Trạng thái bi quan có thể khiến bạn trở nên mệt mỏi, stress,… gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tinh thần. Vậy bi quan là gì? Dấu hiệu và cách thoát khỏi cuộc sống bi quan như thế nào? Nếu bạn cũng đang mắc kẹt trong “mớ cảm xúc” tồi tệ này, thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Vua Nệm nhé!
Nội Dung Chính
- 1. Bi quan là gì?
- 2. Nguyên nhân của lối sống bi quan
- 3. Biểu hiện phổ biến của người sống trong sự bi quan
- 3.1. Luôn lo lắng về mọi thứ có thể xảy ra
- 3.2. Bỏ cuộc dễ dàng
- 3.3. Đề ra những mục tiêu, kế hoạch không thực tế
- 3.4. Luôn tự ti bởi các điểm yếu của bản thân
- 3.5. Luôn trong vùng an toàn
- 3.6. Luôn để tâm đến những điều mà người xung quanh suy nghĩ
- 3.7. Thích nói xấu mọi người sau lưng
- 3.8. Không tha thứ cho mọi người
- 3.9. Có những thói quen ổn định
- 3.10. Không có kế hoạch cho bản thân
- 4. Những tác hại của lối sống bi quan
- 5. Sự khác biệt giữa người bi quan và lạc quan
- 6. Bí quyết để thoát khỏi lối sống bi quan
1. Bi quan là gì?
Bi quan hay Pessimistic (trong tiếng Anh) được hiểu đơn giản là cảm giác thôi thúc con người suy nghĩ về những điều có thiên hướng tiêu cực. Do đó, những người có tâm lý bi quan thường sẽ chỉ tập trung vào những điều không tốt, hay các mặt tiêu cực của vấn đề mà bỏ qua những điều tích cực.
Không chỉ vậy, khi gặp phải những vấn đề khó khăn, rắc rối trong cuộc sống, họ cũng có xu hướng nhìn vào những mặt tối, trông đợi vào một kết quả tiêu cực và không còn lòng tin vào tương lai. Đôi khi, người bi quan cũng tự nhận biết rằng bản thân của mình là một thụ thể tiêu cực. Đồng thời, thừa nhận thành công hay sự thất bại của mình đôi khi là do một nhân tố nào đó chưa thể xác định được gây nên.
Một số ví dụ về sự bi quan trong cuộc sống phổ biến mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp như:
- Bạn tham gia buổi tiệc và tự cho rằng buổi tiệc này nhàm chán, không có gì vui vẻ.
- Bạn có cuộc hẹn vào buổi chiều và bạn nghĩ rằng trời sẽ mưa hoặc xe của bản thân bị hỏng, một khi bước ra đường.
- Bạn không vượt qua kỳ thi và nghĩ rằng điều này không phải vì năng lực của mình và là do một nguyên nhân nào đó khác gây ra.
2. Nguyên nhân của lối sống bi quan
Trên thực tế, cảm xúc bi quan có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có một số nguyên nhân phổ biến phải kể đến như:
2.1. Nhận ảnh hưởng từ năng lượng của mọi người xung quanh
Những mong muốn, kỳ vọng quá mức của người xung quanh có thể là nguyên nhân dẫn đến lối sống bi quan. Việc cha mẹ luôn hy vọng con cái của mình sẽ trở thành tài, ngoan ngoãn, tài giỏi, thông minh, kiếm được nhiều tiền,… vô tình gây ra những áp lực vô hình cực kỳ lớn, đè nặng lên đôi vai của những đứa trẻ này. Mà một khi không thể thực hiện được, họ dễ rơi vào trạng thái bi quan, tự ti về chính bản thân mình.
2.2. Di truyền
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng, tính cách của con người có thể được di truyền từ cha mẹ của họ. Những cha mẹ có tính cách ít nói, lầm lì, ngại tiếp xúc với thế giới xung quanh, thì con cái của họ sẽ dễ trở nên bi quan, hay có những suy nghĩ tiêu cực. Bên cạnh đó, sự giáo dục của bố mẹ cũng vô cùng quan trọng trong việc hình thành tính cách của con trẻ.
Những bố mẹ có suy nghĩ theo hướng tiêu cực thường dễ dàng truyền năng lượng xấu này đến con cái của họ. Từ đây, khi đối mặt với những khó khăn, những đứa trẻ này thường hình thành nên lối suy nghĩ tiêu cực và không có nhiều hy vọng về tương lai.
2.3. Quá khứ không tốt đẹp
Những người sống bi quan luôn bị ám ảnh bởi quá khứ không mấy tốt đẹp. Họ thường có xu hướng không thể giữ được bình tĩnh, cảm xúc ổn định mỗi khi gặp vấn đề khó khăn nào đó. Bởi sâu trong thâm tâm họ luôn nghĩ rằng, kết quả rồi cũng sẽ tồi tệ, không khác gì mấy so với trước đây.
2.4. Bệnh trầm cảm
Suy nghĩ tiêu cực trong một thời gian dài rất có thể là biểu hiện của các bệnh tâm lý, tâm thần như trầm cảm, khiến người bệnh gặp những bất ổn trong hành vi và cảm xúc. Từ đó, dẫn đến tình trạng bi quan và các suy nghĩ tiêu cực.
3. Biểu hiện phổ biến của người sống trong sự bi quan
Sau khi tìm hiểu bi quan là gì, thì hãy cùng Vua Nệm xem ngay các dấu hiệu của người sống bi quan, để có thể nhanh chóng can thiệp, tránh những hối hận về sau nhé!
3.1. Luôn lo lắng về mọi thứ có thể xảy ra
Trên thực tế, những người bi quan luôn luôn lo lắng về quá khứ, họ không thể ngừng cảm thấy bản thân mình có lỗi sau những hành động bản thân từng làm. Điều này dần dần khiến họ trở nên mệt mỏi, stress và rơi vào ngõ cụt. Bạn nên biết rằng, tất cả những sai lầm trong quá khứ điều giúp con người trưởng thành hơn. Sau tất cả, bạn đã học được bài học gì từ những lỗi lầm này mới là điều quan trọng nhất.
3.2. Bỏ cuộc dễ dàng
Những người bi quan luôn nghĩ bản thân không thể làm được, nên trước những vấn đề khó khăn, họ thường chọn cách bỏ cuộc. Tuy nhiên, bạn cần ngay lập tức loại bỏ suy nghĩ này để hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đồng thời, nỗ lực không ngừng nghỉ mỗi ngày để hướng đến thành công và những điều tốt đẹp trong tương lai.
3.3. Đề ra những mục tiêu, kế hoạch không thực tế
Mục tiêu sẽ giúp con người đi đúng hướng, nhưng đó phải là mục tiêu thực tế. Việc liên tục đề ra những mục tiêu quá viển vông, xa vời, khiến bạn khó có thể thực hiện được. Từ đó, nảy sinh tâm lý chán nản, mệt mỏi, bi quan. Trên hết, bạn nên đặt ra cho mình những mục tiêu nhỏ để khích lệ tinh thần, rồi từ từ hãy nâng cấp lên.
3.4. Luôn tự ti bởi các điểm yếu của bản thân
Con người sinh ra ai cũng có điểm yếu, không ai là hoàn hảo 100%. Tuy nhiên, người bi quan không thể nhận thức được vấn đề trên, họ chỉ tập trung vào điểm yếu mà bỏ qua những điểm mạnh của bản thân. Sự tự ti này khiến bạn mất đi rất nhiều cơ hội đến với bản thân trong cuộc sống.
Do đó, việc mà bạn nên làm đó là tập trung phát triển bản thân không ngừng, để những điểm mạnh che lấp các điểm yếu. Thừa nhận những mặt tiêu cực và tích cực mới chính là cách để bạn tốt lên theo từng ngày.
3.5. Luôn trong vùng an toàn
Vùng an toàn được tạo ra để con người trốn tránh những vấn đề tiêu cực, khó khăn cũng như những rắc rối có thể xảy ra với họ. Tuy nhiên, điều này không chỉ khiến bạn có thể mất đi rất nhiều cơ hội nếu cứ mãi ở trên vòng tròn đó. Mà còn làm cho cuộc sống trở nên tẻ nhạt, vô vị và khi có biến cố xấu nào đó xảy ra, bạn không biết liệu rằng mình nên đối phó như thế nào.
3.6. Luôn để tâm đến những điều mà người xung quanh suy nghĩ
Những người bi quan thường có xu hướng quá quan tâm đến những gì người khác nghĩ, mà quên rằng, bạn chắc chắn không thể nào làm hài lòng tất cả mọi người. Do đó, hãy yêu thương chính mình nhiều hơn thay vì bận tâm đến người không thích mình nhé.
3.7. Thích nói xấu mọi người sau lưng
Thích nói xấu và “dìm hàng” người xung quanh, để cảm thấy mình tốt hơn là một trong những biểu hiện của người bi quan. Tuy nhiên, điều này chỉ khiến bạn cảm thấy được thỏa mãn nhất thời và về lâu dài, gây ra ảnh hưởng không nhỏ đối với các mối quan hệ.
3.8. Không tha thứ cho mọi người
Những người bi quan không chỉ không muốn tha thứ cho người xung quanh, mà họ còn không tha thứ cho chính bản thân mình. Điều này khiến cho họ trở thành người khó gần, khó tính trong mắt mọi người xung quanh.
3.9. Có những thói quen ổn định
Ngay khi thói quen đã thay đổi hay công việc không còn phù hợp thì người bi quan cũng khó có thể từ bỏ, bởi họ vốn thích sự ổn định. Họ thường có xu hướng cô lập bản thân và không quan tâm đến thế giới xung quanh.
3.10. Không có kế hoạch cho bản thân
Người bi quan không thích lên kế hoạch trước, nên cuộc sống của họ thường luôn bộn bề và nặng nề. Lời khuyên lúc này là bạn hãy học cách lên kế hoạch từ những chuyện nhỏ nhất, để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra cho bản thân.
4. Những tác hại của lối sống bi quan
Lối sống bi quan có thể gây ra các tác động tiêu cực đến đời sống của con người như:
4.1. Sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng không nhỏ
Những người sống bi quan luôn luôn suy nghĩ đến những điều không may, không tốt đẹp, nên thường có tinh thần bất ổn và cảm xúc tiêu cực. Nếu bạn không thay đổi thì về lâu dài, những điều này có thể khiến bạn mắc phải bệnh trầm cảm.
4.2. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Bi quan không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần, mà còn tác động không nhỏ đến sức khỏe thể chất, khiến cơ thể của bạn luôn thiếu năng lượng, thiếu sức sống, không thể hòa hợp với mọi người xung quanh.
4.3. Tăng thêm tỷ lệ mắc stress
Những người bi quan thường không tin vào bất kỳ ai, nên họ khó chia sẻ tâm sự của mình. Nếu không thể cải thiện thì stress, gây ảnh hưởng xấu đến công việc và học tập, là điều mà bạn không thể tránh khỏi.
5. Sự khác biệt giữa người bi quan và lạc quan
Người lạc quan luôn xem khó khăn là cơ hội để thử thách bản thân. Nếu không may thất bại thì cũng không sao, miễn là có thể học hỏi và cải thiện được bản thân. Ngược lại, người bi quan chỉ thích mọi chuyện thuận lợi, rất sợ gặp khó khăn hay thử thách trong công việc, cuộc sống.
Nếu người lạc quan luôn cố hết sức mình để hoàn thành mọi việc một cách tốt nhất trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thì người bi quan luôn thích mọi việc dễ dàng và chỉ khi có người giám sát mới thực hiện công việc của mình.
Đặc biệt, trong khi người lạc quan tin vào khả năng của mình có thể giúp họ có được cuộc sống tốt, thay đổi thực tại. Thì người bi quan rất sợ phải đương đầu với khó khăn và luôn chịu thua trước nghịch cảnh.
6. Bí quyết để thoát khỏi lối sống bi quan
Để thoát khỏi cuộc sống bi quan, bạn có thể áp dụng những cách đơn giản dưới đây:
6.1. Kết bạn với những người sống vui vẻ, lạc quan
Môi trường sống có tác động không nhỏ đến suy nghĩ, hành vi của con người. Do đó, điều bạn cần làm là hãy kết bạn với những người lạc quan, vui vẻ, để học hỏi cách họ nhìn nhận vấn đề, giải tỏa cảm xúc. Từ đó, thay đổi suy nghĩ của bản thân theo hướng tích cực hơn.
6.2. Tham gia lớp học tâm lý
Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn thay đổi được tâm trạng, cảm xúc lẫn suy nghĩ. Từ đó, hướng đến những suy nghĩ lạc quan, cải thiện cảm xúc tiêu cực hiệu quả. Tuy nhiên, những lớp học tâm lý này sẽ tốn rất nhiều chi phí, nên bạn cần cân nhắc.
6.3. Đọc truyện, sách và những câu nói khích lệ tinh thần
Nếu bạn ngại giao tiếp, không muốn tiếp xúc với người xung quanh thì có thể tìm đến truyện, sách hay những câu nói khích lệ tinh thần để thay đổi tư duy tích, giúp bản thân trở nên tích cực hơn. Nhờ đó, dần dần thoát khỏi lối sống bi quan qua từng ngày.
6.4. Hy vọng vào tương lai và những điều tốt
Tin tưởng vào một tương lai tươi sáng là một liều thuốc chữa lành cực kỳ hiệu quả cho những người sống bi quan. Ngoài ra, việc thiết lập những mục tiêu cụ thể còn giúp bạn tránh được những rủi ro, biến cố. Từ đây, hạn chế những suy nghĩ bi quan, tiêu cực.
6.5. Chọn cho mình 1 hình mẫu tích cực
Việc có được một hình mẫu tích cực cũng giúp cho bạn có được những suy nghĩ tích cực và thay đổi thái độ với cuộc sống này. Cố gắng học tập từ họ cũng sẽ giúp bạn không ngừng cố gắng để phát triển và hoàn thiện bản thân.
6.6. Suy nghĩ những giải pháp thay vì tập trung vào vấn đề
Nếu bạn cứ mải mê nghĩ về vấn đề thì sẽ không có cách nào thoát khỏi tâm trạng khó chịu và những cảm xúc tiêu cực. Do đó, tốt hơn hết là bạn nên tìm ra giải pháp để cải thiện các vấn đề đang xảy ra. Từ đó, loại bỏ cảm xúc bi quan đang hình thành trong đầu.
>> Xem thêm:
- Tích cực độc hại: Trạng thái lạc quan nhưng gây hại
- Tư duy tích cực là gì? Cách rèn luyện tư duy tích cực hiệu quả
- Tinh thần lạc quan là gì? Làm thế nào để giữ được tinh thần lạc quan trong mọi hoàn cảnh
Qua những thông tin mà Vua Nệm mang đến, bạn đã biết bi quan là gì, cũng như biểu hiện của bi quan hay chưa? Loại bỏ cảm xúc tiêu cực, bi quan luôn là điều không dễ dàng. Vì thế, đừng quên cố gắng từ ngay bây giờ nhé!