiệm chi phí điện năng cho gia đình

Với đặc tính thông thoáng và mát mẻ khi sử dụng, chiếu trúc là sản phẩm cực kì thích hợp cho gia đình bạn vào mùa hè. Bạn sẽ an tâm ngủ ngon mà không cần phải bật quạt hoặc điều hòa ở công suất lớn, giúp tiết kiệm điện năng một cách tối ưu. 

Nằm chiếu trúc
Nằm chiếu trúc giúp giảm chi phí điện năng

1.1.5. Dễ vệ sinh 

Không như những sản phẩm chăn ga gối nệm khác, bạn sẽ cần phải giặt giũ thường xuyên. Thì đối với chiếu trúc, bạn có thể vệ sinh một cách dễ dàng với một chiếc khăn ẩm. Điều này giúp rút ngắn thời gian và công sức vệ sinh chiếu. 

1.1.6. Thân thiện với thiên nhiên

Chiếu trúc đúng như tên gọi thường được làm từ tre trúc và được nối với nhau bằng các gân chiếu hay cước chiếu. Các mắt tre trúc rất dễ phân hủy trong môi trường. Ngoài ra, các nhà máy sản xuất chiếu trúc với lượng rác thải ra môi trường rất hạn chế so với các ngành sản xuất khác. 

1.2. Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm kể trên, chiếu trúc cũng tồn tại một số nhược điểm như sau: 

  • Do đặc tính hàn của tre trúc nên với trẻ nhỏ khi nằm chiếu trúc trong phòng điều hòa sẽ rất dễ bị cảm lạnh. Do vậy, hãy trải thêm một lớp chăn mỏng phía dưới trước khi cho bé nằm lên là an toàn nhất. 
  • Chiếu trúc cũng không thể sử dụng được vào mùa đông do tính hàn của nó
  • Cân nặng của chiếu trúc khá lớn, từ 5-13kg tùy vào kích thước. Do đó, khi vận chuyển hay cất gọn chiếu trúc sẽ thường gặp khó khăn hơn. 
  • Chiếu trúc nếu không bảo quản đúng cách và để lâu ngày không sử dụng sẽ rất dễ bị mốc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng. 
Chiếu trúc
Chiếu trúc cũng không thể sử dụng được vào mùa đông do tính hàn của nó

2. Cách vệ sinh chiếu trúc

2.1. Các bước vệ sinh chiếu trúc

2.1.1. Với chiếu trúc nan 

  • Bước 1: Giặt chiếu

Sử dụng một chậu nước bên trong hòa tan bột giặt. Dùng khăn bông hoặc một chiếc áo phông cũ gập lại thành hình vuông to khoảng hơn một bàn tay và có độ dày vừa phải. Không dùng cọ để làm sạch chiếu vì có thể làm xước mắt chiếu hoặc gây đứt chỉ. 

  • Bước 2: Lau chiếu

Để bước này có thể đạt được hiệu quả cao, bạn cần lau chiếu theo chiều dọc của các đường tre trúc để dễ dàng tẩy sạch bụi bẩn từ kẽ chiếu. 

Sau khi lau, dựng chiếu lên tường hoặc ở khu vực có điểm tựa để có thể xả nước làm sạch bột giặt. Dựng chiếu trong 5 phút cho ráo nước và đem ra phơi nắng từ 15-20 phút. Khi chiếu khô, đem vào chỗ mát phơi từ 3-4 giờ rồi cất vào nhà. Tránh phơi chiếu ngoài nắng quá lâu vì sẽ khiến tre trúc bị giòn, cong gãy. 

Chiếu trúc vệ sinh khá đơn giản
Chiếu trúc vệ sinh khá đơn giản, không mất thời gian

2.1.2. Với chiếu trúc hạt 

Chiếu trúc hạt có trọng lượng khá nặng nên khi mang vác để bảo quản hay vận chuyển sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt trong quá trình vận chuyển có thể làm chiếu dễ bị đứt cước. Do đó, khi giặt loại chiếu này, bạn nên trải chiếu ra sàn rồi lau sạch cả hai mặt của chiếu bằng cồn y tế hoặc rượu trắng để giữ độ bóng cho chiếu.

2.2. Các mẹo vệ sinh chiếu

Dưới đây sẽ là một số mẹo vệ sinh chiếu trúc mà bạn có thể tham khảo để đơn giản hóa quá trình này hơn. 

