Không ngủ trưa có sao không? 5 cách để ngủ trưa ngon giấc

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Cuộc sống hiện đại ngày một bận rộn. Thay vì ngủ trưa, nhiều bạn dành thời gian này để làm việc hoặc giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng. Vậy không ngủ trưa có sao không, liệu có gây ảnh hưởng tới sức khỏe? Cùng Vua Nệm khám tìm hiểu ngay nhé!

Không ngủ trưa có sao
Không ngủ trưa có sao không?

1. Giấc ngủ trưa có tác dụng gì?

Theo các chuyên gia, quá trình bài tiết trong cơ thể chia làm hai thời điểm, đó là khoảng thời gian từ 2h – 4h sáng và 13h – 15h chiều. Bỏi vậy, cả giấc ngủ trưa và giấc ngủ đêm đều có vai trò quan trọng với cơ thể. Dưới đây là một số tác dụng của giấc ngủ trưa:

  • Ngủ trưa giúp cơ thể bạn được nghỉ ngơi sau một buổi sáng làm việc căng thẳng.
  • Duy trì thói quen ngủ trưa hàng ngày giúp bạn thư giãn đầu óc, phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, rối loạn mất ngủ, đau đầu và các chứng bệnh về não.
  • Đối với trẻ em, giấc ngủ trưa giúp giải tỏa đầu óc, hỗ trợ não bộ của trẻ phát triển tốt hơn. Đối với người lớn, ngủ trưa sẽ giúp xua tan căng thẳng, mệt mỏi và bổ sung năng lượng, đồng thời tái tạo năng lượng để phục vụ cho công việc buổi chiều.
  • Trong trường hợp bạn bị mất ngủ hoặc ngủ ít vào buổi tối, giấc ngủ trưa có thể giúp bạn bổ sung thời gian ngủ, giảm các triệu chứng buồn ngủ hay mệt mỏi do ngủ không đủ giấc.
lợi ích của giấc ngủ trưa
Giấc ngủ trưa giúp bạn tái tạo năng lượng, giúp bạn có một buổi chiều làm việc hiệu quả

2. Không ngủ trưa có sao không?

Không ngủ trưa có sao không là thắc mắc của nhiều bạn. Hầu hết mọi người đều cho rằng nếu không cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ hay không có thói quen ngủ trưa thì điều này không quá cần thiết.

Theo Tiến sĩ Jennifer Zaslona – chuyên gia nghiên cứu về giấc ngủ tại Đại học Massey (New Zealand), nếu bạn đã ngủ đủ giấc và có chất lượng giấc ngủ tốt vào ban đêm thì không nhất thiết phải ngủ trưa nữa.

Tuy nhiên, nếu bạn đang trong tình trạng mệt mỏi, uể oải mà vẫn cố làm việc, không chịu ngủ trưa thì có thể dễ dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ, chứng rối loạn tâm lý, khiến cho chất lượng công việc giảm sút và dễ mắc bệnh liên quan về tim mạch,…

Thêm vào đó, khi bạn ngủ trưa thì sức khỏe của bản thân sẽ được cải thiện đáng kể. Theo nhà sinh lý học Shona Halson thuộc viện Thể thao (Úc), việc ngủ trưa sẽ giúp cải thiện hiệu suất, hiệu quả làm việc cũng như tâm trạng. Đồng thời, ngủ trưa còn giúp bạn giảm mệt mỏi, nâng cao tinh thần, phản ứng linh hoạt, suy nghĩ logic hơn, phòng ngừa bệnh tim mạch,…

Tuy nhiên, nếu giấc ngủ trưa của bạn không đúng hoặc ngủ trưa trong thời gian quá dài thì sẽ khiến ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe. Tại Hội nghị Khoa học thường niên lần thứ 65 diễn ra ở trường Đại học Tim mạch Mỹ, các nhà khoa học đã chứng minh mối liên hệ giữa giấc ngủ trưa quá dài với các hội chứng chuyển hóa như: cholesterol trong máu cao, tăng huyết áp,…

Theo đó, tình trạng này dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khác, chẳng hạn: tim mạch, đột quỵ não, đái tháo đường,… Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận này sau khi đánh giá dữ liệu từ 21 nghiên cứu, tiến hành quan sát trên 307.237 người.

tác hại của việc không ngủ trưa
Trong nhiều trường hợp, không ngủ trưa sẽ khiến bạn mệt mỏi, mất tập trung

Qua đây bạn cũng phần nào giải đáp được thắc mắc không ngủ trưa có sao không rồi. Với những bạn ngủ đủ giấc và đều đặn vào ban đêm thì việc không ngủ trưa không gây ảnh hưởng gì nhiều tới sức khỏe. Nhưng bạn nên sắp xếp dành ra một ít thời gian để ngủ trưa nhé bởi việc này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.

3. Mất ngủ buổi trưa là do đâu?

Trình trạng không thể ngủ trưa hoặc khó ngủ vào buổi trưa cũng là dấu hiệu quả bệnh mất ngủ. Mất ngủ buổi trưa kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của bạn. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất ngủ buổi trưa:

3.1. Mất ngủ buổi trưa do thói quen

Thói quen không ngủ trưa thường xuyên là nguyên nhân chính dẫn đến việc khó ngủ hoặc không thể ngủ được vào buổi trưa. Do vậy, bạn không nên tiếp tục thói quen này.

Hãy dành ra 15 – 30 phút mỗi ngày để rèn luyện và tạo thói quen ngủ trưa. Dù ban đầu sẽ khá khó khăn nhưng về sau thói quen này sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần của bạn.

3.2. Mất ngủ buổi trưa do tâm lý

Chính những áp lực trong học tập và công việc khiến tinh thần của bạn bị căng thẳng và tâm trạng không thoải mái cũng là một nguyên nhân dẫn đến khó ngủ. Tình trạng này không những ảnh hưởng đến giấc ngủ trưa mà thậm chí còn ảnh hưởng đến cả giấc ngủ tối. Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến mệt mỏi, suy nhược cơ thể, sa sút trí tuệ,…

3.3. Sinh hoạt thiếu lành mạnh

Ngay cả việc sử dụng các chất kích thích để giúp tinh thần tỉnh táo (cà phê, trà, thuốc lá,…), ngủ quá nhiều, thức dậy muộn vào buổi sáng, di chuyển đến một nơi lệch múi giờ, đi du lịch hay ăn bữa trưa quá no bụng,… cũng là những nguyên nhân khiến bạn khó đi vào giấc ngủ trưa.

Sử dụng các chất kích thích và một số hoạt động không lành mạnh còn làm giảm vận động của hệ vi mạch, khiến quá trình lưu thông máu và oxy lên não bị cản trở, gây ra tình trạng khó ngủ.

3.4. Do ảnh hưởng từ không gian ngủ

Không gian ngủ là một yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng giấc ngủ trưa của bạn. Chúng ta sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn nếu không gian quá sáng hoặc quá nhiều tiếng ồn. Ngoài ra, các yếu tố như nhiệt độ, không khí, phòng không sạch sẽ, gối đầu không phù hợp hoặc ngủ ở tư thế gục đầu cũng khiến bạn khó đi vào giấc ngủ trưa.

nguyên nhân mất ngủ trưa
Tránh ánh sáng chiếu vào mắt sẽ giúp bạn ngủ trưa ngon hơn

3.5. Do ảnh hưởng của bệnh lý

Một số người mắc các bệnh như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, đau dạ dày, trầm cảm,… sẽ gặp phải các triệu chứng khiến cho họ khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon. Ngoài ra, tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng khiến người bệnh bị mất ngủ.

4. Các biện pháp để có giấc ngủ trưa chất lượng

Ngủ trưa đúng và đủ giúp tăng cường sức khỏe và nâng cao khả năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Dưới đây là 5 cách để bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ trưa:

4.1. Ngủ trưa sau khi ăn khoảng 30 phút

Các chuyên gia đã phân tích, thời gian thích hợp nhất để ngủ trưa là sau khi bữa ăn trưa khoảng 30 phút. Để tránh nguy cơ gây nên các bệnh về tiêu hóa và dạ dày, bạn nên nghỉ ngơi sau ăn 30 phút rồi mới đi ngủ.

Nếu trước đây bạn không ngủ trưa thì hãy luyện tập thói quen ngủ trưa và thức dậy đúng giờ. Điều này giúp tinh thần của bạn tỉnh táo hơn để tiếp tục những công việc của buổi chiều và ngủ ngon giấc hơn vào buổi đêm. Nếu thói quen được duy trì sẽ tạo thành một đồng hồ sinh học, tạo phản xạ buồn ngủ hàng ngày mỗi khi đến giờ ngủ trưa.

4.2. Tạo không gian ngủ thoải mái

Không gian thích hợp nhất để có một giấc ngủ trưa là nơi không có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Bởi ánh sáng mặt trời chiếu vào mắt, đồng tử bị kích thích, dẫn đến bạn không muốn ngủ.

Thêm nữa, bạn nên ngủ ở nơi yên tĩnh để dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Nếu đã chọn nơi ít ánh sáng và yên tĩnh mà vẫn khó đi vào giấc ngủ thì bạn hãy thử nghe một bài nhạc nhẹ nhàng. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn thư giãn đầu óc và dễ ngủ hơn.

4.3 Đặt đồng hồ báo thức

Thông thường, tốt nhất là bạn nên ngủ trưa từ 20 – 30 phút. Vì vậy, bạn nên đặt báo thức để tránh thời gian ngủ quá dài, dẫn đến mệt mỏi cơ thể, đầu óc mơ màng.

Ngoài ra, thời gian ngủ trưa khá ngắn sẽ khiến bạn lo lắng vì sợ ngủ quên. Chính lý do này cũng khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn. Hãy đặt đồng hồ báo thức để có thể yên tâm đi ngủ và ngủ ngon nhé.

đặt báo thức giúp ngủ trưa ngon
Đặt đồng hồ báo thức giúp bạn ngủ ngon

4.4. Nhiệt độ phòng thích hợp

Theo các nhà nghiên cứu, khi ngủ say, nhiệt độ cơ thể bạn sẽ tăng lên. Vì vậy, nếu ngủ ở nơi có nhiệt độ cao sẽ gây ra cảm giác khó chịu, nóng nực, dễ tỉnh giấc. Tùy vào thói quen và tình trạng cơ thể, bạn hãy điều chỉnh nhiệt độ phòng sao cho hợp lý nhất. Mức nhiệt độ phòng lý tưởng để có một giấc ngủ ngon là khoảng từ 18 – 22 độ C.

4.5. Thư giãn đầu óc

Hầu hết những người khó ngủ  đều do gặp phải nhiều vấn đề tiêu cực trong cuộc sống, lo âu, căng thẳng và suy nghĩ nhiều,… Để cải thiện tình trạng này, bạn hãy thả lỏng đầu óc, thư giãn cơ thể và hít thở chậm rãi. Ngoài ra, bạn có thể nghĩ đến những niềm vui, những điều tích cực trong cuộc sống và nên nghe một vài bài nhạc nhẹ trước khi ngủ nhé.

XEM THÊM:

Không ngủ trưa có sao không? Câu trả lời là sẽ không sao nếu bạn đảm bảo giấc ngủ bạn đêm đủ thời gian và có chất lượng tốt. Tuy nhiên, Vua Nệm khuyên bạn hãy dành ra khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày để ngủ trưa nhé. Cơ thể bạn sẽ tràn đầy năng lượng trở lại đấy!

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/ngu-trua-co-quan-trong-voi-tre-em/

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM