Mỗi loài hoa đều mang trong mình những ý nghĩa riêng và hoa thược dược cũng vậy. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ý nghĩa hoa thược dược là gì. Đó cũng là lý do tại sao chúng tôi muốn chia sẻ bài viết này. Đồng thời, trong bài viết chúng tôi cũng sẽ mang tới cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan tới hoa thược dược.
Nội Dung Chính
1. Giới thiệu về hoa thược dược
1.1. Tên gọi và nguồn gốc
Hoa thược dược là loài hoa có nguồn gốc từ Mexico, đồng thời cũng được coi là quốc hoa của đất nước này. Trong khoa học, hoa thược dược được gọi là Dahlia và là một chi thực vật có củ, thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Loài hoa này đặc biệt ưa thích môi trường có độ ẩm cao, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên. Do đó, nó thường được trồng trong vườn, trước sân, trước hè,… để tô điểm không gian.
1.2. Đặc điểm hình thái
Thược dược còn là loại hoa thân thảo, sống lâu năm. Trung bình, chiều cao của cây hoa vào khoảng 50 – 150cm. Riêng với loại hoa thược dược lùn thì chiều cao khiêm tốn hơn, chỉ 20 – 40cm. Thân cây mọc thẳng đứng và phân thành các nhánh. Lá cây có hình dáng tương tự như quả trứng và mọc đối xứng nhau.
Những bông hoa thược dược sẽ mọc ra từ nách lá hoặc đỉnh cành. Cuống hoa khá dài. Màu sắc của hoa thược dược rất đa dạng, ví dụ như đỏ, trắng, vàng, xanh, tím. Mỗi bông hoa đều có kích thước rất lớn với đường kính nụ từ 2 – 3cm và đường kính hoa lên tới 8 – 10cm. Các cánh hoa thược dược được xếp chồng lên nhau tạo thành nhiều lớp trông rất “đồ sộ”.
Dựa vào cấu tạo cánh hoa mà người ta chia hoa thược dược thành 2 loại là hoa đơn và hoa kép. Mặc dù hoa thược dược rất đẹp nhưng lại không có hương thơm.
2. Các ý nghĩa hoa thược dược
2.1. Ý nghĩa trong phong thủy, tình yêu
Trong phong thủy, hoa thược dược được coi là loài hoa mang nhiều may mắn, thanh công và có thể giúp giải quyết những vướng mắc trong tình yêu mà mọi người gặp phải.
Còn trong tình yêu thì loài hoa này lại mang ngụ ý hướng tới người mình yêu thương, được coi là loài hoa biểu tượng cho sự chung thủy. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tặng đối phương hoa cẩm chướng ngụ ý cầu mong đối phương luôn được vui vẻ, hạnh phúc.
Hơn hết, loài hoa này còn đại diện cho một tình yêu vĩnh cửu, trường tồn cùng năm tháng. Đây cũng là lý do mà nhiều hôn lễ thường dùng hoa thược dược để trang trí.
2.2. Ý nghĩa hoa thược dược theo màu sắc
Ngoài ra, ý nghĩa hoa thược dược còn phụ thuộc vào màu sắc. Mỗi màu sắc hoa thược dược lại mang một ý nghĩa bí ẩn riêng. Cụ thể:
2.2.1. Ý nghĩa hoa thược dược trắng
Những bông hoa thược dược trắng muốt, mỏng manh, tinh khôi không chỉ đẹp mà còn mang lại cảm giác dễ chịu, thư thái và khơi gợi mong muốn được nâng niu, che chở. Bên cạnh đó, nó còn mang ý nghĩa chỉ người con gái thuần khiết lại dịu dàng, thanh lịch.
2.2.2. Ý nghĩa hoa thược dược vàng
Màu vàng là màu sắc đại diện sự giàu có, vương giả, phú quý. Vì vậy, ý nghĩa hoa thược dược vàng chính là đại diện cho cuộc sống đầy đủ, sung túc. Ngoài ra, người ta còn coi loài hoa này là biểu tượng của sự hạnh phúc lâu bền cho các cặp đôi.
2.2.3. Ý nghĩa hoa thược dược tím
Ý nghĩa hoa thược dược tím đó chính là biểu thị một tình yêu đẹp, thủy chung, son sắc. Với các cặp vợ chồng, khi tặng hoa này chính là một lợi khẳng định tình cảm luôn bền vững, trước sau như một.
Bên cạnh đó, nếu những người bạn tặng cho nhau hoa thược dược tím còn thể hiện được sự tinh tế, lịch sự và cách cư xử tốt đẹp với đối phương.
2.2.4. Ý nghĩa hoa thược dược đỏ
Đỏ là màu sắc tượng trưng cho quyền lực, đam mê, sự mãnh liệt, khát vọng. Và hoa thược dược đỏ cũng mang theo những ý nghĩa này. Nếu các cặp đôi tặng cho nhau hoa thược dược đỏ nghĩa là họ muốn thể hiện tình yêu nồng nàn, cháy bỏng dành cho nửa kia của mình.
2.2.5. Ý nghĩa hoa thược dược xanh
Một cuộc sống bình an, yên ấm và tràn đầy hy vọng là ý nghĩa mà những bông hoa thược dược màu xanh muốn thể hiện.
2.2.6. Ý nghĩa hoa thược dược hồng
Vậy những bông hoa thược dược màu hồng có ý nghĩa gì? Người ta cho rằng loài hoa này chính là hiện thân của vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế, nhẹ nhàng nhưng cũng đầy trí tuệ.
2.2.7. Ý nghĩa hoa thược dược đỏ sẫm (đen)
Nếu những màu sắc hoa thược dược trên đều mang ngụ ý tốt đẹp thì hoa thược dược đỏ sẫm hay đen này lại trái ngược. Ý nghĩa hoa thược dược đỏ sẫm khá tiêu cực bởi nó là một lời cảnh báo về sự phản bội. Đi kèm với phản bội luôn là sự tổn thương và đau khổ.
3. Tác dụng của hoa thược dược
Có rất nhiều tác dụng khác nhau đã được tìm thấy ở hoa thược dược – một loài hoa cũng rất phổ biến tại Việt Nam. Đó là:
- Trang trí nhà cửa
Bạn có thể mua hoặc trồng hoa để trang trí nhà cửa. Những chậu, bình hoa thược dược có thể đặt trên bàn khác, bàn làm việc, ban công, trong vườn, trước cửa,… vừa đẹp lại còn có thể hút thêm vận may.
Ngoài ra, một số khu vực công cộng như tòa nhà chung cư, công viên, bệnh viện,… còn trồng loài hoa này để làm đẹp cảnh quan.
- Quà tặng
Không chỉ đẹp mà còn mang nhiều ý nghĩa nên hoa thược dược thường được dùng để làm quà tặng vào các dịp lễ, tết. Bạn có thể tặng loài hoa này cho người thân, người yêu, bạn bè hay đồng nghiệp đều được.
- Sức khỏe
Loài cây thân thảo này còn được xếp vào nhóm thuốc dùng để bồi bổ cơ thể, bổ sung khí huyết hay kết hợp cùng một số loại thuốc khác để trị rong kinh, tiểu đường, ho khan, ho lâu ngày không khỏi.
4. Hướng dẫn cắm, trồng và chăm sóc hoa thược dược
4.1. Cách trồng
Để trồng hoa thược dược bạn cần có hạt giống hoặc củ hoa, đất hữu cơ, chậu, cuốc, xẻng.
Trồng bằng củ:
- Ngâm củ hoa thược dược vào nước khoảng 30 phút
- Cho đất hữu cơ vào chậu sao cho cách miệng chậu từ 4 – 6cm
- Đào một hố giữa chậu và đặt củ hoa vào sau đó lấp đạt sao cho vẫn nhô ¼ củ hoa lên trên
- Thường xuyên tưới nước, bón phân hữu cơ cho chậu cây. Tới khi cây phát triển thì thêm đất vào chậu
- Khi thân cây cao lên thì cần cắm một cọc gần bằng thân cây bên cạnh và buộc thân cây với cọc để tránh cây bị đổ
Trường hợp không trồng củ hoa trong chậu mà trồng ở bên ngoài thì vẫn thực hiện theo hướng dẫn trên nhưng cần chọn khu vực đất tơi, xốp và nhớ thêm phân bón.
Trồng bằng hạt giống:
- Cho hạt giống vào nước ấm, ngâm từ 1 – 2 giờ rồi vớt ra, để ráo
- Cho vào chậu đất hữu cơ tơi xốp rồi xếp hạt giống vào sau đó lại rải một lớp đất lên và tưới ít nước
- Nên tưới phun sương chậu cây 3 lần/ngày
- Sau khoảng 5 ngày hạt giống nảy mầm và phát triển thành cây con, ra lá sau khoảng 10 ngày
- Có thể tiếp tục trồng cây trong chậu hoặc chuyển ra khu vực đất khác để trồng
- Khi thân cây cao lên thì cần cắm một cọc gần bằng thân cây bên cạnh và buộc thân cây với cọc để tránh cây bị đổ
4.2. Chăm sóc cây
- Ở giai đoạn cây hoa thược dược đang đâm chồi thì bạn chỉ cần tưới phun sương hoặc tưới nhẹ cho đất đủ ẩm
- Muốn cây phát triển tốt thì bón thêm phân NPK hoặc phân đầu trâu khoảng 3 – 4 tuần/lần
- Sử dụng thuốc trừ sâu hữu cơ nếu hoa bị sâu bệnh
4.3. Cách cắm hoa thược dược đẹp, tươi lâu
Muốn cắm hoa thược dược vừa đẹp lại tươi lâu thì bạn cần chuẩn bị kéo, xốp, thuốc dưỡng hoa và bình hoa. Sau đó thực hiện như sau:
- Bước 1: Đổ đầy ⅓ bình nước, thêm vào thuốc dưỡng hoa
- Bước 2: Cắt chéo gốc hoa 45 độ để hoa hút nước tốt hơn. Khi cắt hoa cần chú ý chiều cao hoa cân đối với bình. Các bông hoa nên có độ cao thấp khác nhau
- Bước 3: Cắm hoa và điều chỉnh lại cho đẹp
XEM THÊM:
- Ý nghĩa của hoa Lan Hồ Điệp và cách chăm sóc loài hoa này
- Ý nghĩa của hoa để bàn cưới và một số tips cắm hoa mê mẩn
- Ý nghĩa hoa thanh liễu
Trên đây là tổng hợp các ý nghĩa hoa thược dược và công dụng cùng cách trồng, chăm sóc, cắm hoa sao cho đẹp. Nếu bạn yêu thích loài hoa này thì đừng ngại mua về trang trí, trồng hay tặng bạn bè, người thân, người yếu,…