Rau tía tô không chỉ là một bài thuốc mà còn là một loại thực phẩm được dùng hàng ngày, cho ra đời những món ăn vừa ngon, vừa có lợi cho sức khỏe. Bài viết này cùng Vua Nệm tìm hiểu chi tiết hơn về loài rau này nhé.
Nội Dung Chính
1. Đặc điểm của cây tía tô
Tía tô là một loại cây thảo, sống phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Cây thường mọc hoang, ưa nơi sáng, ẩm, thích hợp phát triển với đất thịt, đất phù sau. Rễ của tía tô thuộc rễ củ, màu trắng, có vị nồng cay. Cây ra hoa và kết quả, khi quả già, tàn lụi, hạt giống sẽ phát tán ra xung quanh và nảy mầm vào mùa mưa ẩm năm sau.
Các nghiên cứu cho thấy rằng, trong lá tía tô có hàm lượng dầu chiếm khoảng 40%, một lượng lớn axit béo chưa bão. Đặc biệt, tía tô chứa 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,…
Rau tía tô được dùng phổ biến để ăn kèm với nhiều món ăn như bánh khọt, cá nướng, đậu hủ chiên,… Ngoài ra, loại rau này còn được tận dụng như một vị thuốc chữa bệnh với tác dụng kích thích ra mồ hôi, nước sắc từ tía tô có tác dụng hạ sốt, trừ cảm mạo. Hạt có thể chế làm trà để uống, cành có thể bào chế để làm thuốc an thai cho mẹ bầu.
Ngoài ra, rau tía tô còn có tác dụng giảm co thắt cơ trơn của phế quản, kiểm soát đường huyết, chống ức chế trung khu thần kinh, ức chế các loại vi trùng như trực khuẩn lỵ, trực khuẩn đại tràng… Chỉ cần biết cách sử dụng, rau tía tô sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
2. Công dụng vượt trội của rau tía tô
2.1 Cầm máu
Chẳng may bị thương và vết thương chảy máu, bạn có thể dùng lá tía tô non tán nhỏ, đắp phủ lên vị trí đang chảy máu rồi buộc lại. Vết thương sẽ được cầm máu nhanh chóng, không gây mủ và không hình thành sẹo về sau.
2.2 Giúp giảm cân, giữ dáng
Rau tía tô là một trong những loại thực phẩm giúp giảm cân cực kỳ hiệu quả nhờ chứa protein thực vật, chất và nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu. Các thành phần này có khả năng tăng cường chuyển hóa, trao đổi chất. Bạn có thể ép rau tía tô để lấy nước uống hàng ngày để giúp vóc dáng săn chắc, thon gọn. Lượng chất xơ có trong lá còn giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, từ đó giảm thiểu việc thu nạp các loại thực phẩm khác.
2.3 Làm sáng da, trị nám, tàn nhang
Chiết xuất từ lá tía tô được chứng minh là có thể ức chế sự tổng hợp melanin (sắc tố gây thâm sạm da). Uống nước ép tía tô hàng ngày sẽ giúp cải thiện sắc tố da, da sáng hơn, giảm nám, tàn nhang cực kỳ hiệu quả.
2.4 Giải cảm, giải độc
Theo Đông y, rau tía tô có vị cay, tính ấm mang đến tác dụng hạ khí, tiêu đờm. Đây được coi là vị thuốc phổ biến dùng để giải cảm cúm, ho tức ngực, đầy bụng, khó tiêu… Ngoài ra trong những trường hợp nhiễm độc do tôm cua, mật cá cũng có thể dùng tía tô để giải độc.
2.5 Tinh dầu tía tô giúp giảm stress
Bạn có biết, tía tô là một thành phần rất quan trọng trong số các loại thảo mộc tự nhiên được dùng để trị trầm cảm. Tinh dầu được điều chế từ loại rau này sẽ làm dịu căng thẳng, giảm stress, giúp bạn lấy lại bình tĩnh, cảm thấy thư thái hơn.
2.6 Chống ung thư
Trong rau tía tô chứa một lượng lớn luteolin, một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể trước các tác hại xấu sản sinh từ bên trong cơ thể lẫn tác động từ bên ngoài. Ngoài ra, tía tô còn có các hợp chất như triterpene và axit rosmarinic, những chất được nghiên cứu là có khả năng chống lại các tế bào ung thư tiềm ẩn bên trong cơ thể.
3. Một số bài thuốc từ rau tía tô
Giải cảm phong hàn
Bị cảm mạo phong hàn, sốt, đau đầu, dùng 8g Tía tô, 8g Hương phụ, 6g Trần bì, 4g Cam thảo, cho thêm 2 lát Gừng tươi sắc nước uống. Có thể kết hợp xông vào lúc thuốc đang nóng để ra mồ hôi giúp giải cảm
Tiêu đờm giảm ho
Nếu bị ho, có đờm có thể áp dụng bài thuốc sau: 6 – 12g tía tô, 8 – 12g la bạc tử, 6 – 8g bạch giới tử. Bài thuốc này sẽ giúp điều trị các chứng bệnh về viêm đường hô hấp, viêm phế quản, ho nhiều đờm…
An thai
Phụ nữ mang thai, đau bụng, buồn nôn có thể dùng rau tía tô sắc cùng đương quy, bạch thược, xuyên khung, đảng âm, trần bì, cam thảo… lấy nước uống sẽ giúp an thai, giảm đau bụng hiệu quả.
Cầm nôn ói
Ăn không tiêu, đầy bụng, nôn ọe có thể sắc nước lá tía tô uống sẽ có tác dụng cầm nôn, hết đầy bụng.
Giải độc cua cá
Ăn cua cá chẳng may trúng độc có thể dùng ngay bài thuốc sau: 10g lá tía tô, 8g gừng tươi, cam thảo, cho vào 600ml, sắc còn 200ml, uống nóng 3 lần trong ngày.
4. Một số món ăn kết hợp với rau tía tô vừa ngon, vừa phòng bệnh
4.1 Cháo tía tô
Đây là món cháo đặc trưng khi bị cảm lạnh, phong hàn. Cháo có cách nấu rất đơn giản, chỉ cần cắt nhỏ lá tía tô và nấu kèm với cháo trắng, nêm nếm gia vị vừa ăn sẽ giúp giải cảm rất tốt, khiến cơ thể đổ mồ hôi, hồi phục sức khỏe trở lại nhanh chóng.
4.2 Lá tía tô nhồi nấm chiên giòn
Đây là món ăn quen thuộc của những người thường xuyên ăn chay. Nguyên liệu để thực hiện món ăn này cực kỳ đơn giản, cách chế biến lại không quá cầu kỳ. Tuy nhiên, thành phẩm lại là một món ăn ngon với hương vị hết sức hấp dẫn.
Nguyên liệu cần có:
- Nấm rơm
- Nấm mèo
- Nấm bào ngư
- Lá tía tô lớn
- Bột chiên giòn
- Đậu hủ trắng
Cách làm như sau:
- Nấm rơm, nấm bào ngư đem rửa rửa sạch rồi cắt sợi
- Ngâm nấm mèo trong nước ấm khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch, cắt sợi.
- Đậu hũ trắng bóp nhuyễn.
- Lá tía tô đem đi rửa sạch, dùng khoảng 5 – 6 lá cắt sợi, các lá còn lại để ráo nước
- Bột chiên giòn pha vào nước, khuấy loãng.
- Trộn nấm rơm, nấm mèo, nấm bào ngư, đậu hũ trắng, lá tía tô cắt sợi lại với nhau, sau đó nêm nếm gia vị, đem xào sơ qua dưới lửa nhỏ.
- Lấy bột chiên giòn quét đều lên 2 mặt của lá tía tô, sau đó cho phần nhân đã xào vào, cuộn lại, dùng tăm để ghim cố định. Tiếp tục thực hiện như vậy cho đến khi hết phần nhân.
- Sau khi cuộn xong, cho các cuộn vào chảo dầu, chiên cho đến khi lá tía tô vàng giòn thì vớt ra đĩa và thưởng thức. Bạn có thể ăn món này kèm với cơm hoặc bún và kèm thêm các loại rau khác để tăng cường chất xơ cho cơ thể.
4.3 Chả ốc tía tô
Nếu đã có sẵn rau tía tô hãy sắm ngay thêm những chú ốc bươu béo mập để làm món chả ốc tía tô ngon khó cưỡng.
Nguyên liệu cần có:
- Ốc bươu
- Giò sống
- Lá tía tô
- Sả
- Dầu ăn, tỏi
- Gia vị
Cách làm như sau:
- Rửa sạch lá tía tô, để ráo nước
- Ốc bươu đem rửa sạch, cắt nhỏ và trộn với giò sống. Sau đó, đem ướp với sả tỏi, nước mắm, bột ngọt và tiêu, để trong khoảng 15 phút cho thấm gia vị.
- Trải lá tía tô, cho chả ốc vào mặt trái rồi gói lại, dùng tăm ghim cố định cuốn chả. Làm như vậy cho đến khi hết phần nhân.
- Bắc chảo, đun nóng dầu ăn và cho chả ốc tía tô vào chiên vàng. Sau đó, vớt ra đĩa, lót bên dưới một lớp giấy thấm dầu.
- Pha nước chấm (nước mắm, chanh, đường, tỏi, ớt) để chấm.
Trên đây là những thông tin về rau tía tô mà Vua Nệm gửi đến bạn. Một loại rau thơm phổ biến trong các món ăn, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo dõi Vua Nệm để đón đọc thêm những bài viết bổ ích khác nữa nhé.
>>>Đừng bỏ lỡ:
- Rau chân vịt là gì?
- Rau đay là rau gì?
- Rau bợ là rau gì?
- Rau dớn là rau gì?
- Rau chùm ngây là rau gì?