Nhà hay

Tổng hợp mẹo hay xử lý giường gỗ bị ẩm mốc đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà

CẬP NHẬT 07/12/2022 | BỞI Tôn Vân

Giường gỗ là món đồ nội thất rất quen thuộc với người Việt. Hầu hết các gia đình Việt hiện nay đều sử dụng loại giường có chất liệu này. Có lẽ là bởi sự bền bỉ, sang trọng và nét truyền thống của nó. Trong thời gian dài sử dụng, với chất liệu là gỗ, những chiếc giường không thể tránh khỏi hiện tượng bị ẩm mốc, gây ảnh hưởng tới tuổi thọ của nó.

Vậy phải làm thế nào để xử lý giường gỗ bị ẩm mốc mà không tốn kém thời gian, công sức và chi phí? Cùng Vua Nệm tìm hiểu ngay những mẹo hay sau đây để giúp giải quyết vấn đề giường bị ẩm mốc rất đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà.

Xử lý giường gỗ bị ẩm mốc
Xử lý giường gỗ bị ẩm mốc như thế nào hiệu quả?

1. Cách chống ẩm mốc cho giường gỗ bằng những nguyên liệu có sẵn

Người xưa có câu: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đừng để khi xuất hiện bệnh mới chữa trị thì có thể bệnh đã nặng và rất khó chữa. Với việc xử lý giường ngủ ẩm mốc cũng vậy. Để đảm bảo tuổi thọ giường cao nhất thì tốt nhất nên phòng chống ẩm mốc trước khi nó gặp phải “căn bệnh” này.

1.1. Sử dụng bã cafe hoặc than củi để chống ẩm mốc cho giường gỗ

Phơi khô bã cafe hoặc than củi đã được sử dụng xong, cho vào túi vải sạch bọc kín lại đặt trong các góc giường sẽ có tác dụng chống ẩm mốc cho giường gỗ. Nhất là với những ngày trời mưa ẩm ướt, nó sẽ giúp hút ẩm rất tốt.

Thường xuyên kiểm tra và thay thế các túi than củi và bã cafe này sau một thời gian sử dụng để tăng hiệu quả hút ẩm tốt hơn.

Sở dĩ sử dụng cách này là vì bã cafe và than củi có tính chất háo nước, hút ẩm rất tốt. Khi đặt ở các góc giường gỗ sẽ giúp hút ẩm, hơi nước trong những tấm gỗ, giường sẽ có độ khô ráo nhất định.

Sử dụng bã cafe
Sử dụng bã cafe hoặc than củi để chống ẩm mốc

1.2. Dùng lá trà và giấy báo để chống ẩm, xua đuổi côn trùng

Là trà được đặt trong túi vải hoặc bọc lại bằng giấy báo sẽ có tác dụng rất tốt trong việc hút ẩm và khử mùi cho giường. Đặt những gói báo bọc lá trà hoặc đặt hẳn những tờ giấy báo trên các thanh nan giường gỗ sẽ giúp ngăn ngừa ẩm mốc trên những tấm gỗ.

Mặt khác, trên báo có mùi mực in – đây là yếu tố giúp xua đuổi côn trùng, các loại rệp giường và mối, mọt. Lớp một lớp báo trên bề mặt nan giường hay đặt trong các tủ đầu giường sẽ mang tới tác dụng tốt hơn và hiệu quả cao hơn. Thường xuyên thay báo mới và gói trà mới khi chúng đã có dấu hiệu bị ẩm mốc.

1.3. Đặt giường ngủ gỗ ở nơi không bị ẩm thấp

Để tránh cho giường không bị ẩm mốc thì trước tiên là chọn một vị trí đặt giường không quá ẩm thấp. Hơi nước và sự ẩm ướt sẽ khiến cho giường nhanh bị ẩm, mốc, có mùi hôi hám và nhanh hư hỏng hơn.

Lắp đặt giường gỗ ở vị trí cách xa cửa sổ  một khoảng nhất định để tránh mưa gió tạt vào
Một khoảng nhất định để tránh mưa gió tạt vào

Một số vị trí nên tránh đặt giường như gần bể nước, cạnh cửa sổ dễ bị mưa tạt vào, đặt ở góc phòng không có ánh sáng chiếu vào… Những vị trí này sẽ hấp thụ lượng ẩm lớn, gây nấm mốc, mối mọt cho giường.

Giường nên đặt cách xa cửa sổ một chút nhưng cần phải có ánh sáng mặt trời khi chiếu vào. Trong những ngày trời nắng ráo có thể mở cửa phòng để ánh nắng chiều vào bên trong, tạo sự khô ráo hơn.

Ngoài ra, để đề phòng giường bị ẩm thỉnh thoảng có thể phơi nắng để làm khô giường và xua đuổi côn trùng.

1.4. Sử dụng vôi trắng giúp chống ẩm mốc giường

Cũng giống như với cách sử dụng lá trà hay bã cafe, sử dụng vôi cũng là một cách để hút ẩm rất tốt. Bỏ vôi trắng vào những túi vải khô, đặt các góc giường. Vào những ngày trời nồm, ẩm ướt, mưa gió, vôi sẽ hút khô hơi nước bên trong giường, giúp giường khô ráo hơn.

Sử dụng vôi
Sử dụng vôi cũng là một cách để hút ẩm rất tốt

Sau khi được sử dụng một thời gian thì phần vôi này cần được thay thế. Do vôi bên trong khi hút ẩm vào đã bị mất đi tính hút ẩm tốt. Tiếp tục bọc vôi trắng mới trong các túi vải và đặt trong các góc giường như cũ. Nếu dùng cách này lâu dài sẽ giúp giường lâu bị ẩm mốc hơn, tăng độ bền bỉ cho giường gỗ.

2. Những mẹo xử lý giường gỗ bị ẩm mốc đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà

Để xử lý giường gỗ bị ẩm mốc thì trước tiên cần xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng ẩm mốc ở giường. Khi đã biết nguyên nhân sẽ tìm ra phương pháp thích hợp để xử lý mới mang lại hiệu quả cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và một số mẹo hay để xử lý nấm mốc giường ngay sau đây.

2.1 Nguyên nhân dẫn tới giường bị ẩm mốc

Giường gỗ là món đồ nội thất đặt biệt, bởi chất liệu gỗ mang những đặc tính rất khác biệt so với nhiều loại vật liệu khác. Nó có thể có độ bền cao nhưng không thể tránh khỏi hiện tượng bị nấm, ẩm mốc. Điều này khiến cho chiếc giường nằm trở nên mất thẩm mỹ hơn; đồng thời mùi ẩm mốc còn gây khó chịu cho người dùng và gây hại cho sức khỏe.

Một trong những nguyên nhân chính là do thời tiết nóng ẩm ở nước ta. Mưa thường xuyên và độ ẩm cao là yếu tố khiến các món đồ nội thất như giường gỗ bị ẩm và dễ tạo thành nấm.

Một lý do khác gây nên tình trạng mốc, ẩm ở giường gỗ là chọn vị trí kê giường không phù hợp. Như đã nói ở phần trước, giường gỗ khi đặt gần những nơi ẩm ướt như bể nước, bể cá hay sát với tường, sát cửa sổ…thì nguy cơ bị ẩm mốc càng cao.

Đặt giường sát với cửa sổ
Đặt giường sát với cửa sổ làm tăng nguy cơ bị ẩm mốc

Ngoài ra, việc sử dụng giường không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra ẩm mốc. Ví dụ như không vệ sinh giường thường xuyên, để bám bụi bặm, vi khuẩn, côn trùng đục. Chúng sẽ khiến cho chiếc giường nhanh hư hỏng hơn. Hoặc khi vệ sinh giường mà lau bằng khăn ẩm, khăn ướt xong không lau lại bằng khăn khô, không phơi nắng thì nước sẽ bị hút vào bên trong, gây ẩm ướt cho bề mặt gỗ.

Bên cạnh đó, giường ngủ bị ẩm cũng có thể là do hút ẩm từ các phụ kiện trên giường ngủ khác như nệm, chăn ga, gối bị ẩm ướt. Khi tiếp xúc với nhau, chúng có thể sẽ khiến cho giường chịu ẩm theo và gây mốc giường.

2.2. Những mẹo xử lý giường gỗ bị ẩm mốc

Xử lý giường bị ẩm mốc không quá khó nhưng không phải ai cũng biết cách làm đúng. Tham khảo những mẹo xử lý giường gỗ bị ẩm mốc sau để áp dụng trong việc xử lý giường ngủ gỗ ẩm cho gia đình mình.

Tùy vào những trường hợp nặng, nhẹ khác nhau, chúng ta chia là những cách xử lý tương ứng.

2.2.1 Cách xử lý những trường hợp giường ẩm mốc nhẹ

Đem giường gỗ phơi nắng: Với những chiếc giường gỗ bị ẩm nhẹ, chưa hình thành rêu mốc thì chỉ cần mang ra trời nắng để phơi. Nhiệt độ cao và ánh nắng mặt trời sẽ làm khô giường, hút ẩm nhanh chóng.

Không nên phơi khi sương sớm còn xuống nhiều, lấy giường vào ngay khi tắt nắng để giường được khô ráo nhất. Có thể phơi giường trong 1, 2 ngày và cách nhau vài tháng phơi một lần để đảm bảo chống ẩm hiệu quả hơn và hút ẩm cho giường tốt hơn.

Dùng rượu Vodka
Dùng rượu Vodka

Dùng rượu Vodka: Với tính chất là một loại đồ uống có cồn thì rượu Vodka có thể giúp xua đuổi côn trùng, diệt khuẩn tốt và xử lý nấm mốc ở giường gỗ hiệu quả. Lấy chút rượu Vodka bỏ vào bình xịt và xịt vào những vị trí bị nấm mốc khoảng 10 – 15 phút thì lấy khăn mềm khô để lau sạch lại.

Loại rượu này sẽ làm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc cũng như tẩy sạch các loại nấm mốc trên bề mặt giường. Nếu có dấu hiệu giường xuất hiện rêu mốc bám lên các thành giường, chân giường thì nên xử lý ngay để không làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ, độ bền của giường cũng như chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của người dùng.

Sử dụng giấm trắng: Nếu như bạn không có sẵn rượu Vodka trong nhà thì có thể sử dụng giấm trắng nguyên chất để thay thế. Đây là nguyên liệu dễ kiếm và giá rẻ nên bất cứ ai cũng có thể sử dụng.

Dùng giấm bỏ vào bình xịt và xịt lên bề mặt giường bị ẩm, nấm mốc. Sau khoảng 1 giờ đồng hồ thì lau sạch lại bằng khăn mềm. Tránh cho nước giấm làm ẩm giường thì có thể phơi nắng sau khi đã làm sạch nấm mốc.

Sử dụng giấm trắng
Sử dụng giấm trắng để diệt nấm mốc trên giường gỗ nhanh chóng

2.2.2. Xử lý giường gỗ ẩm mốc nặng

Với những trường hợp giường bị ẩm mốc, hình thành nấm bám trên giường thì cần phải thực hiện các biện pháp xử lý “mạnh tay” hơn. Đó là sử dụng hóa chất tẩy rửa nấm mốc và chống ẩm. Hãy thực hiện theo các bước sau để đảm bảo xử lý đúng cách, hiệu quả nhất.

Bước 1: Loại bỏ, làm sạch nấm mốc trên bề mặt giường gỗ

Lấy khăn mềm, ẩm để lau sạch các vết bẩn, bụi bặm và nấm mốc bám trên giường gỗ. Sau đó lau lại bằng khăn khô.

Bước 2: Sử dụng dung dịch tẩy nấm mốc chuyên dụng

Khi đã cơ bản làm sạch giường thì cần loại bỏ triệt để các loại nấm mốc bám trên giường. Hãy sử dụng những loại dung dịch tẩy nấm mốc chuyên dụng. Có thể mua ở các tiệm tạp hóa các loại dung dịch tẩy rửa.

Trong nhiều trường hợp có thể dùng xà phòng hoặc nước rửa bát để xử lý nấm mốc. Pha chất tẩy nước với nước rồi chà xát lên bề mặt gỗ bị nấm mốc, làm sạch nấm bám trên bề mặt. Lấy bàn chải để chải sạch vết nấm mốc dễ dàng và hiệu quả hơn.

Sử dụng dung dịch tẩy rửa
Sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch nấm mốc trên bề mặt giường gỗ

Bước 3: Rửa sạch chất tẩy rửa và giường gỗ sau khi loại bỏ nấm mốc

Khi đã làm sạch nấm mốc thì nên làm sạch chất tẩy rửa và toàn bộ giường ngủ để loại bỏ hóa chất còn sót lại. Sử dụng nước sạch hoặc khăn ướt để lau sạch. Sau đó lấy khăn khô để lau không giường.

Bước 4: Phơi khô giường dưới ánh nắng mặt trời

Để giường không bị ẩm, mốc sau khi xử lý nấm mốc xong thì cần phải phơi nắng giường gỗ. Đem giường ra phơi nắng để loại bỏ nước ẩm có thể ngấm vào các miếng gỗ. Phơi trong nhiều ngày liền đề chắc chắn nước đã thoát ra hết và giường đã khô ráo triệt để.

Nên nhớ rằng thường xuyên phơi nắng và lau chùi giường ngủ bằng khăn mềm để loại bỏ nấm mốc. Đồng thời áp dụng những cách phòng chống ẩm mốc ở giường gỗ bằng lá trà, bã cafe, vôi trắng… mà chúng tôi đã chia sẻ ở phần đầu tiên. Hy vọng bài viết đã mang tới những thông tin hữu ích cho bạn và gia đình để xử lý giường gỗ bị ẩm mốc hiệu quả ngay tại nhà.

Nguồn tham khảo: https://www.sleepfoundation.org/bedroom-environment/mold-in-the-bedroom

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân