Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Kinh nghiệm tham quan Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Là bưu điện lớn nhất Việt Nam, Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh có lịch sử hơn 100 năm tuổi, và là địa điểm thu hút rất nhiều du khách đến tham quan hàng năm. 

Vậy Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh có gì mà thu hút đến vậy? Những nét đặc trưng độc đáo, nổi bật của địa danh này là gì? Cùng Vua Nệm tìm hiểu các thông tin về Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh cũng như kinh nghiệm tham quan di tích lịch sử này nhé!

Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh ở đâu
Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Kinh nghiệm tham quan Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh

1. Thông tin tổng quan về Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh

Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc ngay tại trung tâm thành phố với nét kiến trúc độc đạo và mang đậm phong cách Châu Âu. Bưu điện thành phố nằm đối diện nhà thờ Đức Bà, ở địa chỉ: số 2, đường Công xã Paris, phường Bến Nghé, quận 1.

Bưu điện thành phố được xây dựng trong 5 năm, từ 1886 đến năm 1891 bởi kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp – Villedieu và phụ tá của ông – Foulhoux. Ngày nay, Bưu điện thành phố vẫn đảm trách các hoạt động của một bưu điện bình thường, như: giao nhận thư tín, chuyển phát hàng hóa…

Bên cạnh các chức năng thông thường của bưu điện, Bưu điện thành phố còn có các hoạt động đặc sắc như: quầy điện thoại quốc tế, bán những vật phẩm lưu niệm…

Bưu điện thành phố không chỉ là một biểu tượng của kiến trúc mà còn là chứng nhân lịch sử, là di tích, địa danh tham quan nổi tiếng của thành phố Hồ Chí Minh cũng như của đất nước Việt Nam.

tổng quan về Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin tổng quan về Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh

2. Thời gian mở cửa Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh

Bưu điện Thành phố là bưu điện lớn nhất Việt Nam. Hàng ngày, bưu điện đón hàng trăm lượt khách lui tới để tham quan cũng như thực hiện giao dịch. 

Thời gian mở cửa hoạt động của Bưu điện cụ thể như sau:

  • Từ thứ hai đến thứ sáu: 07:00 – 18:00
  • Thứ bảy: 07:00 – 18:00
  • Chủ nhật: 08:00 – 18:00

Tuy nhiên, vào thứ bảy và chủ nhật, Bưu điện thành phố chỉ mở cửa cho các hoạt động tham quan, mua bán vật phẩm lưu niệm mà không thực hiện các giao dịch khác. 

Địa điểm tham quan này không yêu cầu mua vé vào cổng. Khách du lịch có thể vào cổng và tham quan miễn phí.

3. Phương tiện di chuyển đến Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh

Tọa lạc ngay tại khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, du khách có thể dễ dàng di chuyển đến địa điểm này bằng nhiều phương tiện khác nhau:

  • Xe buýt: Du khách từ các khu vực khác hoặc các quận nội đô thành phố có thể chọn các tuyến xe buýt số 03, 14, 30 hoặc 15 để di chuyển đến Bưu điện thành phố.
  • Xe máy hoặc xe ô tô: Du khách có thể di chuyển bằng xe máy hoặc xe ô tô một cách nhanh chóng và dễ dàng đến Bưu điện thành phố. Khuôn viên bưu điện không có chỗ giữ xe; tuy nhiên, xung quanh khu vực này có rất nhiều chỗ giữ xe tư nhân.
Phương tiện di chuyển đến Bưu điện thành phố
Phương tiện di chuyển đến Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh
  • Đi theo đoàn: Khách du lịch thường tham quan các địa danh trong nội đô thành phố theo các tour hoặc các đoàn du lịch. Nếu đi theo đoàn, du khách thường sẽ du chuyển bằng xe 15 chỗ, 30 chỗ hoặc 45 chỗ ngồi.

4. Tìm hiểu về Bưu điện thành phố

Bưu điện thành phố – một trong những chứng nhân lịch sử của thành phố mang tên Bác. Vậy Bưu điện thành phố có những nét đặc điểm gì? Cùng vua Nệm tìm hiểu nhé!

4.1 Lịch sử xây dựng và hình thành của Bưu điện thành phố

Sau khi chiếm thành Gia Định, thực dân Pháp đã tiến hành xây dựng hệ thống thông tin liên lạc nhằm dễ dàng trong việc giao liên, thư tín giữa hai nước. Vào năm 1860, Sở dây thép Sài Gòn đã được xây dựng tại vị trí trung tâm Sài Gòn. Sở dây thép Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động từ năm 1863. 

Năm 1886 đến 1891, Bưu điện thành phố hoàn thành việc xây dựng bởi kiến trúc sư lừng danh thế giới – Gustave Eiffel. Ông chính là kiến trúc sư của hàng loạt công trình nổi tiếng trên thế giới như: Tượng Nữ Thần Tự Do, Tháp Eiffel, hay Cầu Long Biên…

Lịch sử Bưu điện thành phố
Lịch sử xây dựng và hình thành của Bưu điện thành phố

Thời bấy giờ, Bưu điện thành phố trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam.

Một số cột mốc đáng nhớ trong giai đoạn hình thành và phát triển của Bưu điện thành phố:

  • Năm 1975: 3 vùng quản lý đảm trách 23 bưu cục, gồm: Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định
  • Năm 1985: tổng số bưu cục toàn mạng là 68
  • Năm 1986: mô hình tổ chức bưu chính của thành phố được thay đổi với: 3 bưu điện trung tâm và 6 bưu điện huyện
  • Năm 1991: tổng số bưu cục toàn mạng là 79
  • Năm 1994: thành công trong việc thử nghiệm mô hình Đại lý bưu điện
  • Năm 2000: tổng số bưu cục toàn mạng là 183
  • Năm 2002: nhận huân chương Anh hùng lao động
  • Năm 2003: công ty Chuyển phát nhanh được thành lập
  • Năm 2008: Bưu điện và Viễn thông được chia tách thành 2 nhánh riêng biệt
  • Năm 2009: dịch vụ quảng cáo Scard và dịch vụ Postgift ra đời
  • Năm 2010: dịch vụ Giao hàng thu tiền và Direct Mail ra đời

4.2 Kiến trúc thiết kế của Bưu điện thành phố

Là công trình kiến trúc được xây dựng thời Đông Dương, Bưu điện thành phố mang đậm phong cách thiết kế Pháp vào thế kỷ 19. Các đặc điểm nổi bật của công trình kiến trúc này:

  • Kiến trúc bên ngoài: Ở khu vực cổng chính được trưng bày một chiếc đồng hồ lớn, với thông tin bên dưới là thời gian xây dựng bưu điện.

Khu vực mặt tiền của Bưu điện thành phố được trang trí rất nhiều ô cửa sổ với sắc xanh đặc trưng. Giữa những ô cửa này chính là tên của các nhà phát minh người Pháp trong lĩnh vực điện và điện tín.

  • Kiến trúc bên trong: Khu vực bên trong mở ra một không gian đồ sộ, được thiết kế vô cùng sang trọng, và trang nhã. Bưu điện thành phố có phần mái vòm chạy dọc hết suốt chiều dài của bưu điện. Dọc hai bên khu vực chính là các cột trụ được sơn với tông màu xanh lá vô cùng nổi bật. Hai bên khu vực chính cũng được trang trí với các dãy cửa sổ lớn nhằm đón ánh sáng tự nhiên. 
Kiến trúc thiết kế của Bưu điện thành phố
Kiến trúc thiết kế của Bưu điện thành phố

Từ cổng bước vào, du khách sẽ nhìn thấy những booth điện thoại quốc tế và nội địa. Ở bên trên các booth điện thoại là hai tấm bản đồ lớn: 1 tấm mô tả hệ thống viễn thông của Việt Nam và Campuchia vào những năm 1936, 1 tấm còn lại mô tả khu vực địa lý của Sài Gòn và các khu vực lân cận năm 1892.

Khu vực phía trong chính là nơi giao dịch của nhân viên Bưu điện thành phố với người dân và du khách.

5. Một số lưu ý khi đi tham quan Bưu điện thành phố

Khi đến tham quan Bưu điện thành phố, du khách nên lựa chọn các khung giờ vào sáng sớm hoặc chiều muộn để có thể săn được những bức hình với bố cục cũng như màu sắc ánh sáng đẹp nhất, ăn ảnh nhất.

Du khách nên lựa chọn các khung giờ vào sáng sớm hoặc chiều muộn khi đến Bưu điện

Ngoài ra, khi tham quan Bưu điện thành phố, du khách cũng nên kết hợp thăm thú các địa điểm lân cận như: Nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành, Dinh Độc Lập, công viên 23/9, đường sách…nhằm tiết kiệm thời gian cũng như mở rộng thêm hiểu biết về thành phố mang tên Bác. 

Bài viết đã mô tả chi tiết các thông tin về Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh cũng như các kinh nghiệm bổ ích để tham quan địa danh nổi tiếng này. Chần chờ gì mà không đến ngay Bưu điện thành phố để tận mắt chiêm ngưỡng kiến trúc tuyệt vời của công trình lịch sử này nhé!

Tiếp tục theo dõi Vua Nệm ở những bài viết tiếp theo nha!

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM