Cơn hoảng hốt khi ngủ ở trẻ nhỏ là tình trạng tương đối dễ gặp ở giai đoạn sơ sinh. Bệnh lý này tạo cho trẻ cảm giác sợ hãi và chóng mặt trong giấc ngủ, có thể khiến trẻ khóc to hoặc gào lên. Vậy làm thế nào để nhận biết bé con nhà mình mắc phải chứng hoảng hốt này? Bài biết sau đây của Vua Nệm sẽ chia sẻ kinh nghiệm hữu ích đến bạn.
Nội Dung Chính
1. Cơn hoảng hốt khi ngủ ở trẻ nhỏ là gì?
Cơn hoảng hốt khi ngủ được biết đến là một trong những chứng rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất ở trẻ em. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 1 đến 8 tuổi, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra chúng thường xuất hiện vào giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ chậm.
Đây là một hiện tượng xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ và thường không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu những cơn hoảng hốt khi ngủ xảy ra liên tục và kéo dài trong một thời gian bạn cần phải hết sức lưu ý. Nên nhớ rằng tình trạng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của trẻ.
2. Biểu hiện cơn hoảng hốt khi ngủ ở trẻ nhỏ
Cơn hoảng hốt khi ngủ ở trẻ nhỏ thường xảy ra vào đêm và nó có thể kéo dài trong vài giây hoặc vài phút. Các biểu hiện thường gặp khi trẻ gặp phải tình trạng này như:
- Trẻ đột ngột tỉnh giấc với biểu hiện toàn thân giật mình, bật dậy khỏi giường.
- Một vài trường hợp bé có thể hét lên hoặc khóc to vì cảm thấy sợ hãi, hoang mang.
- Trẻ có thể nhìn trống trải, mắt mở to và đảo mắt liên tục, tay chân co giật hoặc vùng vẫy lên giường.
- Trẻ không có phản ứng lại với những nỗ lực của người lớn khi được dỗ dành.
3. Chẩn đoán cơn hoảng hốt khi ngủ theo Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ DSM – IV
Theo chuẩn đoán của Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ DSM – IV, diễn tiến cơn hoảng hốt khi ngủ ở trẻ nhỏ như sau:
Tái phát các giai đoạn thức dậy đột ngột trong khi ngủ của trẻ
- Tình trạng chủ yếu xảy ra trong giai đoạn 1/3 đầu của giấc ngủ.
- Biểu hiện cơ bản nhất chính là bắt đầu bằng tiếng kêu thất thanh, sợ hãi.
Cường độ của hoảng hốt
- Các dấu hiệu thần kinh thực vật bắt đầu xảy ra.
- Một số triệu chứng phổ biến như tim đập nhanh, thở nhanh, vã mồ hôi,…
Bất hợp tác
- Lúc này trẻ dường như không đáp ứng với sự cố gắng dỗ dành của người khác.
- Bố mẹ dù thực hiện mọi cách nhưng không thể trấn an trẻ.
“Xóa sạch” mọi chi tiết vào sáng hôm sau
- Các bé thường không nhớ lại các chi tiết giấc mơ.
- Mọi thứ dường như được quên sạch vào sáng hôm sau.
Giai đoạn hoảng hốt
- Đây chính là nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó chịu.
- Tình trạng này thậm chí còn gây rối loạn chức năng hoạt động xã hội, nghề nghiệp và các chức năng khác ở trẻ.
Rối loạn không do hậu quả của một chất hay một bệnh thực tổn nào đó.
4. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh hoảng hốt vào ban đêm
Theo chia sẻ từ các chuyên gia, những cơn hoảng hốt bắt nguồn từ việc hệ thần kinh trung ương não của các em nhỏ chưa phát triển tốt, chính vì hoạt động tâm thần chưa được ổn định nên chúng thường hay có những biểu hiện giật mình, hoảng hốt… Vì vậy chứng yếu thần kinh được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này.
Tuy nhiên, chứng bệnh hoảng hốt vào ban đêm ở trẻ nhỏ còn có thể là do:
- Vô tình được nghe, được xem những cảnh ghê rợn, đáng sợ trước khi đi ngủ như đâm chém máu me, những con quái vật hung hãn hay phim ma,…
- Những con giun trong ruột của trẻ thường gây kích thích vào đêm, khiến con cảm thấy đau bụng, từ đó tác động lên thần kinh trung ương tạo ra các cơn hoảng hốt.
- Khi trẻ bị nghẹt mũi thường sẽ rất khó thở, tình trạng này sẽ khiến cho cơ thể thiếu dưỡng khí, dẫn đến não thiếu oxy nên hoạt động không ổn định, từ đó dễ gây nên chứng hoảng hốt.
- Trẻ thường giật mình, hoảng hốt nếu mắc bệnh tật, giờ giấc ngủ thất thường,…
- Thay đổi chỗ ngủ, ngủ 1 mình.
- Bị di truyền từ người thân.
5. Hướng điều trị cơn hoảng hốt khi ngủ ở trẻ nhỏ
Việc điều trị cơn hoảng hốt khi ngủ ở trẻ nhỏ như thế nào hiệu quả sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng bệnh. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo qua một số phương pháp điều trị chung được các chuyên gia chia sẻ bên dưới đây.
5.1. Tạo dựng môi trường nghỉ ngơi lý tưởng
Một trong những việc làm cần thiết nhất chính là bố mẹ cần đảm bảo an toàn cho trẻ bằng cách loại bỏ những đồ vật nguy hiểm xung quanh giường. Tiếp đến cần phải chỉnh độ sáng ánh đèn phù hợp, kiểm tra và đóng cửa sổ, cửa phòng.
Nếu trẻ có biểu hiện vung tay chân loạn xạ, mộng du trong giấc ngủ, bố mẹ cần trấn an và giữ chặt con để tránh tai nạn đáng tiếc. Trong trường hợp bé còn quá nhỏ tốt hơn hết nên cho con ngủ chung phòng với mình để dễ dàng chăm sóc hơn.
5.2. Giảm căng thẳng và lo âu cho trẻ
Bố mẹ cần chủ động tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng và lo âu cho trẻ. Thực tế tình trạng này có thể bắt nguồn từ những sự thay đổi bất ngờ trong cuộc sống như: chuyển trường, chuyển nhà hoặc cũng có thể là do tình trạng sức khỏe của trẻ.
Sau đó, phụ huynh có thể giúp trẻ giải tỏa căng thẳng và giảm lo âu bằng cách tạo ra môi trường thoải mái hơn. Đồng thời nên thường xuyên chơi đùa cùng trẻ hoặc đọc truyện cho trẻ trước khi đi ngủ. Tránh cho con xem những chương trình độc hại.
5.3. Tăng cường chất lượng giấc ngủ
Một việc quan trọng không kém chính là bạn cần phải đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc và có được giấc ngủ ngon. Không quá khi nói rằng đây chính là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị cơn hoảng hốt khi ngủ ở trẻ nhỏ.
Bố mẹ có thể giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn bằng cách tạo ra môi trường yên tĩnh và thoải mái. Đồng thời nên thiết lập đồng hồ sinh học cho trẻ, đảm bảo con được đi ngủ đúng giờ, chủ động tắt hết đồ điện tử và điện thoại trong phòng ngủ.
5.4. Cho trẻ sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ
Nếu cơn hoảng hốt khi ngủ của trẻ là do rối loạn giấc ngủ, bạn cần phải nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia. Tùy vào từng tình trạng của trẻ, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp con ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải được thực hiện dưới sự giám sát nghiêm ngặt của các chuyên gia sức khỏe để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.
Thậm chí trong một số trường hợp nghiêm trọng, bạn cần phải đưa trẻ đến với các cơ sở điều trị tâm lý hoặc điều trị tại bệnh viện để giúp trẻ vượt qua tình trạng hoảng loạn. Việc làm này cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con.
Cơn hoảng hốt khi ngủ ở trẻ nhỏ là một vấn đề gây nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, thông qua việc hiểu rõ các biểu hiện, nguyên nhân và phương án điều trị của bệnh, bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Ngay bây giờ hãy đưa ra các quyết định hợp lý trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhé.