Thời trang nhanh đang là ngành hàng nhận được sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng. Không chỉ mang đến những xu hướng thời trang hiện đại, thời trang nhanh còn được bán với mức giá rẻ so với mặt bằng chung. Vậy thời trang nhanh chó những ưu điểm và hạn chế gì? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
1. Thời trang nhanh là gì?
Thời trang nhanh (Fast fashion) còn được người tiêu dùng gọi là thời trang “ăn liền”. Thuật ngữ này dùng để chỉ những món đồ được lấy tưởng từ các xu hướng thời trang mới nhất và được sản xuất nhanh để bán cho khách hàng.
Ngành thời trang này cho phép người tiêu dùng mua các mẫu trang phục, giày dép, nón, phụ kiện cập nhật với xu hướng mới nhất với giá tiền phải chăng.
Phương pháp sản xuất chính của thời trang nhanh sẽ tập trung vào việc tạo ra nhiều món đồ hơn với thời gian nhanh hơn. Do đó, thời trang nhanh luôn kịp thời tung ra thị trường những món đồ bắt “trend” cực nhanh với giá rẻ, phù hợp với số đông người tiêu dùng, đặc biệt là người trẻ. Đồng thời, phong cách của Fast Fashion cũng thay đổi nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu mới của người dùng.
Với những đặc điểm này, Fast Fashion đã trở thành thách thức lớn dành cho các ngành thời trang truyền thống, nơi các bộ sưu tập và dòng sản phẩm mới đều được tung ra một cách có trật tự. Thực tế, hai mô hình thời trang này không có nhiều khác biệt. Thay vì ra mắt các bộ sưu tập định kỳ theo mùa, theo năm, thời trang nhanh giới thiệu sản phẩm mới nhiều lần trong tuần để bắt kịp xu hướng.
2. Sự phát triển của thời trang nhanh
Cuối những năm 1990, thói quen mua sắm quần áo bắt đầu trở thành một loại hình giải trí, một cách để người tiêu dùng thư giãn, xả stress. Theo sự phát triển của chất lượng cuộc sống, nhu cầu về thời trang của con người cũng ngày càng cao hơn. Theo đó, các trend thời trang cũng thay đổi chóng mặt trong thời gian ngắn.
Điều này đã dẫn đến sự ra đời của Fast Fashion. Khi đó, các mẫu thiết kế hợp mốt được sản xuất đồng loạt với chi phí thấp. Vì thế, những người tiêu dùng bình dẫn vẫn có thể sở hữu các sản phẩm y hệt nhưng các mẫu thiết kế trên sàn trình diễn hay của người nổi tiếng với giá thành cực rẻ.
Tuy nhiên, thời trang nhanh không quá đề cao về chất lượng và độ bền của sản phẩm. Do đó, các món đồ thời trang này thường có chất lượng không quá tốt, dễ có hàng kém, lỗi hoặc mặc được vài lần thì hỏng.
Tuy nhiên, với các người tiêu dùng yêu thích thời trang và có nhu cầu thay đổi liên tục, Fast Fashion lại đáp ứng rất tốt. Theo đó, họ chỉ muốn mặc những trang phục đẹp, hợp thời và không có ý định sẽ sử dụng chúng dài lâu khi đã qua trend.
Đến hiện nay, nền công nghiệp thời trang nhanh đã phát triển với tốc độ “khủng khiếp”. Kéo theo đó là sự ra đời của hàng loạt đế chế thời trang nhanh chiếm thị phần cực “khủng” trên thị trường. Đây cũng là ngành kinh doanh được đánh giá cao về mức lợi nhuận.
Một số thương hiệu thời trang nhanh hàng đầu trên thế giới là: Zara, H&M Group, UNIQLO, Topshop, GAP, Forever 21, Esprit, Fashion Nova,Primark, New Look… Các thương hiệu này có thể vừa là nhà sản xuất vừa là nhà bán lẻ.
Tuy nhiên, không ít các công ty này sẽ để việc sản xuất quần áo cho một bên thứ ba đảm nhiệm. Trong khi đó, họ sẽ tập trung phát triển các mẫu thời trang mới và tối ưu quy trình bán hàng.
3. Ưu điểm và nhược điểm của Fast Fashion
3.1 Lợi ích đối với các tổ chức kinh doanh
Thời trang nhanh mang đến nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các công ty. Theo đó, việc liên tục ra mắt các mẫu thời trang mới, theo trend sẽ khuyến khích khách hàng chi nhiều tiền hơn. Tâm lý không muốn bị bỏ lỡ sẽ khiến cho không ích người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền để sở hữu mẫu trang phục mới nhất.
Do xu hướng thời trang sẽ thay đổi liên tục, các thương hiệu sẽ không bổ sung hàng hóa của 1 mặt hàng nếu nó đã được bán hết. Thay vào đó, họ sẽ thay thế mẫu cũ bằng các mặt hàng mới hơn. Điều này càng làm cho người tiêu dùng cảm thấy cần được sở hữu một món đồ có số lượng hạn chế.
Ngoài ra, giá thành rẻ cũng là yếu tố giúp các doanh nghiệp thời trang nhanh bán được hàng hóa. Tâm lý thích giá rẻ sẽ khiến người tiêu dùng liên tục chi tiền cho thời trang nhanh. Đồng thời, họ cũng không cảm thấy lãng phí, tiếc nuối khi chỉ mặt trang phục được vài lần.
Bên cạnh đó, Fast Fashion cũng giúp cho biên lợi nhuận của nhà bán lẻ được giữ ở mức ổn định. Khi doanh thu của một dòng sản phẩm suy giảm, họ chỉ cần tung ra các sản phẩm mới hơn để thu hút khách hàng.
3.3 Lợi ích về phía người tiêu dùng
Thời trang nhanh cho phép người tiêu dùng mua những món đồ thời trang yêu thích với mức giá phải chăng. Dù có mức thu nhập trung bình, họ vẫn có thể chi trả cho các thiết kế độc đáo, mới lạ mà trước đây chỉ có thể tìm thấy ở các thương hiệu thời trang cao cấp.
Đồng thời, trang phục hợp thời cũng giúp người tiêu dùng phát triển gu thẩm mỹ cá nhân, thể hiện cá tính của mình. Không cần phải là người giàu có, họ vẫn có thể sở hữu một tủ quần áo lớn và trở nên khác biệt hơn giữa đám đông.
3.4 Nhược điểm của thời trang nhanh:
Bên cạnh những lợi ích dành cho khách hàng và doanh nghiệp, ngành thời trang nhanh vẫn nhận được khá nhiều lời chỉ trích vì tác động khuyến khích lối sống lãng phí. Theo đó, các sản phẩm thời trang này thường có độ bền kém, thời gian sử dụng ngắn. Người dùng sẽ chỉ mặc chúng được vài lần và vứt bỏ.
Điều này đã khiến không ít người băn khoăn về việc liệu thời trang nhanh có thật sự rẻ như chúng ta vẫn nghĩ. Thay vì chi trả cho một món đồ thời trang giá cao, bền bỉ, chúng ta chi tiền nhiều lần để sở hữu nhiều sản phẩm thời trang nhanh. Vậy Fast Fashion có thật sự “kinh tế”?
Ngành thời trang nhanh cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Theo các nhà phê bình, Fast Fashion góp phần rất lớn trong việc gây ra ô nhiễm môi trường và lãng phí chất liệu.
Hàng may mặc được sản xuất nhanh thường có chất lượng kém và nhanh chóng bị hư hỏng. Tuy nhiên, các món đồ này lại không thể tái chế do được làm từ chất liệu tổng hợp (60%) có nguồn gốc từ dầu mỏ. Không thể bị phân hủy trong thời gian ngắn, trang phục thời trang nhanh sẽ biến thành những bãi rác khổng lồ và tồn tại trong vài thập kỷ.
Bên cạnh đó, Fast Fashion còn có thể là nguyên nhân dẫn đến bóc lột sức lao động. Phần lớn các công ty thời trang nhanh đều thuê ngoài để sản xuất hàng hóa. Họ thường đặt trụ sở sản xuất ở các nước đang phát triển, kém phát triển – nơi không quá khắt khe về việc giám sát nhà thầu phụ. Điều này đã khiến không ít người lao động bị trả lương thấp, làm việc trong môi trường tồi tệ để cắt giảm chi phí sản xuất.
Ngoài ra, thời trang nhanh cũng bị chỉ trích vì xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nhiều nhà thiết kế đã lên tiếng cáo buộc rằng thiết kế thời trang của họ đã bị sao chép bất hợp pháp bởi các công ty thời trang nhanh. Sau đó, các mẫu này được sản xuất hàng loạt và bán với mức giá rẻ.
>> XEM THÊM: Top 10+ thương hiệu thời trang nổi tiếng Việt Nam được yêu thích nhất
Trên đây là toàn bộ nội dung chia sẻ về ngành thời trang nhanh do Vua Nệm tổng hợp. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Chúc bạn và gia đình luôn vui vẻ, hạnh phúc.