Khác với các trang phục thường ngày giặt giũ tương đối dễ dàng, đối với các vết bẩn trên nệm, bạn cần áp dụng một số biện pháp chuyên dụng hơn để vừa có thể làm sạch vừa bảo vệ tuổi thọ của nệm. Trong bài viết này, Vua Nệm chia sẻ cho bạn cách xử lý vết bẩn trên nệm phổ biến mà không ảnh hưởng đến độ bền của nệm. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Xử lý vết bẩn trên nệm
Sau thời gian dài sử dụng, chiếc nệm trong gia đình sẽ không thể nào tránh khỏi sự xuất hiện các vết ố vàng mất thẩm mỹ. Một số gia đình sẽ khắc phục bằng cách sử dụng ga giường bọc phía trên, nhưng nếu bạn muốn tìm kiếm một biện pháp để xóa sạch hoàn toàn vết bẩn trên nệm này thì cũng có rất nhiều cách. Sau đây là 2 cách tẩy vết ố trên ga giường, nệm hiệu quả:
- Bạn có thể sử dụng hỗn hợp dung dịch xà phòng pha với một ít dung dịch tẩy trắng. Sau đó sử dụng khăn lông nhúng vào dịch dịch và cọ sạch vết ố. Chất tẩy thường có mùi hắc khó chịu nên sau khi tẩy vết ố, bạn có thể xịt ít tinh dầu pha loãng để tạo hương thơm tự nhiên cho căn phòng.
- Cách thứ hai là sử dụng dung dịch baking soda để tẩy vết ố. Cách làm cũng tương tự như dung dịch xà phòng. Bạn sử dụng khăn lông nhúng vào dung dịch hoặc dùng bình xịt để xịt dung dịch baking soda lên vết nệm ố, sau đó đó dùng khăn sạch để lau lại.
1.1. Tẩy vết nôn và mùi nôn
Ngay khi vết nôn dính ra nệm, việc đầu tiên bạn cần làm là dọn sạch vết nôn trước chúng ám mùi và thấm xuống mặt nệm. Bạn có thể sử dụng một tờ giấy cứng để lót phía dưới và một tờ nữa để làm chổi. Đối với các vết nôn lỏng, bạn cố gắng vệ sinh thật gọn để tránh dây ra các vị trí khác.
Sau khi tháo ga giường, bạn dùng khăn sạch hoặc khăn giấy để thấm kỹ chất lỏng. Bước tiếp theo, bạn hòa một bột baking soda với nước và xịt chúng lên vùng nệm bị làm dơ và để nguyên trong khoảng 15 phút để baking soda bắt đầu có tác dụng.
Nếu gia đình không có bột baking soda, bạn có thể chữa cháy bằng cách dùng dung dịch bột giặt quần áo dịu nhẹ pha loãng với nước và xịt lên vùng nệm dính vết nôn. Bạn dùng một chiếc khăn sạch lau nhẹ trên mặt nệm và dùng quạt máy để thổi khô nệm. Sau đó bạn có thể xức một chút tinh dầu lên vùng nệm bị nôn, đây là cách khử mùi nôn trên nệm rất hiệu quả.
Lưu ý: Dịch vết nôn có thể chứa vi khuẩn từ dạ dày hoặc men thức ăn, bạn nên sử dụng cồn y tế để lau trực tiếp lên vùng nệm dơ một lần nữa để khử trùng hoàn toàn.
1.2. Tẩy vết máu còn mới
Oxy già: Ngay vừa khi gặp sự cố, bạn lấy tháo drap giường ra khỏi nệm và ngâm với nước sạch để vết máu nhanh chóng thoát ra bề mặt vải. Về nệm, bạn có thể sử dụng oxy già đổ trực tiếp vết máu và để nguyên trong vòng từ 10 đến 15 phút. Sau đó, bạn dùng một chiếc khăn vải hoặc khăn để lau sạch vết máu. Sau đó phơi khô hoặc làm khô bằng máy hút bụi, máy sấy hay quạt.
Bột baking soda: Ngoài ra, bạn có thể tẩy vết máu kinh bằng bột baking soda, phương pháp này rất hiệu quả với các vết máu lâu ngày chưa được xử lý. Đầu tiên là phần chuẩn bị dung dịch bột baking soda và nước theo tỉ lệ 1 phần muối : 2 phần nước. Sau đó, bôi hỗn hợp bột baking lên bề mặt nệm và chờ trong khoảng 20-30 phút rồi lau lại bằng khăn khô.
Hỗn hợp muối và nước rửa chén: Nếu trong nhà không có oxy già và bột nở baking soda, bạn có thể trộn 2 thìa muối với 1 thìa nước rửa chén rồi lau trên mặt nệm. Bạn chỉ nên dùng một lực thật nhẹ để chà xát lên vết máu rồi lấy khăn khô lau khô. Bên cạnh nước rửa chén, bạn có thể sử dụng dầu gội đầu.
1.3. Tẩy vết máu khô
Bên cạnh các cách trên, bạn có thể áp dụng một số chất tẩy rửa khác để làm sạch vết máu khô lâu ngày
Giấm trắng: Đầu tiên, hãy ngâm một chiếc khăn sạch với giấm trắng sau đó vắt hết nước và chấm nhẹ lên vết bẩn trên nệm cho đến khi vết máu thấm sạch vào miếng vải. Đây là cách tẩy vết máu khô trên nệm được nhiều chị em áp dụng thành công.
Thuốc tẩy quần áo: Đây là giải pháp cuối cùng đối với vết máu khô cứng đầu. Bạn có thể khuấy dung dịch thuốc tẩy rồi sử dụng lên vết bẩn trên nệm, sử dụng bàn chải cũ chà nhẹ lên mặt nệm và chờ khoảng 15 phút. Sau đó, lau vết bẩn trên nệm bằng khăn khô. Nếu vết bẩn trên nệm còn mở, bạn có thể tiếp tục lặp lại phương pháp này để thấy được kết quả.
1.4. Tẩy vết mực
Bạn có thể sử dụng cồn 90 độ rồi dùng bông ráy tai đã thấm cồn để chà mẹ theo đường vết mực. Bên cạnh bạn có thể sử dụng dung dịch aceton (nước rửa móng tay) để tẩy vết mực.
1.5. Vết cà phê
Nếu sơ ý làm đổ cà phê ra nệm, điều đầu tiên bạn cần làm là dùng khăn giấy để thấm hết chất lỏng một cách nhẹ nhàng để tránh làm dây cà phê ra các vùng nệm khác. Sau đó, dùng bột giặt quần áo hoặc bột baking soda rắc lên vùng nệm dơ và chờ trong khoảng 10 -15 phút và lau sạch lại.
1.6. Vết dầu ăn
Vết dầu ăn có thể được làm sạch nhờ bột mì. Đầu tiên, bạn hãy dùng khăn giấy để thấm sạch dầu càng nhanh càng tốt sau đó rắc một chút bột mì lên vùng nệm dơ và đợi trong khoảng 10 – 15 phút. Bạn có thể dùng máy hút bụi hoặc chối quét để dọn sạch phần bột. Để làm sạch nệm hơn, bạn có thể dùng một ít chất tẩy rửa nhẹ dịu và dùng khăn lau sạch khu vực nệm dính vết dầu ăn lại một lần nữa. Bên cạnh bột mì, bạn có thể sử dụng bột baking soda.
1.5. Vết trà
Hàn the tuy là chất cấm trong thực phẩm nhưng trong tình huống nệm nhà bạn bị dính bẩn do nước trà, nó lại là thứ có ích. Ngay khi làm đổ nước trà lên nệm, bạn hãy nhanh chóng dùng miếng xốp thấm hút hoặc khăn giấy để thấm hút hết chất lỏng. Sau đó, trộn 1 lít nước nóng với 15g hàn the và dùng bàn chải cũ chà xát lên vùng nệm bị dính nước trà và dùng khăn khô để lau sạch.
1.7. Vết socola
Vết socola khá dễ dàng làm sạch bằng nhiều cách nhưng hiệu quả nhất bạn nên để cho vết bẩn trên nệm khô rồi dùng dao cạo đi. Để giữ nệm sạch sẽ hơn, bạn sử dụng một ít dung dịch làm sạch nhịu như bột giặt, nước gội đầu,… pha loãng với nước rồi dùng bàn chải cũ chà đi vết bẩn trên nệm, Tiếp theo, dùng khăn sạch hoặc miếng xốt thấm nước lau sạch một lần nữa và để khô tự nhiên.
1.8. Vết tương dầu, nước mắm
Trước tiên, bạn tháo drap giường dùng khăn khô hoặc khăn giấy để thấm hết chất lỏng trên nệm sau đó pha chút nước ấm với đường phèn và bôi lên vị trí tương dầu, nước mắm làm dơ nệm. Chỉ cần để tầm 5 phút sẽ thấy ngay hiệu quả.
Để khử mùi hôi do nước mắm, bạn có thể rắc thêm một chút bột baking soda rồi đợi thêm khoảng 10-15 phút để bột hút toàn bộ chất lỏng và khử mùi. Bên cạnh hỗn hợp nước ấm đường phèn, bạn có thể sử dụng dung dịch nước bột giặt hoặc nước rửa chén pha loãng.
Khi sử dụng máy hút bụi để dọn bột mì, bột baking soda, bạn nhớ nên lật mặt nệm dốc xuống, dùng tay hoặc gây đập nhẹ để đảm bảo nệm đã sạch bụi. Với những chiếc nệm mỏng và bằng mút, bạn có thể mang ra ngoài trời phơi rồi đập cho sạch bụi.
Ngoài ra, bạn có thể đặt một chiếc khăn ẩm trên mặt nệm rồi lật mặt nệm xuống và đập mạnh. Bụi ở nệm khi bay lên sẽ được giữ chặt trong tấm khăn. Bạn có thể tiếp tục lặp lại phương pháp này cho đến khi nệm sạch bụi hoàn toàn.
1.9. Mẹo tẩy vết bẩn, ố vàng do mồ hôi
Mồ hôi là một trong những tác nhân chính gây ra các vết ố vàng trên nệm. Những vết bẩn này nếu để lâu ngày sẽ có màu vàng ố rõ rệt, thậm chí có mùi hôi khó chịu. Chưa kể nếu dính thêm bụi bẩn thì vết ố vàng có thể đổi màu gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Để tẩy vết ố vàng do mồ hôi, vết bẩn, bạn có thể áp dụng các cách sau:
- Dùng xà phòng + dung dịch tẩy trắng: Pha xà phòng cùng với dung dịch tẩy trắng, sau đó dùng khăn mềm nhúng vào hỗn hợp vừa pha rồi chà vào vết ố vàng trên nệm.
- Baking soda: Baking soda là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn muốn xử lý các vết ố vàng trên nệm do mồ hôi gây nên. Chỉ cần pha baking soda cùng với xà phòng, sau đó dùng khăn mềm nhúng vào và chấm lên vết bẩn. Sau khi vết bẩn được làm sạch thì bạn nên dùng khăn khô sạch để làm khô vết bẩn.
1.10. Mẹo xử lý vết bẩn do rượu vang, nước ép hoa quả, đồ uống
Để xử lý vết bẩn do rượu vang gây nên, bạn chỉ cần xát muối trắng lên bề mặt nệm rồi dùng khăn ẩm phủ lên trên trong vài phút. Một lúc sau, bạn dùng khăn lau nhẹ nhàng để loại bỏ vết bẩn. Sau cùng là dùng khăn để lau khô vết bẩn vừa được tẩy rửa.
Với các vết bẩn do nước ép hoa quả, đồ uống gây nên, khi vết bẩn đang còn ướt, bạn sử dụng muối trắng và xà phòng hòa với nước rồi thấm lên vết bẩn. Đợi một lúc để vết bẩn được làm sạch. Nếu vết bẩn vẫn chưa sạch thì bạn tiếp tục thực hiện đến khi chúng được loại bỏ hoàn toàn.
2. Những điều bạn cần lưu ý khi xử lý vết bẩn trên nệm
Khi áp dụng các mẹo xử lý vết bẩn trên nệm, nhằm đạt được kết quả cao, thực hiện trong thời gian nhanh chóng và không làm ảnh hưởng đến chất lượng nệm thì bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây.
- Để tẩy vết bẩn trên nệm hiệu quả
Để tăng cường hiệu quả tẩy vết bẩn trên nệm, bạn nên xử lý vết bẩn sớm, ngay sau khi xuất hiện. Không nên để vết bẩn bám lâu trong thời gian dài, lúc này bề mặt vải và lớp bên trong nệm đã bị ngấm bẩn nên rất khó xử lý, nếu có thì cũng mất khá nhiều thời gian và công sức. Bên cạnh đó, để vết bẩn quá lâu mà không xử lý có thể khiến chất lượng nệm cũng như tính thẩm mỹ của chúng bị ảnh hưởng.
- Để hạn chế vết bẩn trên nệm
Để hạn chế vết bẩn trên nệm, điều quan trọng nhất là bạn cần vệ sinh nệm thường xuyên và định kỳ. Việc vệ sinh nệm sẽ giúp bụi bẩn, vi khuẩn được hạn chế tối đa, việc vệ sinh nệm sau này cũng đơn giản và nhanh chóng hơn.
- Kiểm tra nhãn dệt trước khi xử lý vết bẩn
Điều này giúp bạn xác định được nệm làm từ chất liệu gì, có những lưu ý gì trong cách sử dụng hóa chất tẩy rửa và các cách làm sạch nệm, giúp cho chất lượng nệm không bị ảnh hưởng.
- Không sử dụng hóa chất tẩy rửa mạnh
Các hóa chất tẩy rửa mạnh, đặc biệt là những loại có chứa clo hay amoniac có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và làm hư hỏng nệm.
- Kiểm tra màu sắc của nệm
Kiểm tra màu sắc, hoa văn của nệm giúp việc tẩy rửa hiệu quả hơn, không làm loang lổ màu gây ảnh hưởng đến vẻ bên ngoài của nệm.
- Thử nghiệm trước khi thực hiện
Trước khi tẩy rửa trên nệm với diện tích lớn, bạn nên thử nghiệm ở một vùng nhỏ không quan trọng để đánh giá khả năng làm hư hại chất liệu cũng như các vấn đề khác ảnh hưởng đến chất lượng nệm.
- Lau khô sau khi tẩy rửa
Sau khi áp dụng các mẹo tẩy vết bẩn trên nệm, bạn nên lau khô hoặc dùng máy sấy khô để hạn chế vi khuẩn, nấm mốc.
>> Xem thêm:
- Cách vệ sinh nệm tại nhà nhanh chóng, hiệu quả
- Mẹo vệ sinh nệm lò xo đơn giản tại nhà
- Hướng dẫn cách vệ sinh nệm foam đơn giản và hiệu quả
- 10+ cách vệ sinh nệm cao su đúng cách ngay tại nhà
Với những mẹo làm sạch vết bẩn trên nệm nhờ các vật liệu quen thuộc trong gia đình trên, hy vọng bạn đã “bỏ túi” được nhiều thông tin bổ ích và sớm áp dụng thành công để giúp chiếc nệm luôn như mới nhé!