Bụi ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào? Cách xử lý khi phòng ngủ có bụi

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Bụi là nỗi ám ảnh của bất kỳ gia đình nào vì nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn khiến ngôi nhà của bạn trở kém gọn gàng. Đặc biệt, bụi bám nhiều trong phòng ngủ gây hắt hơi, ngứa ngáy, từ đó làm gia chủ khó ngủ, mất ngủ. Cùng Vua Nệm đi tìm hiểu bụi ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào, đồng thời chia sẻ cách xử lý khi phòng ngủ có bụi nhé!

1. Bụi ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

Các nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với bụi mịn có đường kính dưới 2,5 micromet cùng các loại khí thải độc hại sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ

Cụ thể, các nhà khoa học tại Đại Học Washington, Hoa Kỳ đã tiến hành phân tích mẫu dữ liệu ô nhiễm không khí và tình trạng giấc ngủ được thu thập từ hơn 1800 người dân sinh sống tại 6 thành phố lớn tại Mỹ trong suốt 5 năm. Nghiên cứu cũng xem xét nhiều yếu tố khác như độ tuổi, giới tính, các vấn đề về hô hấp cũng như thói quen hút thuốc lá. 

bụi mịn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ
Tiếp xúc nhiều với bụi mịn làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Kết quả cho thấy, nhóm tiếp xúc với mức độ không khí nhiễm cao nhất trong 5 năm có xác xuất cao là nhóm có chất lượng giấc ngủ kém nhất so với các nhóm còn lại ít chịu ảnh hưởng thấp hơn của tình trạng ô nhiễm không khí. 

Người tham gia nghiên cứu tiếp xúc với bụi mịn và khí thải độc hại hàm lượng cao sẽ có nguy cơ ngủ không ngon từ 50-60%. 

2. Cách xử lý khi phòng ngủ có bụi

Phòng ngủ có bụi là yếu tố tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng giấc ngủ hàng ngày. Chính vì thế, chúng ta cần có giải pháp cải thiện tình trạng này nhanh chóng để bảo vệ sức khỏe.

Bên cạnh đó, phòng ngủ nhiều bụi cũng khiến không gian nghỉ ngơi của bạn thiếu tính thẩm mỹ. Cùng tham khảo các cách dưới đây để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn bụi trong phòng ngủ nhé!

2.1 Đừng bỏ qua khe cửa khi vệ sinh phòng

vệ sinh phòng ngủ giảm thiểu bụi mịn
Hãy dành thời gian để tổng vệ sinh thật kỹ từng ngóc ngách của căn phòng ngủ

Việc lau dọn không chỉ nên tập trung vào những phần dễ nhìn thấy, thực tế những nơi “khuất mắt trông coi” mới là khu vực chứa nhiều bụi bẩn nhất. Và đây cũng chính là nơi dễ bị bỏ qua nhất, đặc biệt là khu vực khe cửa nhỏ. 

Vậy nên, hãy dành thời gian để tổng vệ sinh thật kỹ từng ngóc ngách của căn phòng để loại bỏ tối đa các bụi bẩn. Bên cạnh đó với những căn phòng đối diện đường chính hoặc dễ đón bụi vào nhà, tốt hơn hết bạn nên dùng thêm rèm mỏng che cửa sổ để ngăn chặn sự xâm nhập của bụi từ môi trường bên ngoài. 

2.2 Vệ định đệm theo định kỳ

Nệm và thảm là những món đồ nội thật dễ bám bụi và khó xử lý nhất trong căn phòng ngủ. Những vật dụng vệ sinh thông thường như máy hút bụi, chổi,.. khó lòng đem lại hiệu quả ưng ý. 

Lời khuyên là bạn nên giặt nệm và thảm theo định kỳ 3 tháng 1 lần để phòng ngủ sạch sẽ, loại bỏ hết bụi bẩn. Nếu ngân sách dư giả, bạn có thể đầu tư thêm máy lọc không khí để giúp không gian thêm thoáng đãng.

giặt nệm giảm bụi mịn
Lời khuyên là bạn nên giặt nệm và thảm theo định kỳ 3 tháng 1 lần

Ngoài ra, bạn có thể chuyển sang nằm nệm cao su để ngăn ngừa tình trạng bụi bẩn bám trên nệm. Vì chất liệu này được làm từ cao su thiên nhiên 100% nên có khả năng kháng bụi, kháng khuẩn tuyệt vời, không yêu cầu việc hút bụi thường xuyên như những chiếc nệm thông thường. 

2.3 Giặt chăn ga gối thường xuyên

Chăn ga gối nên được vệ sinh thường xuyên với tần suất tối thiểu 1 tuần 1 lần để loại bỏ hết các vết bẩn và bụi bám trú ngụ bên trong. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm nước xả vải để giúp căn phòng có mùi thơm dễ chịu, sảng khoái hơn. 

2.4 Lau dọn các đồ dùng điện tử, điện lạnh trong phòng

Không chỉ chăn ga gối mà các thiết bị điện tử trong căn phòng ngủ cũng rất dễ bám bụi bẩn và cần được lau chùi sạch sẽ thường xuyên. Bạn có thể dùng những chiếc khăn mềm để làm sạch nhẹ nhàng. Đừng bỏ qua các khe nhỏ của nút bấm nhé!

2.5 Vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước khi vào phòng ngủ

ngủ cùng thú cưng
Hạn chế cho thú cưng vào trong phòng ngủ

Không chỉ là các món nội thất mà chính bản thân chúng ta cũng có thể là nguyên nhân khiến phòng ngủ có bụi. Vì thế, trước khi bước vào phòng ngủ, bạn nên rửa sạch tay, chân, thay quần áo ngủ. Đồng thời cũng nên hạn chế cho thú cưng vào trong phòng ngủ.

Nếu không thể ngủ thiếu chúng, bạn hãy đảm bảo tắm cho chúng sạch sẽ, sấy khô lông và chải lông cho chúng. Không nên đi ngủ cùng chú cún vừa trải qua 1 ngày rong chơi và bám nhiều bụi bẩn. Lông và chân của chúng sẽ để lại vết bẩn trên mặt sàn và chăn ga gối. 

2.6 Mua máy lọc không khí để trong phòng

Máy lọc không khí sẽ giúp loại bỏ hiệu quả bụi mịn, vi khuẩn trong phòng ngủ. Thiết bị tiện ích cũng có nhiều mức giá từ bình dân đến cao cấp để gia đình dễ dàng lựa chọn. Tuy vậy, máy lọc không khí cũng là 1 thiết bị điện dễ bám bụi nên cũng đừng quên vệ sinh nó thường xuyên nhé!

Máy lọc không khí phòng ngủ
Máy lọc không khí sẽ giúp loại bỏ hiệu quả bụi mịn, vi khuẩn trong phòng ngủ.

2.7 Loại bỏ mạt bụi 

Mạt bụi được mệnh danh là kẻ thù số 1 của phòng ngủ. Đây là những sinh vật cực nhỏ sống trên các bề mặt gỗ, vải,… với món ăn khoái khẩu là da chết, bụi,… trong căn phòng. Chúng sẽ gây ngứa cho làn da của bạn. Bên cạnh mạt bụi, bọ ve bụi cũng là 1 sinh vật “đáng ghét” có thể gây ra dị ứng như hắt hơi, ho và ngứa. 

Chính vì thế, hãy thường xuyên phủi bụi cho nệm, quạt trần, kệ,… để loại bỏ sinh vật này. Bạn có thể rắc 1 ít baking soda pha nước lên mặt nệm để tăng hiệu quả loại bỏ mạt bụi nhé!

2.8 Làm sạch bằng máy hút bụi

Bạn nên sử dụng máy hút bụi để vệ sinh phòng ngủ hằng tuần. Nên chọn máy hút có bộ lọc HEPA hoặc lọc được hạt siêu nhỏ, trong đó bộ lọc HEPA được nhận xét là tốt hơn. 

sử dụng máy hút bụi để vệ sinh phòng ngủ
Bạn nên sử dụng máy hút bụi để vệ sinh phòng ngủ hằng tuần.

2.9 Loại bỏ ổ gián trong căn phòng

Gián có mặt ở khắp nơi và phân của chúng có thể làm trầm trọng thêm bệnh dị ứng, hen suyễn và gây lây lan bệnh tật.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, đây là những cách tốt nhất để ngăn rệp, gián: Bịt các vết nứt và khe hở ra bên ngoài; đậy nắp thùng rác; không vứt thức ăn lung tung; và nhanh chóng quét sạch mọi vết đổ vô tình gây ra. 

2.10 Ngăn ngừa nấm mốc

CDC cho biết phòng ngủ là điểm lý tưởng cho sự phát triển của nấm mốc. Để ngăn ngừa điều này, hãy giữ độ ẩm ở mức thấp nhất có thể, không cao hơn 50%.

nấm mốc phòng ngủ
Phòng ngủ là điểm lý tưởng cho sự phát triển của nấm mốc.

Để làm sạch nấm mốc trên bệ cửa sổ, hãy sử dụng dung dịch tẩy clo (3/4 cốc thuốc tẩy clo cho gần 4 lít nước) và nhớ đeo khẩu trang bảo vệ.

2.11 Thay miếng lọc máy lạnh

Bạn nên thay miếng lọc trong hệ thống sưởi và điều hòa không khí trong phòng với tần suất mỗi tháng một lần.

2.12 Loại bỏ nguy cơ giúp vi trùng, mầm bệnh phát triển

Nếu trong nhà có người bệnh, CDC khuyến nghị nên:

  • Lau sạch tất cả các bề mặt có thể nhiễm vi khuẩn, vi trùng từ người bệnh, bao gồm tay nắm cửa, bàn cạnh giường, quầy và điện thoại. 
  • Giặt ga trải giường bằng xà phòng giặt và sấy khô quần áo trên máy sấy nóng, 
  • Bạn nên lau sạch các tấm công tắc và tay nắm cửa thường xuyên, ngay cả khi trong nhà không có người bệnh. 
Phòng ngủ bẩn gây mất ngủ
Phòng ngủ bẩn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta

Phòng ngủ bẩn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta, gây ra các triệu chứng dị ứng và hen suyễn, đồng thời giảm chất lượng giấc ngủ – 1 yếu tố rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, chẳng hạn nghiên cứu cho thấy giấc ngủ ngon giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính từ bệnh tim đến ung thư.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có được những thông tin bụi mịn ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào và mẹo vệ sinh nhà cửa khỏi bụi bẩn hiệu quả nhất rồi nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.sleep.com/sleep-health/dust-mites-sleep

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM