Sống vì mọi người quá nhiều: Nguyên nhân, cách hạn chế đúng cách

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Không thể phủ nhận rằng việc sống vì mọi người đem lại những điều tích cực và giúp cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, sống vì mọi người quá nhiều lại vô tình khiến bạn dần đánh mất đi giá trị của mình trong mắt người khác. Cùng Vua Nệm tìm hiểu nguyên nhân và cách hạn chế lối sống này trong bài viết nhé!

1. Nguyên nhân sống vì mọi người quá nhiều

Trên thực tế, nguyên nhân hình thành việc sống vì mọi người quá nhiều thường không xuất phát từ 1 yếu tố riêng lẻ nào đó, mà được tích lũy từ nhiều yếu tố khác nhau:

1.1. Chấn thương tâm lý từ quá khứ

Myers đã nhận định rằng cách sống để làm vừa lòng người khác có thể hình thành nên bởi những chấn thương tâm lý từ quá khứ. Nếu bạn đã từng trải qua một vài tổn thương gây ám ảnh, chẳng hạn như bị bạo hành hay lạm dụng, thì khó có thể cảm thấy an toàn khi là chính mình.

Do đó, bạn có xu hướng làm những điều mà người khác mong muốn, thậm chí là ưu tiên nhu cầu của họ. Điều này tuy khiến bạn cảm thấy an toàn hơn nhưng lại đánh mất chính kiến của mình.

1.2. Nỗi sợ bị từ chối

Mối quan hệ giữa bạn và những người xung quanh ảnh hưởng lớn đến lối sống của bạn, nhất là khi còn bé. Bởi lẽ, nhiều bố mẹ xem thái độ của con cái để quyết định nên đồng ý hay từ chối yêu cầu của chúng. Điều này khiến con trẻ hình thành nên suy nghĩ rằng chỉ khi chúng ngoan ngoãn nghe lời thì mới được chấp thuận.

nguyên nhân sống vì mọi người quá nhiều
Nỗi sợ bị từ chối khiến họ luôn tìm cách để người khác hài lòng

Khi lớn lên, suy nghĩ này vẫn luôn đeo bám chúng ta dẫn đến việc ta luôn làm theo những điều mà người khác muốn, thậm chí trước khi họ đưa ra yêu cầu. Mặt khác, khi chúng ta yêu mến ai đó, ta sẽ có xu hướng đáp ứng tất tần tật những mong muốn của họ để họ vui vẻ, không có ác cảm với mình.

1.3. Tự ti về bản thân

Những lầm lỡ trong quá khứ có thể khiến bạn không còn tin tưởng vào chính mình nữa. Bạn cho rằng bản thân chưa đủ tốt và chỉ thật sự được công nhận khi làm theo ý kiến của những người xung quanh.

2. Ảnh hưởng của lối sống vì mọi người quá nhiều

Việc cố gắng làm hài lòng hết tất cả những người xung quanh không chỉ khiến bạn bỏ qua cảm xúc thật của chính mình, mà còn mang đến sự tiêu cực, thất vọng, mệt mỏi. Về lâu dài, lối sống này có thể khiến bạn đánh mất chính mình, cùng như gây ảnh hưởng không nhỏ đến các mối quan hệ đang có.

2.1. Cảm thấy thất vọng và buồn bực

Nếu đã dành hết tình cảm của mình cho một ai đó thì chắc hẳn bạn cũng mong đối phương nhận ra điều đó. Từ đây, họ thêm trân trọng và yêu mến bạn nhiều hơn. Dẫu vậy, vẫn có không ít trường hợp người bên cạnh không đủ tinh tế và nhạy cảm để hiểu hết những điều tốt đẹp mà bạn dành cho họ.

Do đó, theo thời gian, việc sống vì mọi người quá nhiều có thể khiến bạn cảm thấy thất vọng và buồn bực. Điều này đôi khi cũng là nguyên nhân làm bạn trở nên cáu gắt, khó chịu với những người không liên quan xung quanh.

2.2. Bị lợi dụng

Nhiều người đôi khi sẽ nhận ra thói quen luôn muốn hài lòng người khác của bạn. Sau đó, lợi dụng nó để mong muốn bạn thực hiện tất cả những đòi hỏi từ họ. Đôi khi, người trong cuộc cũng không thể hiểu được chính xác hành động của mình có ý nghĩa gì, nhưng sẽ nhận thức được rằng bạn luôn đồng ý tất cả các yêu cầu mà họ đưa ra.

Tất nhiên là bạn cũng sẽ vui vẻ thực hiện chúng mà không có bất kỳ thắc mắc nào. Tuy nhiên, nếu điều này phát sinh trong thời gian dài rất dễ khiến bạn trở nên mệt mỏi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tinh thần đấy.

ảnh hưởng sống vì mọi người quá nhiều
Họ dễ bị lợi dụng khi đáp ứng mọi yêu cầu của người khác

2.3. Không thỏa mãn các mối quan hệ

Một mối quan hệ muốn lành mạnh và bền vững thì luôn cần sự vun đắp từ hai phía. Bạn cho đi thì phải được nhận lại, bạn đối xử tốt với họ và họ cũng cần làm điều tương tự với bạn. Do đó, mối quan hệ sẽ bị phá vỡ nếu chỉ có 1 bên luôn cho đi và 1 bên luôn nhận lại.

Tình cảm không phải là hàng hóa, nên chắc chắn sẽ không thể nào đem ra cân đo đong đếm hay hình thành nhờ sự đánh đổi lợi ích. Đôi khi việc sống vì mọi người quá nhiều sẽ chỉ giúp bạn hình thành 1 vỏ bọc mà bạn nghĩ rằng người xung quanh sẽ thích thay vì chính bản thân mình. Về lâu dài, bạn cảm thấy mình trở nên vô hình trong chính mối quan hệ mà bản thân cố gắng xây dựng. Cuối cùng, sự chán nản, mệt mỏi chắc chắn là điều bạn không thể tránh khỏi. 

2.4. Cảm thấy stress, kiệt sức

Trong một thời gian dài, nếu bạn luôn cố gắng gượng ép bản thân làm những điều mình không thích  để hài lòng người khác thì chắc chắn sẽ chỉ nhận lại sự căng thẳng, stress và kiệt sức.

Ngoài ra, mãi sống vì mọi người quá nhiều cũng khiến bạn không thể dành thời gian cho chính mình hoặc làm những gì bản thân yêu thích. Cuộc sống mãi quay xung quanh người khác làm bạn cảm thấy mệt mỏi, chán chường và ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến cả thể chất lẫn tinh thần.

những ảnh hưởng sống vì mọi người quá nhiều
Tinh thần căng thẳng vì gượng ép bản thân phải làm hài lòng tất thảy mọi người

2.5. Người xung quanh bị thất vọng

Người sống vì mọi người quá nhiều thường dễ hình thành thói quen luôn đồng ý với tất cả mọi người xung quanh. Họ sẵn sàng giúp đỡ mọi người một cách nhiệt tình và xin lỗi dù cho không phải lỗi từ phía họ. Người xung quanh đôi khi sẽ cảm kích vì sự giúp đỡ không toan tính đó. Nhưng đôi lúc, điều này có thể gây phản tác dụng, làm mọi người cảm thấy chán ngán vì hành động thái quá từ bạn. 

Đặc biệt, việc chấp nhận giúp đỡ một điều gì đó ngoài sức của bạn chắc chắn là tồi tệ. Người xung quanh sẽ cảm thấy thất vọng, cho rằng bạn không cố hết sức mình nếu kết quả không đạt như kỳ vọng.

3. Biểu hiện của việc sống vì người khác 

Làm thế nào để biết bạn có đang sống vì mọi người quá nhiều? Cùng điểm qua một số biểu hiện cụ thể dưới đây:

3.1. Luôn sợ người khác ghét bỏ mình

Vì sợ người khác ghét bỏ mình nên nhiều người có xu hướng đáp ứng mọi lời đề nghị để làm hài lòng họ và nhận về sự yêu quý. Mặt khác, họ luôn cố gắng để bản thân được công nhận lòng tốt. Khi ai đó tỏ thái độ không tốt về mình thì họ sẽ bắt đầu “lấy lòng” đối phương bằng cách làm tất cả những gì đối phương mong muốn

3.2. Không có chính kiến

Người chỉ biết sống vì người khác thường đánh mất đi lập trường bản thân. Họ không còn ưu tiên ý kiến của chính mình mà nghĩ rằng sự công nhận của mọi người mới là thước đo giá trị bản thân. Thậm chí, họ còn để mặc cho người khác quyết định mọi việc của cuộc đời mình.

biểu hiện sống vì mọi người quá nhiều
Họ đánh mất lập trường bản thân vì chỉ coi trọng sự công nhận của người khác

3.3. Nhận lỗi và xin lỗi trong bất cứ tình huống nào

Những người sống vì mọi người quá nhiều thường có xu hướng nhận mọi lỗi sai về bản thân. Thứ họ cần chỉ là những người xung quanh được vui lòng dù bản thân họ không hề sai.

3.4. Khó từ chối người khác

Họ khó khăn khi phải nói lời từ chối một ai đó vì điều này sẽ khiến họ cảm thấy mất an toàn. Bởi lẽ, họ quan niệm rằng việc đồng ý trước yêu cầu của người khác là cách để duy trì mối quan hệ. Thậm chí, có một vài người vì ngại từ chối mà đồng ý thực hiện những điều trái lương tâm.

3.5. Không xác định được mong muốn của mình

Một dấu hiệu nữa để nhận biết là họ luôn đặt ý muốn người khác lên trên bản thân mình. Họ chỉ quan tâm nhu cầu của những người xung quanh nên quên béng đi những ước mơ, sở thích hay mong muốn của chính mình.

3.6. Luôn cho đi mọi thứ

Họ sẵn sàng cho đi mọi thứ mà không cần tính toán thiệt hơn. Bởi lẽ, họ cho rằng việc hy sinh bản thân sẽ nhận về những điều tốt đẹp.

3.7. Luôn bận rộn

Điều này không đồng nghĩa với việc những người bận rộn đều sẽ sống vì người khác quá nhiều. Tuy nhiên, đây cũng là một dấu hiệu nhận biết khi một số người có xu hướng dành thời gian rảnh của mình để thực hiện yêu cầu của người khác mà ít khi để bản thân được nghỉ ngơi.

những biểu hiện sống vì mọi người quá nhiều
Họ bận rộn vì phải thực hiện mọi yêu cầu mà người khác đặt ra

3.8. Không thích xung đột, cãi vã

Người sống vì người khác thường không thích nhận về sự bực bội, tức giận của đối phương. Do đó, họ tìm cách giải quyết suôn sẻ nhất là làm đối phương vui lòng, ngay cả việc xin lỗi dù đó không phải lỗi của mình.

4. Cách hạn chế sống vì mọi người quá nhiều

Để hạn chế việc sống vì mọi người quá nhiều, bạn có thể thử áp dụng những biện pháp dưới đây:

4.1. Thực hiện lòng tốt khi bạn thực sự muốn

Mặc dù việc giúp đỡ người khác là một điều tốt nhưng bạn chỉ nên thực hiện khi bản thân mình thật sự mong muốn. Do đó, trước khi nhận lời bất cứ ai hãy xem xét mình có đủ thời gian, điều kiện hay không. Trong trường hợp bạn chỉ giúp đỡ họ để được công nhận thì tốt nhất hãy từ bỏ suy nghĩ này.

4.2. Xem trọng bản thân hơn

Biết cách xem trọng bản thân mình sẽ giúp bạn có giá trị hơn trong mắt người khác. Việc giúp đỡ người khác dù ngoài tầm khả năng chỉ khiến bạn trở nên ngờ nghệch, mất giá trong mắt họ mà thôi. Do đó, hãy luôn đặt mình ở vị trí ưu tiên và dành thời gian để chăm sóc, đầu tư bản thân hoàn thiện hơn mỗi ngày.

hạn chế sống vì mọi người quá nhiều
Luôn đặt bản thân ở vị trí ưu tiên để hoàn thiện mỗi ngày

4.3. Đặt ra cho bản thân ranh giới

Tốt nhất là bạn hay đặt ra một ranh giới cho bản thân rằng việc gì có thể giúp, việc gì cần từ chối. Bên cạnh đó, hãy biết cách chắt lọc thông tin rằng những ý kiến nào phù hợp với bản thân hay vì cứ nhất nhất thay đổi chính mình theo ý họ.

4.4. Chờ người xung quanh lên tiếng giúp đỡ

Một điều nữa cần lưu ý là bạn không nên chủ động lên tiếng giúp đỡ nếu đối phương chưa nhờ vả. Sự nhiệt tình của bạn chỉ khiến đối phương cảm thấy bạn thật dễ lợi dụng mà thôi! Hoặc trong một số trường hợp, đối phương chỉ đơn giản là than phiền chứ không thật sự cần đến sự trợ giúp của bạn.

4.5. Nhờ tư vấn tâm lý

Lối sống vì người khác đã ăn sâu vào tiềm thức của một số người và đem đến cho họ những rắc rối, vướng mắc. Lúc này, việc gặp chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn gỡ rối và khai thác những điều mới mẻ của bản thân. Bạn sẽ biết được nguyên nhân sâu xa của việc luôn muốn làm hài lòng người khác và dần điều chỉnh lối sống này.

cách hạn chế sống vì mọi người quá nhiều
Trò chuyện cùng chuyên gia tâm lý để tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của lối sống này

>> Xem thêm:

Trên đây là giải đáp về lối sống vì mọi người quá nhiều mà không ít người đang gặp phải. Hy vọng những thông tin mà Vua Nệm cung cấp sẽ giúp bạn đọc điều chỉnh lại cách sống và ưu tiên đầu tư vào bản thân mình nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM