Những chiếc nệm tốt nhất cho cơn đau hông

CẬP NHẬT 09/08/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm Team

Một giấc ngủ ngon là điều rất quan trọng để nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nhưng nếu bạn đang gặp những chấn thương và gặp những cơn đau hông thì cũng sẽ khó để có một đêm ngon giấc, nhất là khi bạn ngủ sai loại nệm. 

Trong khi một số tấm nệm có thể làm các huyệt đạo bị cứng và trầm trọng hơn, một chiếc nệm phù hợp có thể giúp giảm bớt sự khó chịu và nâng đỡ các cơ, khớp bị đau nhức.

Vậy, làm thế nào để bạn có thể lựa chọn một mẫu nệm giúp làm dịu cơn đau và giúp giảm lực lên các vùng trọng điểm cơ thể? Vua Nệm sẽ hướng dẫn bạn theo quy trình từng bước một, từ việc hiểu rằng đau hông có thể ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ, cho tới việc chọn lựa một tấm nệm tốt có thể giảm bớt sự khó chịu và giúp bạn ngủ ngon hơn.

Nếu bạn phải chịu đựng những cơn đau hông thì việc lựa chọn loại nệm sẽ rất quan trọng để mang đến sự thoải mái và cải thiện giấc ngủ

Nếu bạn phải chịu đựng những cơn đau hông thì việc lựa chọn loại nệm sẽ rất quan trọng để mang đến sự thoải mái và cải thiện giấc ngủ

1. Các triệu chứng và nguyên nhân phổ biến của bệnh đau hông

Hông là một trong những bộ phận khớp quan trọng nhất trong cơ thể, và là một trong những nguồn cơn gây đau đớn nhất. Đau hông gây ảnh hưởng tới hơn 22 triệu người Mỹ, bao gồm 14.3% người lớn từ 60 tuổi trở lên. 

Cơn đau hông thường được mô tả như bị đâm, bị bắn, đau nhức hoặc căng cứng các cơ. Cơn đau cũng lan sang các bộ phận khác của cơ thể như đầu gối và lưng. Đau hông được coi là bệnh mãn tính khi nó kéo dài hơn 3-6 tháng.

1.1. Nguyên nhân phổ biến gây đau hông

Viêm xương khớp có thể gây đau hông

Viêm xương khớp có thể gây đau hông

  • Viêm xương khớp (OA) – Bệnh viêm xương khớp đặc trưng bởi sự bào mòn phần sụn bảo vệ ở phần cuối cùng của xương, bị viêm và thay đổi ở phần gân và dây chằng. Viêm khớp phổ biến nhất ở những người lớn tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở những người trẻ tuổi.
  • Các dạng viêm khớp khác – Đau hông cũng có thể do các dạng viêm khớp khác gây nên. Viêm khớp tự phát thiếu niên ảnh hưởng tới trẻ từ 16 tuổi trở xuống. Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn đặc trưng bởi tình trạng viêm khớp mãn tính. Viêm khớp vảy nến là một dạng viêm khớp có ảnh hưởng đến một số người bị mắc bệnh vảy nến, là một bệnh tự miễn dịch gây viêm.
  • Chấn thương, ngã và gãy xương – Chấn thương do vận động, bong gân và ngã là những nguyên nhân phổ biến gây đau hông. Gãy xương hông có thể dẫn đến bệnh đau nhức mãn tính và xảy ra thường xuyên nhất ở những người lớn tuổi.

Chấn thương do vận độngChấn thương do vận động

  • Vận động quá mức – Đau hông có thể xảy ra bởi sự vận động quá mức của khớp, chuyển động lặp đi lặp lại như chạy bộ hoặc sự căng cơ trên dây chằng và gân.
  • Các bệnh tự miễn dịch – Các bệnh tự miễn dịch như lupus, bệnh đa xương khớp và viêm khớp dạng thấp là nguyên nhân thường gặp của bệnh đau hông. Hệ miễn dịch có thể gây đau nhức bằng cách tấn công vào các mô khỏe mạnh, bao gồm cả lớp niêm mạc của khớp.
  • Viêm bao hoạt dịch và viêm gân – Viêm các túi nhỏ chứa đầy dịch đệm khớp hông, còn được gọi là viêm bao hoạt dịch và có thể gây đau tạm thời hoặc mãn tính. Viêm gân là tình trạng gây kích ứng hoặc viêm của gân, và có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào.
  • Thừa cân – Thừa cân hoặc béo phì là nguyên nhân phổ biến của bệnh đau hông và khớp. 

Trọng lượng cơ thể tăng thêm có thể khiến tăng sức căng trên cấu trúc khớp, làm tăng nguyên nhân gây chấn thương và khó chịu.

1.2. Tình trạng đau hông ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

Cơn đau mãn tính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên mất ngủ và những loại rối loạn giấc ngủ khác. Cơn đau có thể bùng phát vào ban đêm hoặc khiến việc cố gắng để ngủ khó khăn hơn. 

Thuốc giảm đau cũng có thể có những tác dụng phụ làm gián đoạn hoặc thay đổi giấc ngủ, và có thể không hiệu quả đối với những người bị thiếu ngủ.

Đau hông có thể gây mất ngủ cũng như suy kiệt về thể chất lẫn tinh thầnĐau hông có thể gây mất ngủ cũng như suy kiệt về thể chất lẫn tinh thần

Sự đau đớn có thể khiến người bệnh mất ngủ và  dẫn đến một số tác động tiêu cực đến thể chất và tinh thần, bao gồm:

  • Cảm thấy mệt mỏi. lảo đảo
  • Lo lắng hoặc bị trầm cảm
  • Khó chịu hoặc thay đổi tâm trạng
  • Khó tập trung
  • Hiệu suất công việc suy giảm
  • Giảm sự phối hợp

Giảm hẳn hiệu suất công việcGiảm hẳn hiệu suất công việc

Ngủ không ngon giấc cũng làm tăng nhận thức của não về cơn đau, làm sự khó chịu ở hông gia tăng trầm trọng và khiến việc ngủ ngon giấc còn khó khăn hơn. Vậy, làm thế nào để có thể ngủ ngon nếu bạn đang bị đau hông? 

Tất nhiên là việc trị liệu y tế rất quan trọng, nhưng tư thế ngủ và lựa chọn loại nệm chính là bí quyết của rất nhiều người. Chúng ta hãy xem xét cả hai yếu tố này có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ và cơn đau hông như thế nào.

2. Hướng dẫn chọn tấm nệm cho cơn đau hông

Những tấm nệm phù hợp có thể mang tới sự khác biệt đáng kể cho những người bị đau hông. Khi bạn mua một mẫu nệm có thể giúp tối ưu sự thoải mái, hãy ghi nhớ một vài điều về độ cứng, khả năng hỗ trợ và giảm áp lực. 

Đây là những điều rất quan trọng đối với người mua nệm, đặc biệt là những người đang phục hồi sau phẫu thuật.

2.1. Độ cứng nệm 

Một chiếc nệm có độ cứng vừa phải mang đến sự cân bằng cho người nằm, phù hợp nhất cho người bị đau hôngMột chiếc nệm có độ cứng vừa phải mang đến sự cân bằng cho người nằm, phù hợp nhất cho người bị đau hông

Độ cứng của nệm được đánh giá theo thang điểm từ 1 tới 10, với 1 là mềm nhất và 10 là cứng nhất. 6,5 là tiêu chuẩn của ngành sản xuất nệm về độ cứng trung bình. 

Độ cứng mô tả cảm giác của một chiếc nệm khi bạn nằm xuống. Một chiếc nệm có độ cứng vừa phải mang đến sự cân bằng cho người nằm, phù hợp nhất cho người bị đau hông.

2.2. Khả năng chịu lực

Cả nệm mềm và cứng đều có thể chịu lựcCả nệm mềm và cứng đều có thể chịu lực

Độ cứng và khả năng chịu lực nghe có vẻ giống nhau, nhưng chúng mô tả các đặc điểm khác nhau của nệm. Cả nệm mềm và cứng đều có thể chịu lực.

Trong khi độ cứng nhắc tới sự vững chắc và lực đẩy của bề mặt nệm, thì khả năng chịu lực lại giúp cho cột sống thẳng. Một tấm nệm chịu lực cũng ngăn chặn được sự lún quá mức dưới sức nặng của cơ thể.

2.3. Giảm bớt sức ép

Một tấm nệm giúp giảm sức ép sẽ rất quan trọng với những người ngủ nghiêng hoặc gặp các vấn đề về khớp hoặc cổMột tấm nệm giúp giảm sức ép sẽ rất quan trọng với những người ngủ nghiêng hoặc gặp các vấn đề về khớp hoặc cổ

Giảm bớt sức ép mô tả khả năng giảm bớt lực đè lên các vùng như vai, hông và lưng dưới. Nệm sử dụng các lớp foam sẽ tạo cảm giác thoải mái, giảm bớt sức ép, đặc biệt phù hợp với người mắc bệnh đau hông mãn tính.

3. Lựa chọn tư thế ngủ cho người đau hông

Bây giờ chúng ta đã thảo luận về các thuật ngữ cơ bản của nệm, hãy xem xét một yếu tố chính khác để chọn loại nệm phù hợp: tư thế ngủ. Tư thế ngủ có ảnh hưởng lớn tới các khớp xương và cột sống. 

Ngay cả những khớp khỏe mạnh cũng có thể bị căng bởi tư thế ngủ, gây ra việc cột sống không thẳng hoặc gây chấn thương chỉnh hình. Mỗi tư thế có những lợi ích và hạn chế có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ và sự thoải mái của những người bị đau hông.

3.1. Ngủ nghiêng

Ngủ nghiêng là tư thế ngủ phổ biến nhất và là sự lựa chọn của 41% dân sốNgủ nghiêng là tư thế ngủ phổ biến nhất và là sự lựa chọn của 41% dân số

Tư thế ngủ có thể nằm quay cả hai bên và ngủ trong tư thế thai nhi co 1 hoặc  2 chân lên. 

  • Ưu điểm: nằm nghiêng khi ngủ giúp cơ lưỡi và cổ họng không bị sa xuống cổ họng và gây ra việc ngủ ngáy hoặc chứng ngưng thở khi ngủ. Ngủ nghiêng bên trái cũng có thể làm giảm chứng trào ngược axit bằng cách ngăn axit chảy vào thực quản.
  • Nhược điểm: Ngủ nghiêng có thể gây đau vai, cánh tay hoặc hông do những lực ép từ nệm và cột sống không thẳng. Lực áp lên quai hàm so với gối và nệm khi ngủ nghiêng về một bên có thể dẫn đến đau hàm.

Độ cứng của nệm là một yếu tố quan trọng đối với những người nằm nghiêng và mắc bệnh đau hông. Một mẫu nệm có độ cứng vừa phải sẽ giúp nâng đỡ hông và giảm những lực ép mà không bị lún quá nhiều. 

Những người ngủ nghiêng có cân nặng lớn cũng cần một tấm nệm có độ cứng vừa phải để tránh bị lún và cong quá mức của cột sốngNhững người ngủ nghiêng có cân nặng lớn cũng cần một tấm nệm có độ cứng vừa phải để tránh bị lún và cong quá mức của cột sống

3.2. Ngủ ngửa

Mặc dù chỉ có 14% số người nằm ngửa khi ngủ, nhưng tư thế nằm ngửa có thể nói là tốt cho sức khỏe nhất trong tất cả các tư thế ngủ. Nằm ngửa thường được khuyến nghị cho những người từng trải qua một số loại phẫu thuật khớp.

  • Ưu điểm: Nằm ngửa sẽ giúp chỉnh lại cột sống và giúp cho cổ và đầu ở vị trí phù hợp. Nằm ngửa cũng giúp phân bổ trọng lượng cơ thể một cách đồng đều và giảm thiểu những áp lực lên các huyệt đạo. Nằm ngửa khi ngủ cũng giúp giảm những lực ép lên phía bên cạnh và phía trước của khớp hông, điều này có thể giúp ích nhiều cho những người bị đau hông.
  • Nhược điểm: Nằm ngửa khi ngủ cũng có thể làm cho lưỡi rụt vào bên trong cổ họng, chặn đường thở, gây ra chứng ngủ ngáy và chứng ngưng thở khi ngủ. 

Nằm ngửa cũng có thể gây ra cảm giác không thoải mái và khó khăn với một số ngườiNằm ngửa cũng có thể gây ra cảm giác không thoải mái và khó khăn với một số người

Nằm ngửa thường là tư thế được nhiều người bị đau hông lựa chọn, giúp giảm đau nhiều hơn và cải thiện sự liên kết cột sống. Loại nệm phù hợp với những người ngủ ngửa với cơn đau hông là loại có độ cứng vừa phải để nâng đỡ hông và đỡ phần bị trống giữa nệm với lưng dưới. 

Nếu bạn có cân nặng lớn thì một tấm nệm hơi cứng một chút có thể tránh việc lún quá nhiều và ngăn ngừa tình trạng chấn thương nghiêm trọng hơn.

3.3. Ngủ sấp

Khoảng 16% số người nằm sấp khi ngủ. Ngủ sấp được biết là kiểu ngủ gây áp lực lên cổ và cột sống, thường được coi là tư thế ngủ kém lành mạnh nhất.

  • Ưu điểm: Ngủ sấp có thể giữ lưỡi không chặn đường thở và làm giảm nguy cơ ngủ ngáy cũng như chứng ngưng thở khi ngủ. Nhưng cần phải lưu ý rằng tư thế này có thể khiến cho cột sống không được thẳng.
  • Nhược điểm: Nằm ngủ sấp cũng khiến cho đầu và lưng không thẳng hàng, mất đi sự cong tự nhiên của cột sống. Điều này dẫn đến việc đau các cơ và khớp khi ngủ và thức dậy vài giờ.

Người ngủ sấp bị đau hông nên tìm nệm cứng hơn hỗ trợ cột sốngNgười ngủ sấp bị đau hông nên tìm nệm cứng hơn hỗ trợ cột sống

Theo như một nguyên tắc chung, những người nằm ngủ sấp khi bị đau hông thì nên tìm một loại nệm cứng hơn để hỗ trợ cột sống và giúp ngăn cơ thể bị lún xuống nệm. 

Những người ngủ sấp nặng cân hơn thường thích ngủ trên một tấm nệm có độ cứng cao để giúp tránh việc cột sống không được thẳng và mỏi cổ.

4. Các loại nệm phổ biến

Bây giờ, khi chúng ta đã thảo luận xong về các tư thế ngủ cũng như tác động tiềm tàng của chúng với cơn đau hông, hãy cùng xem xét những ưu nhược điểm của các loại nệm phổ biến nhất.

4.1. Memory Foam

Dòng nệm memory foam thường khá êm áiDòng nệm memory foam thường khá êm ái

Memory Foam là loại nệm polyurethane foam được biết đến mang tới cảm giác thoải mái vượt trội. Nệm memory foam có rất nhiều lựa chọn về độ cứng, từ rất mềm cho tới rất cứng.

4.1.1. Ưu điểm:

  • Nệm memory foam phản ứng với lực nén và thân nhiệt của cơ thể, đồng thời có khả năng giảm áp lực và ôm lấy hình dạng cơ thể. Đây có thể là tính năng tuyệt vời với những người bị đau hông, đặc biệt là những người nằm ngủ nghiêng.
  • Tính hấp thụ của vật liệu làm giảm sự lan truyền chuyển động, khiến chiếc nệm trở thành một lựa chọn tốt đối với những người ngủ chung giường.
  • Nệm memory foam có giá cả phải chăng 

4.1.2. Nhược điểm:

  • Nệm memory foam có thể giữ nhiệt và gây nóng khi ngủ. Điều này ít xảy ra hơn với các mẫu nệm foam mới như nệm foam cool gel (gel làm mát).
  • Nệm foam có thể gây ra độ dốc hoặc khiến cho cột sống người nằm không thẳng nếu ngủ ở sát mép nệm.
  • Nệm memory foam có thể không đủ độ chịu lực hoặc độ bền cho một số người có trọng lượng lớn. 

4.2. Nệm cao su tự nhiên

Nệm cao su tự nhiên là sản phẩm tự nhiên được sản xuất từ nhựa cây cao su. Cao su tự nhiên có cảm giác xốp hơn memory foam và phản ứng nhanh với lực nén.

Dòng nệm cao su đàn hồi tốt nhưng không bị quá lúnDòng nệm cao su đàn hồi tốt nhưng không bị quá lún

4.2.1. Ưu điểm:

  • Cấu trúc thoáng khí của nệm cao su tự nhiên giúp thông gió tốt hơn và mang lại sự mát mẻ khi ngủ hơn so với nệm memory foam.
  • Nệm cao su tự nhiên là một lựa chọn tuyệt vời cho những người bị đau hông và thích chất liệu nệm tự nhiên.
  • Những người ngủ sấp bị đau hông có thể thích chất liệu cao su tự nhiên hơn, vì nó tạo cảm giác bồng bềnh và ít bị lún hơn so với một số loại nệm foam khác.
  • Các lớp nệm êm được làm từ cao su tự nhiên là sự lựa chọn tốt cho những người nặng cân, những người thường bị lún khi sử dụng nệm memory foam hoặc poly foam.

4.2.2. Nhược điểm:

  • Cao su tự nhiên truyền chuyển động nhiều hơn memory foam, vì vậy người ngủ chung giường với bạn có thể cảm nhận được khi bạn trở mình.
  • Chất liệu này không ôm sát cơ thể như memory và poly foam và có thể không tạo cảm giác dễ chịu cho người bị đau hông.
  • Nệm cao su tự nhiên thường đắt hơn một chút so với các loại nệm foam và nệm lò xo tổng hợp khác.

4.3. Nệm poly foam

Nệm poly foam có phản ứng nhanh với các lực nénNệm poly foam có phản ứng nhanh với các lực nén

Poly foam được làm từ một loại polyurethane nhưng thiếu đặc tính đàn hồi của memory foam. 

4.3.1. Ưu điểm:

  • Poly foam có thể được sử dụng để giảm áp lực cho những người bị đau hông như một lớp lót thoải mái phía trên nệm.
  • Chất liệu này tạo ra cảm giác nhẹ nhàng và thoáng mát.
  • Nhìn chung, Poly foam là một trong những vật liệu có giá cả phải chăng được sử dụng trong các tấm nệm như một lớp tiện ích thoải mái.

4.3.2. Nhược điểm:

  • Các loại Poly foam có thể xuống cấp nhanh chóng, thường là chỉ sau vài năm sử dụng.
  • Với sản phẩm mới, Poly foam có thể rất nặng mùi và cần một thời gian để mùi này biến mất.

4.4. Nệm lò xo

Dòng nệm lò xo tích hợp các lớp lót bên trên giúp tối ưu khả năng chịu lựcDòng nệm lò xo tích hợp các lớp lót bên trên giúp tối ưu khả năng chịu lực

Giống như nệm có lò xo bên trong, nệm lò xo tổng hợp sử dụng lõi thép cuộn để tăng độ bền và cấu trúc, nhưng bổ sung thêm các lớp memory foam, poly foam và/hoặc cao su tự nhiên để tối ưu sự cân bằng về việc giảm lực nén và khả năng chịu lực. 

4.4.1. Ưu điểm:

  • Nệm lò xo tổng hợp thường chứa các túi dây, mang đến sự êm ái và ít truyền chuyền động hơn so với những loại nệm lò xo truyền thống khác
  • Các lớp foam êm ái của nệm lò xo tổng hợp có thể giúp giảm lực nén cho những người bị đau hông,
  • Nệm lò xo tổng hợp thoáng mát hơn so với những mẫu nệm foam và bông ép.

4.4.2. Nhược điểm:

  • Cấu trúc của nệm lò xo tổng hợp có thể truyền chuyển động, khiến nệm nảy hơn và gây khó chịu với người nằm chung giường.
  • Nệm lò xo tổng hợp thường nặng hơn và khó di chuyển.

5. Câu hỏi thường gặp

5.1. Một tấm nệm không phù hợp có thể là nguyên nhân gây đau hông?

Đúng vậy. Nệm quá cứng hoặc quá cũ sẽ mất dần khả năng nâng đỡ và giảm áp lực các vùng trọng điểm, lâu dần gây ra cơn đau hông vào ban đêm.

5.2. Nệm cứng hay mềm thì tốt hơn cho bệnh đau hông?

Nệm mềm thường tốt hơn trong việc giảm đau hôngNệm mềm thường tốt hơn trong việc giảm đau hông

Thông thường thì nệm cứng sẽ gây ra rất nhiều lực nén lên vai và hông. Nệm mềm hơn sẽ giúp bạn chìm xuống một chút, giảm áp lực lên những vùng nhạy cảm này.

5.3. Làm sao để biết rằng nệm của tôi có gây ra chứng đau hông hay không?

Nệm của bạn có thể góp phần gây ra sự khó chịu ở hông. Triệu chứng dễ thấy nhất là cảm giác cứng hông, đau nhức vào mỗi buổi sáng hoặc khi thức dậy giữa đêm.

Một chiếc nệm không phù hợp có thể góp phần gây ra sự khó chịu ở hôngMột chiếc nệm không phù hợp có thể góp phần gây ra sự khó chịu ở hông

Bạn nhận ra rằng bạn ngủ ngon hơn khi không ở nhà hoặc trên một chiếc giường khác. Nếu cơn đau hông của bạn bắt đầu sau khi bạn mua một tấm nệm mới, nó có thể là do vật liệu quá cứng hoặc cột sống không được duỗi thẳng.

6. Một số mẫu nệm cho người đau hông được ưa chuộng hiện nay

6.1. Nệm lò xo Amando Primo

Tấm nệm sở hữu kiểu dáng bên ngoài sang trọng với tông màu trắng xám kết hợp.

Kết cấu lò xo túi độc lập có khả năng nâng đỡ ba vùng khác nhau trên cơ thể. Nhờ vậy, những bệnh nhân bị đau hông có thể xoay trở mình một cách linh hoạt trên tấm nệm lò xo siêu đàn hồi.

Ngoài ra, đây là một trong những tấm nệm lò xo có sự kết hợp hoàn hảo giữa hệ thống lò xo bằng thép không gỉ và 2 lớp PU foam dày đến 30mm.

Amando Primo sở hữu kết cấu lò xo túi độc lập có khả năng nâng đỡ ba vùng khác nhau trên cơ thểAmando Primo sở hữu kết cấu lò xo túi độc lập có khả năng nâng đỡ ba vùng khác nhau trên cơ thể

6.2. Nệm Foam Aeroflow Standard

Sản xuất từ vật liệu may áo ngực cho phụ nữ nên tấm nệm foam này có độ êm ái rất cao. Với đặc điểm khí hậu nóng ẩm thường xuyên, khả năng thoáng khí vượt trội nhờ lớp nền Mixel Cube là một trong những tính năng giúp nệm ghi điểm trong mắt người tiêu dùng Việt Nam.

Sản phẩm cũng được xem là tấm nệm siêu đàn hồi khi sở hữu cấu trúc tổ hợp được làm từ loại vật liệu có dạng khối siêu nhỏ. Những người đau hông khi nằm trên tấm nệm này sẽ dễ dàng có được giấc ngủ ngon sâu.

Aeroflow Standard được xem là tấm nệm siêu đàn hồiAeroflow Standard được xem là tấm nệm siêu đàn hồi

6.3. Nệm cao su Liên Á 5 Zone

Nổi bật hơn hết đó là khả năng hỗ trợ trọng lực tốt giúp nâng đỡ tối đa 5 vùng khác nhau trên cơ thể. Sản phẩm giữ cho cột sống, lưng hông và vùng vai luôn ở tư thế tự nhiên nhất khi ngủ.

Dòng sản phẩm có khả năng thoáng khí, chống rung và tăng cường độ êm ái cho người nằm. Bạn sẽ cảm thấy vô cùng dễ chịu khi được ngả lưng trên tấm nệm mềm êm và cực kỳ mát mẻ vào ngày hè.

Nệm cao su Liên Á 5zone giữ cho cột sống, lưng hông và vùng vai luôn ở tư thế tự nhiên nhấtNệm cao su Liên Á 5zone giữ cho cột sống, lưng hông và vùng vai luôn ở tư thế tự nhiên nhất

Nếu bạn có nhu cầu mua sắm các sản phẩm Nệm & Chăn Ga Gối chính hãng, vui lòng đừng ngần ngại liên hệ: Hotline mua hàng: 1800 2092 (Miễn phí cước).

 

Hoặc trực tiếp đến một trong các cửa hàng thuộc hệ thống cửa hàng Vua Nệm trên toàn quốc: https://vuanem.com/stores để được trải nghiệm thực tế trước quyết định mua hàng.

THAM KHẢO DỊCH VỤ VỆ SINH NỆM TẠI VUA NỆM TẠI ĐÂY

Để dễ dàng cho việc ra quyết định mua hàng, các bạn có thể xem thêm các feedback của khách hàng khi mua hàng tại Vua Nệm trong link bài viết này nhé!

Đánh giá post