Là sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, phong cách nội thất Retro dã được sáng tạo và thịnh hành từ rất lâu nhưng chưa bao giờ hết sự cuốn hút. Phong cách này mang tới sự quyến rũ và thời thượng bởi những gam màu ấm áp, hoài niệm.
Ngày nay, các thiết kế nội thất với phong cách retro ngày càng phổ biến hơn. Nếu bạn muốn áp dụng phong cách này cho căn hộ của mình, hãy cùng Vua Nệm tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây nhé.
Nội Dung Chính
1. Phong cách nội thất Retro là gì? Định nghĩa phong cách nội thất Retro
Bắt nguồn từ những năm 50 – 70 của thế kỉ XIX tại vùng đất Bắc Âu, phong cách Retro đã có những tác động lớn đến lĩnh vực quảng cáo, trang trí và thiết kế nội thất. Retro là từ viết tắt những chữ cái đầu của thuật ngữ “Retrospective” có nghĩa là hồi tưởng quá khứ, lâu dần nó trở thành một cái tên riêng trong phong cách thiết kế.
Phong cách Retro có đặc điểm đậm chất hiện đại nhưng màu sắc, hoa văn lại phảng phất nét cổ điển. Nội thất được thiết kế với phong cách này sẽ có vẻ đẹp hiện đại, thanh lịch và vô cùng tinh tế.
Bản thân phong cách nội thất Retro cũng có sự khác biệt thay đổi theo từng giai đoạn. Điều đó làm nên sự đa dạng của phong cách này. Điểm chung nhất là các màu sắc của phong cách Retro thiên về những gam màu nổi bật như đỏ, cam, xanh lam với sắc độ hơi trầm hoặc các gam màu nâu be, hồng. Các vật dụng nội thất, đồ trang trí của phong cách Retro cũng mang hơi hướng cổ điển.
2. Những đặc điểm làm nên phong cách nội thất Retro
Để áp dụng thành công phong cách Retro trong thiết kế nội thất, bạn cần nắm rõ những yếu tố tạo nên phong cách này. Dưới đây là những hướng dẫn chọn màu sắc, đồ nội thất … để bạn có thể tạo nên một không gian đậm chất hoài niệm quá khứ.
2.1 Màu sắc
Màu sắc là yếu tố chủ đạo tạo nên linh hồn của một mẫu thiết kế. Do đó, nếu muốn trang trí đúng chất Retro thì bạn cần tìm hiểu về cách những màu sắc được sử dụng trong phong cách này.
Về cơ bản, những màu sắc được ưa chuộng trong không gian Retro là những màu có sắc độ hơi trầm như đỏ đô, đỏ cam, xanh lam, vàng đất, nâu be … và những màu khác cùng tông.
Bởi sự đa dạng của phong cách Retro mà cách sử dụng màu sắc cũng có sự khác biệt theo từng giai đoạn
- Những năm 50: Bản thân phong cách nội thất Retro những năm 50 được chia làm hai xu hướng. Xu hướng thứ nhất là sử dụng màu chủ đạo như xanh lục bảo, xanh ô liu, navy … Xu hướng thứ hai là kết hợp những màu sắc nổi bật với những màu sáng để tạo sự cân bằng trong thiết kế.
- Những năm 60: Cách phối màu trong giai đoạn này mang hơi hướng kết hợp giữa các màu có sắc độ tươi sáng và rực rỡ như cam, đỏ, nâu, vàng, trắng … Nghe có vẻ đối lập nhau nhưng thực tế sự kết hợp này tạo nên điểm nhấn riêng vô cùng bắt mắt của phong cách nội thất Retro những năm 60
- Những năm 70: Cách phối màu trong những năm 70 chịu tác động từ trào lưu âm nhạc Disco và phong cách hippie. Những màu sắc trung tính như nâu, màu be, màu cát, xanh lá cây, cam cháy, bạc … được xuất hiện thường xuyên trong mọi thiết kế.
2.2 Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong mọi phong cách nội thất nói chung và phong cách Retro nói riêng. Những không gian thiết kế theo phong cách Retro thường sở hữu những cửa sổ cánh và cửa sổ vòm rộng để tối đa hóa lượng ánh sáng chiếu vào phòng. Nhờ vậy, không gian có thêm sự tươi sáng và ấm áp hơn.
Bên cạnh ánh sáng tự nhiên, ánh sáng từ các loại đèn cũng là điều quan trọng tạo nên sự khác biệt cho không gian nội thất Retro. Những năm 60, người ta ưa chuộng đèn treo ốp trần alu cho phong cách Retro thì đến những năm 70 các loại đèn cây với chụp đèn thiết kế tỉ mỉ lại được sử dụng rộng rãi hơn.
Như vậy. dù thiết kế không gian theo xu hướng nào, bạn cũng cần đảm bảo ánh sáng tự nhiên và ánh sáng đèn cho căn phòng của mình.
>> XEM THÊM: Phòng ngủ phong cách Địa Trung Hải – Xu hướng mới trong thiết kế nội thất
2.3 Trang trí bức tường
Bức tường là yếu tố quan trọng thể hiện tinh thần hoài cổ của phong cách nội thất Retro. Thực chất người ta không đặt ra quy tắc nhất định nào khi trang trí tường cho phong cách Retro. Tuy nhiên thông thường những cách trang trí mà các kiến trúc sư hay sử dụng đó là:
– Tường gạch đơn sắc: Các bức tường thô được sơn màu chì, màu nâu gạch tạo nét hoài niệm rõ ràng
– Giấy dán tường có hoa văn nhẹ nhàng, tông màu sáng hoặc màu ấm
– Tường có trang trí khung tranh ảnh với họa tiết lớn, màu sắc sặc sỡ mang tinh thần nhạc Pop của thế kỷ trước.
2.4 Đồ nội thất
Khi bố trí không gian phong cách Retro thì đồ nội thất là ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Đồ nội thất của phong cách này cũng rất đa dạng, thường là những thiết kế nội thất thiết kế đơn giản nhưng mang hơi hướng cổ điển.
2.5 Đồ trang trí
Những không gian ứng dụng phong cách nội thất Retro cũng sử dụng các món đồ trang trí khá đa dạng. Bố cục trang trí điển hình nhất của phong cách này là chia kệ tủ thành các ô nhỏ và sắp xếp đồ trang trí vào đó.
Bên cạnh các đồ trang trí ở kệ tủ thì tranh treo tường là vật dụng trang trí thường được sử dụng nhất. Tranh treo tường giúp lấp đầy khoảng trống không gian, đồng thời tô đậm thêm màu sắc Retro, giúp căn nhà trở nên thú vị hơn.
Những vật trang trí của phong cách Retro điển hình là những vật dụng bằng kim loại. Không phải là kim loại sáng bóng, vật dụng trang trí của Retro mang đậm dấu ấn của thời gian, có vẻ ngoài hơi rỉ sét hoặc trầy xước nhẹ.
Tương tự như vậy, đồ nội thất gỗ với lớp vecni sờn cũ cũng là điểm nhấn tuyệt vời cho không gian nội thất như của thế kỷ trước. Tổng thể sẽ tạo ra ấn tượng về một không gian nội thất hoài niệm nhưng không kém phần hiện đại.
3. Phân biệt giữa phong cách Retro và Vintage
Cùng theo hơi hướng hoài niệm xưa cũ nên có không ít người bị nhầm lẫn giữa phong cách nội thất Retro và phong cách Vintage. Tuy nhiên giữa chúng lại có sự khác biệt rất rõ ràng.
Nội thất của phong cách Vintage chính là tận dụng những món đồ đã cũ. Những nội thất chủ đạo của căn phòng như bàn, ghế, tủ, kệ trang trí … đều có thể tận dụng những món đồ cũ lâu năm để dựng lên không gian vintage.
Tuy nhiên phong cách Retro lại thiên về căn nhà hiện đại lưu giữ giá trị cổ điển. Các đồ nội thất chủ đạo của phong cách Retro như bàn, ghế, tủ, kệ … là những món đồ mới nhưng được xây dựng theo phong cách cổ xưa.
Một khác biệt lớn nữa đó là về màu sắc. Không gian vintage thường được trang trí bằng tông màu nhẹ nhàng như nâu, be và các màu pastel tươi sáng. Căn phòng vintage thường có giấy dán tường, sàn gỗ, ghế đơn và thảm trải sàn.
Tuy nhiên phong cách Retro lại mang màu sắc mạnh mẽ hơn. Màu chủ đạo của phong cách Retro là những màu mạnh như đỏ, cam, vàng, xanh lam … được kết hợp hài hòa tạo nên một không gian ấn tượng.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về phong cách nội thất Retro đang rất được ưa chuộng trên thị trường. Nếu bạn muốn sử dụng phong cách này cho không gian của mình, hãy tham khảo cách trang trí, phối màu và cách chọn sản phẩm nội thất để có thiết kế hợp lý nhất nhé.