Mọi người thường thấy khi giặt chăn ngoài cửa hàng giặt sẽ có mùi thơm tho rất lâu và cảm giác sạch sẽ hơn so với tự giặt ở nhà. Tại sao lại như vậy? Không hẳn là do nước xả vải được dùng tốt hơn mà nguyên nhân được cho là họ có quy trình giặt là đúng cách.
Trong bài viết này, Vua Nệm sẽ hướng dẫn các bạn các giặt chăn thơm lâu đơn giản tại nhà, hiệu quả cao. Chắc chắn những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn, đừng bỏ lỡ nhé!
Nội Dung Chính
1. Vệ sinh chăn mền thường xuyên, giặt giũ định kỳ
Chăn mền, ga gối thơm tho là yếu tố giúp bạn có một tinh thần thoải mái, dễ chịu nên dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Trong khi đó, chăn ga gối bị ẩm mốc, bốc mùi hôi sẽ khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Vậy mới thấy hương thơm lưu lại trên chăn mền là rất hữu ích.
Với những chiếc chăn mền đang được sử dụng hằng ngày, chúng ta áp dụng ngay cách giặt chăn thơm lâu sau đây để giúp giặt nhanh ngay tại nhà vẫn có thể lưu giữ hương thơm không kém gì giặt ngoài tiệm.
Tục ngữ có câu: Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm. Thật vậy, nhà có sạch sẽ thì mới tạo sự thoáng mát, thoải mái. Bát có sạch thì mới mang tới cảm giác ngon miệng. Chăn mền cũng vậy, để luôn thơm tho thì cần phải sạch sẽ.
Chăn lâu ngày không giặt sẽ có mùi hôi, ẩm mốc và ẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, gây mùi. Đồng thời, sự tồn tại của vi khuẩn không chỉ làm cho chăn có mùi hôi khó chịu mà còn khiến cho chăn hình thành các vết ố vàng, vết bẩn cứng đầu khó giặt sạch.
Hơn nữa, chăn có mùi hôi và bị ẩm mốc nếu không giặt giũ ngay sẽ bị ám mùi rất khó làm sạch, tẩy mùi hôi hoàn toàn. Sau khi giặt xong không tránh khỏi sẽ lưu lại mùi khó chịu.
Để chăn được giặt sạch và thơm tho thì cần thường xuyên giặt giũ sạch sẽ và định kỳ. Thậm chí, trong trường hợp chưa đến thời gian cần giặt nhưng chăn có dấu hiệu bị bẩn, dính đồ uống, vụn thức ăn hoặc những ngày trời mưa dầm ẩm ướt gây mùi hôi hám thì nên giặt chăn ngay để tránh không bị ám mùi.
Nên giặt chăn mỗi tuần một lần ngay cả khi bạn không nhìn thấy vết bẩn. Vì trên bề mặt chăn có rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn mà bạn không thể nhìn thấy được.
2. Vệ sinh cả ga, gối, nệm
Giặt chăn thường xuyên là việc cần thiết nhưng không thể bỏ qua bước giặt giũ và vệ sinh các phụ kiện giường nằm khác như ga, gối, nệm. Chăn sạch thơm tho thôi chưa đủ, vì nó có thể sẽ bị làm bẩn, gây mùi từ ga gối, nệm nếu như những món đồ này không sạch.
Khi vệ sinh chăn mền thì cũng cần vệ sinh luôn ga, gối, nệm cùng lúc để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và mùi hôi. Khi cả chăn ga gối, nệm đều sạch thì mới đảm bảo được chăn mền thơm lâu.
Lưu ý, khi giặt chăn, ga, gối, nệm cần phải phân loại và giặt riêng với nhau. Không giặt chăn chung với ga gối, cũng không giặt ga, gối chung với nhau. Một mặt để trán bị loang màu, dính màu nếu chúng có màu sắc khác nhau.
Mặt khác, không để cho vết bẩn, chất bẩn, mùi hôi của các loại chăn ga gối bị lan ra, ngấm vào gây khó tẩy mùi hơn. Ngoài ra, việc giặt chung các món đồ này cũng không thể đảm bảo máy có thể giặt sạch sẽ từng món, khiến chúng không được sạch sẽ tối ưu.
Không chỉ giặt vỏ chăn, vỏ gối mà ruột chăn, ruột gối cũng cần được giặt định kỳ mỗi năm 2 – 3 lần hoặc nhiều hơn nếu như bị bẩn và ẩm ướt do dính nước, đồ uống…Bụi bẩn, vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập vào bên trong ruột chăn gối, gây mùi hôi ẩm mốc khó chịu. Vì vậy, để chăn, ga gối được thơm lâu thì cũng cần giặt ruột chăn, gối sạch sẽ sau thời gian vài tháng sử dụng.
3. Sử dụng nước xả vải để ngâm chăn ga gối
Cách giặt chăn thơm lâu đơn giản tại nhà không thể không sử dụng nước xả vải. Những loại nước xả vải vừa tạo được hương thơm cho chăn, vừa giúp làm mềm vải, tránh cho chăn ga bị khô cứng sau khi giặt xong.
Để nước xả vải ngấm vào từng thớ vải và lưu giữ hương thơm lâu hơn thì nên ngâm chăn ga gối trong nước xả ở thời gian nhất định, thường khoảng 10 – 15 phút. Có thể dùng loại xả một lần hoặc loại nước xả thông thường tùy vào sở thích.
Dù nước xả vải rất thơm nhưng cũng không nên lạm dụng, không nên cho quá nhiều nước xả. Cho một lượng phù hợp theo hướng dẫn sử dụng để tạo được hương thơm dịu nhẹ mang đến cảm giác dễ chịu. Nếu dùng quá nhiều sẽ làm cho chăn ga trở nên nồng nặc, mùi hương quá đậm khiến cho chúng ta cảm thấy ngột ngạt và khó thở hơn.
4. Sấy hoặc phơi khô chăn ga gối ở mức tối đa
Thời điểm giặt chăn ga gối nên chọn những ngày trời nắng ráo. Bạn có thể giặt chăn từ sáng sớm để có cả thời gian một ngày để phơi khô chăn ga. Hạn chế giặt chăn khi trời nồm, ẩm ướt, mưa dầm vì thời tiết sẽ khiến chăn không thể khô hoàn toàn.
Chăn không được phơi khô, sấy khô tuyệt đối sẽ giữ lại một chút hơi nước ẩm ướt. Thời gian ngắn sẽ gây ra ẩm mốc, gây mùi hôi khó chịu. Chăn được làm sạch và phơi khô tối đa sẽ mang lại sự khô ráo, thoáng mát và có hương thơm tự nhiên mang đến sự dễ chịu hơn.
Nếu là giặt chăn ga gối bằng máy giặt có chế độ sấy khô thì sẽ rất tiện lợi để làm khô chăn. Chỉ cần phơi chăn ở nơi khô ráo, thoáng mát, không cần phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Ánh nắng có thể khiến cho chăn ga gối bị bạc màu, chất vải bị khô cứng…
Nhưng nếu giặt bằng tay không thể vắt hết nước trong chăn thì cần phải phơi dưới ánh nắng để đảm bảo chăn được khô ráo tối đa. Tuy vậy, khi giặt và phơi nên lộn trái chăn ga để lớp bên ngoài ngược vào trong, lúc này khi phơi sẽ hạn chế được tình trạng khô vải và bạc màu.
Trường hợp phơi trong cả ngày chăn vẫn chưa khô, nhất là ở những góc chăn dày thường rất lâu khô và khó khô tuyệt đối. Lúc này cần sử dụng quạt gió, máy sấy để làm khô tốt nhất. Tuyệt đối không phơi chăn, ga gối ngoài trời vào ban đêm, vì sương đêm và sương vào sáng sớm sẽ khiến chăn ẩm ướt hơn. Cũng không nên phơi chăn ga gối trong nhà tắm, hơi nước ẩm ướt và sự bí bách trong không gian nhà tắm cũng sẽ gây ẩm, tạo mùi hôi, thậm chí là sản sinh vi khuẩn gây bệnh.
5. Sử dụng tinh dầu thơm để giúp chăn thơm lâu
Tinh dầu thơm là sản phẩm được nhiều người lựa chọn để khử mùi hôi cho phòng ngủ. Dùng tinh dầu thơm cũng là cách giặt chăn thơm lâu rất hiệu quả. Có hai cách để sử dụng các loại tinh dầu này khi giặt chăn ga.
Một là cho vài giọt tinh dầu vào nước trước khi xả nước lần cuối cùng trong quá trình giặt. Tinh dầu sẽ tan trong nước, ngấm vào từng sợi vải, chăn ga sẽ thơm lâu hơn sau khi được làm khô.
Cách thứ hai là có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào trong chăn, ga, gối trước khi đem sấy khô phơi khô. Hương thơm của tinh dầu sẽ bám vào trong chăn ga, sau khi sấy, phơi khô cũng sẽ được lưu giữ lại giúp chăn thơm lâu hơn.
Tinh dầu không chỉ giúp chăn có mùi thơm dịu nhẹ mà còn có tác dụng an thần, giúp chúng ta cảm thấy khoan khoái, dễ chịu khi ngủ. Từ đó, nó có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn và tinh thần sảng khoáng hơn khi thức dậy.
6. Vệ sinh sạch sẽ phòng ngủ, ngăn ẩm mốc, tạo mùi thơm cho phòng
Phòng ngủ bẩn thỉu, nấm mốc, bốc mùi hôi hoặc bị ẩm mốc cũng là một yếu tố khiến cho chăn ga gối bị hôi hám. Chính vì vậy, để chăn ga sạch sẽ và thơm tho thì căn phòng cũng cần phải sạch và thơm.
Phòng ngủ có thể bị nấm mốc, ẩm ướt và nhiều vi khuẩn, bụi bặm tích tụ. Nếu không làm sạch phòng nó sẽ khiến phòng có mùi và bám trên chăn ga gối. Mặt khác, vi khuẩn và bụi bẩn cũng sẽ xâm nhập vào chăn ga khiến cho chúng bị bẩn và nhanh bị ẩm mốc hơn.
Cần phải thường xuyên lau chùi, dọn dẹp phòng ngủ. Chú ý những vị trí ẩm ướt, dễ tích tụ bụi bặm, vi khuẩn như góc phòng, các góc tường, giường nằm, tủ đồ, gầm bàn ghế…Tốt nhất là khi mang chăn ga đi giặt thì nên dọn dẹp phòng ngủ luôn. Sau khi chăn ga được giặt thơm tho thì căn phòng cũng có được sự sạch sẽ, thông thoáng. Không còn có khả năng dính bẩn và gây mùi cho chăn ga gối.
Để phòng ngủ được thơm thì các bạn có thể sử dụng nước xịt phòng, tinh dầu, sáp thơm hay hoa tươi…Mùi thơm từ những sản phẩm này sẽ giúp căn phòng có mùi hương thoang thoảng, dịu nhẹ. Vào những ngày trời nắng thì nên mở cửa phòng để căn phòng được “phơi nắng”, thông thoáng và khô ráo hơn, chống ẩm mốc và mùi hôi tốt hơn.
Trên đây là 6 cách để chăn được thơm lâu khi giặt tại nhà một cách đơn giản và hiệu quả cao. Các bạn có thể áp dụng ngay những cách này để kiểm nghiệm xem kết quả có như mong đợi không nhé.