2.2.1. Sử dụng giấm ăn

Ngoài việc đóng vai trò là một gia vị trong nấu nướng thì giấm ăn có khả năng làm sạch và khử mùi rất tốt. Chiếu trúc để lâu ngày có thể bị ẩm mốc và có mùi khó chịu. Bạn có thể dùng một chiếc khăn sạch nhúng vào giấm và lau thật mạnh lên hai bề mặt của chiếu rồi đem phơi khô. Kết quả bạn nhận được sẽ là mùi hôi trên chiếu biến mất hoàn toàn. 

Sử dụng giấm ăn
Sử dụng giấm ăn

2.2.2. Sử dụng chanh tươi 

Mùi hôi trên chiếu trúc do mồ hôi, ẩm mốc gây ra sẽ rất khó để có thể khử sạch. Bạn có thể sử dụng chanh tươi và chà “mạnh tay” để đánh bay mùi hôi trên chiếu. 

2.2.3. Nước muối

Nước muối thường được biết đến với vai trò nước sát khuẩn, làm sạch răng miệng hay vết thương. Nhưng nhiều người vẫn không biết đến hiệu quả làm sạch chiếu trúc của nước muối. 

Bạn có thể dùng nước muối vệ sinh chiếu trúc giống như giấm ăn. Dùng một chiếc khăn thấm nước muối và lau sạch hai bề mặt chiếu rồi phơi khô. 

 nước muối vệ sinh chiếu
Sử dụng nước muối vệ sinh chiếu

2.2.4. Nước muối kết hợp vôi bột

Với trường hợp mùi hôi đến từ các vết ố bẩn hay mốc thì bạn có thể áp dụng cách thức vệ sinh chiếu đơn giản và hiệu quả từ nước muối kết hợp với vôi bột. Ngâm chiếu trong nước muối khoảng 30 phút. 

Sau đó trải chiếu ra sàn và rắc một lớp vôi bột lên bề mặt để loại bỏ nấm mốc và hơi ẩm. Cuối cùng, dùng khăn bông chà nhẹ dưới nước cho chiếu sạch hoàn toàn rồi phơi khô và sử dụng. 

3. Cách bảo quản chiếu trúc

Kích thước thông thường của chiếu khá lớn tầm 80cmx190cm cho đến 180cmx200cm. Do đó, khi không sử dụng, bạn có thể gấp gọn chiếu trúc lại để dễ dàng bảo quản. Lưu ý rằng, chiếu trúc được đan từ các cước chiếu, nếu bạn không gập đúng cách sẽ dễ làm cho dây cước bị giãn, thậm chí là đứt làm ảnh hưởng trực tiếp đến chiếc chiếu. Tốt nhất là khi gập, bạn cần gập đôi chiếu theo chiều dọc và sau đó cuộn tròn lại.

Lưu ý khi gập chiếu, bạn cần gập tại các điểm gân để đảm bảo mắt chiếu trên đè mắt chiếu dưới theo chiều dọc và hai bề mặt của hạt chiếu tiếp xúc đều nhau, tránh làm hư hỏng mắt chiếu.

Gập chiếu trúc theo đúng các mắt chiếu 
Gập chiếu trúc theo đúng các mắt chiếu

Sau khi gập gọn, bạn cần cho chiếu trúc vào túi bóng sạch và khô, nếu được có thể sử dụng hai chiếu túi lồng vào nhau để hạn chế không khí, hơi nước vào bên trong gây ẩm mốc và hư hạ. Sau khi cất vào túi ni lông, bạn cần đặt chiếu ở nơi khô ráo, thoáng mát. 

Khi không sử dụng chiếu trong thời gian dài, trên 6 tháng, bạn nên mở túi ra để kiểm tra xem chiếu có bị ẩm mốc hay không. Nếu không bạn chỉ cần phơi khô lại một lần nữa rồi cất gọn chiếu. Trường hợp chiếu bị ẩm mốc, bạn cần tiến hành vệ sinh sau đó mới cất chiếu gọn lại. 

4. Kết luận 

Trên đây là những cách vệ sinh chiếu trúc hiệu quả, cực kì đơn giản mà bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. Hy vọng qua đây bạn sẽ có thêm được những mẹo hay để áp dụng với các vật dụng trong nhà của mình. 

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân