Vải thô là gì và những điều cần lưu ý

CẬP NHẬT 10/10/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Banner Black Friday

Ngày xưa, vải thô rất được ưa chuộng để sản xuất các loại trang phục mang phong cách cổ điển. Vải thô có những đặc điểm nổi bật nào mà tạo nên phong cách thời trang được nhiều người ưa chuộng đến vậy? Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một vài thông tin cơ bản về loại vải này nhé.

1. Vải thô là gì?

Vải thô
Vải thô là loại vải được dệt từ sợi bông hoặc đay, lanh…

Vải thô là loại vải được dệt từ sợi bông hoặc đay, lanh… Chất liệu vải này thường được sử dụng để sản xuất khăn và thảm. Ngoài ra, loại vải này rất được ưa chuộng để sản xuất quần áo mùa hè vì hấp thụ mồ hôi rất tốt. Vải thô nổi bật với những màu sắc rất lạ mắt, trong đó màu xanh đậm và màu đỏ sẫm là các màu sắc đặc trưng. 

2. Nguồn gốc vải thô?

Vải thô là chất liệu vải có nguồn gốc từ rất lâu. Ban đầu chất liệu này được sử dụng để may các trang phục dân tộc tùy theo đặc điểm của mỗi vùng miền. Dần dần, loại vải này được ưa chuộng và được sử dụng phổ biến rộng rãi cho đến ngày nay. Vải thô là một loại vải dệt trơn không đều. Chất liệu vải này khi nhìn vào có cảm giác hơi thô và lỏng lẻo.

Ban đầu, vải thô được dệt bằng cây lanh, đay và cây gai dầu, về sau chất liệu này được dệt bằng bông, len… Vải thô ban đầu sử dụng để sản xuất quần áo mang phong cách cổ điển và không được ưa chuộng bởi giới trẻ. Tuy nhiên, sau một thời gian biến mình, hiện nay vải thô được ứng dụng sản xuất các loại trang phục vô cùng trẻ trung và năng động nên đã trở nên thu hút và trở thành xu hướng thời trang cho giới trẻ.

Xem thêm: Vải Kate là gì – Phân biệt các loại vải Kate

Vải thô được dệt bằng cây lanh
Vải thô được dệt bằng cây lanh, đay và cây gai dầu, về sau chất liệu này được dệt bằng bông, len…

3. Quy trình sản xuất vải thô

Đầu tiên trong quá trình sản xuất vải thô là quá trình thu hoạch nguyên liệu như: bông, lanh, đay, gai để sản xuất sợi.

  • Bông: Nguyên liệu này xuất phát từ cây bông và được thu hoạch bằng máy, sau đó được gửi đến nhà máy chế biến bông. Tại đây, cây bông được xử lý để loại bỏ hết hạt và tạp chất trước khi đem đi dệt thành vải thô.
  • Cây lanh: Cây lanh sau khi được thu hoạch bằng tay sẽ được chuyển đến các nhà máy để “chải”, tách thành các sợi chuẩn bị cho sản xuất vải.

Sau khi kéo thành sợi sẽ đến bước quan trọng là sản xuất vải. Có hai phương pháp phổ biến để sản xuất vải thô chính là dệt và đan. Bước tiếp theo là nhuộm và in họa tiết lên vải. Khi vải đã có được màu sắc mong muốn, chúng sẽ được sử dụng để sản xuất quần áo, túi xách, khăn… 

4. Đặc điểm của vải thô

4.1.  Ưu điểm

vải thô khá bền
Vải thô được biết đến là chất liệu vải rất bền

Vải thô được biết đến là chất liệu vải rất bền, vì độ co giãn của vải thấp nên váy hay áo sơ mi được làm từ vải thô có độ bền rất cao. Vải thô được sử dụng rộng rãi trong sản xuất quần áo mùa hè vì độ thoáng mát và thấm hút mồ hôi cực tốt. Thêm vào đó, vải được dệt từ loại sợi tự nhiên nên tạo cho người sử dụng cảm giác dễ chịu và thoải mái.

Đặc biệt, chất liệu này rất an toàn cho da kể cả làn da em bé. Với khả năng bắt màu tốt, vải thô được nhuộm với nhiều màu sắc khác nhau tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người sử dụng. Từ phong cách cổ điển đến hiện đại, từ quần áo trẻ em đến trang phục người lớn tuổi đều có thể làm từ vải thô.

4.2. Nhược điểm

Đầu tiên, khi nghe cái tên bạn cũng đã hình dung là chất liệu vải này khá thô và cứng. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may thì nhược điểm này đã dần dần cải thiện. Ngoài thô và cứng, thì vải thô còn khá dày vì vậy chúng cũng thường được sử dụng để sản xuất quần áo lao động ngoài trời nhằm tạo sự mát mẻ và thông thoáng.

Và nhược điểm lớn nhất của các chất liệu vải tự nhiên nói chung và vải thô nói riêng là chúng rất dễ nhăn. Bạn không nên quá lo lắng khi sử dụng vải thô, tuy chúng dễ nhăn nhưng cũng dễ được là phẳng.

5. Các loại vải thô

Vải thô thường bao gồm hai loại chính:

5.1. Vải thô mộc

may áo sơ mi thì vải thô mộc
Nếu bạn đang tìm kiếm một chất liệu vải để may áo sơ mi thì vải thô mộc là một lựa chọn lý tưởng

Nếu bạn đang tìm kiếm một chất liệu vải để may áo sơ mi thì vải thô mộc là một lựa chọn lý tưởng. Vì vải thô mộc hơi cứng nên giữ form áo rất đẹp nhưng cũng không quá khó chịu cho người mặc.

5.2. Vải thô lụa

Vải thô lụa là chất liệu mang đến cho người sử dụng cảm giác mềm mại và mịn màng. Khi sờ vào, chúng ta sẽ cảm nhận được được sự mềm mịn của chất liệu vải này không thua gì vải lụa. Thêm vào đó, vải thô lụa có khả năng chống nhăn cực tốt ngay cả khi vò mạnh. Với độ thông thoáng và thấm hút mồ hôi cực tốt, vải thô lụa luôn toát lên vẻ đẹp tinh tế, mềm mại và thoáng mát.

Ngoài hai loại vải thô chính kể trên còn có các loại vải thô khác:

5.3. Vải thô cotton

Vải thô cotton có đặc điểm giống vải cotton 100%, thấm hút mồ hôi tốt, không xù lông thường được sử dụng để may đồ cho trẻ em như: quần sooc, áo sơ mi…

Vải thô cotton
Vải thô cotton có đặc điểm giống vải cotton 100%, thấm hút mồ hôi tốt

5.4. Vải thô Hàn Quốc

Đây là loại vải dùng để may túi hay khăn trải bàn vì có nhiều họa tiết bắt mắt. Đây là loại vải thô được sản xuất bởi công ty Hàn Quốc. Tuy vậy, giá thành của vải thô Hàn Quốc rất phù hợp với túi tiền của người dân.

5.5. Vải thô đũi

Trước đây, vải thô đũi từng bị “ghẻ lạnh” vì trông già nua, tuy nhiên hiện nay hàng loạt các items thời trang được sản xuất từ vải đũi được giới trẻ săn đón. Với độ thoáng mát và mềm mại vượt trội, vải thô đũi thường được sử dụng để may chân váy, áo, đầm hoặc quần… Tất cả tạo nên một cái nhìn khác về vải thô đũi và gây nghiện cho các tín đồ thời trang.

6. Ứng dụng vải thô

6.1. Sản xuất quần áo

vải thô sản xuất quần áo
Hiện nay vải thô rất được ưa chuộng trong việc sản xuất quần áo vì chúng mang lại cảm giác phóng khoáng

Hiện nay vải thô rất được ưa chuộng trong việc sản xuất quần áo vì chúng mang lại cảm giác phóng khoáng, khỏe khoắn và khá bụi bặm. Tuy nhiên, khi kết hợp với một số loại chất liệu khác, chúng lại khá tinh tế và sang trọng. Các bộ đầm dạo phố mang hơi hướng cổ điển sản xuất từ vải thô được rất nhiều người ưa chuộng.

Ralph Lauren (nhà thiết kế thời trang người Mỹ), Maison Margiela (nhà thiết kế thời trang người Bỉ) thường xuyên sử dụng vải thô cho các bộ sưu tập của mình và tạo ra các xu hướng thời trang nổi tiếng với phong cách khỏe khoắn và bụi bặm. Hiện nay, vải thô được ứng dụng để sản xuất trang phục với phong cách trẻ trung và mềm mại hơn nhưng không kém phần năng động, khỏe khoắn.

6.2. Ứng dụng khác

Vải thô cũng được sử dụng để sản xuất túi xách, mũ, giày hay vali… Ngoài ra, hiện nay vải thô còn được sử dụng để làm ga bọc giường, ghế sofa, rèm thậm chí là đồ handmade trang trí.

7. Bảo quản vải thô

Vải thô là chất liệu vải không quá cầu kỳ trong việc bảo quản tuy nhiên để đảm bảo độ bền, đẹp của vải bạn cũng cần lưu ý một số điểm. Bạn không nên ngâm vải thô quá lâu trong nước và bột giặt. Chỉ nên sử dụng chất giặt tẩy trung tính để đảm bảo độ bền cho sản phẩm. Sau khi giặt xong, phơi ở những nơi thoáng mát, tránh phơi dưới ánh nắng mặt trời quá lâu.

 ngâm vải thô quá lâu trong nước và bột giặt
Bạn không nên ngâm vải thô quá lâu trong nước và bột giặt.

8. Mẹo nhỏ chọn vải thô chất lượng

Để chọn cho mình vải thô chất lượng, đầu tiên bạn nên vò để kiểm tra độ nhăn của vải (vải thô rất dễ nhăn). Tiếp theo, bạn có thể quan sát bằng mắt, nếu là vải thô chất lượng sẽ có một lớp sợi bông trên bề mặt. Cuối cùng, khi sờ bề mặt vải mát và mịn là vải thô có lượng tốt.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích về vải thô.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM