Chuyên gia nệm

Vải bố là gì và ứng dụng của nó trong đời sống hàng ngày

CẬP NHẬT 31/08/2021 | BỞI Vua Nệm Team

Vải bố là một trong những loại vải được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Bạn có dễ dàng gặp các các sản phẩm được làm từ vải bố trong đời sống hàng ngày như túi xách, giày dép, rèm cửa,… Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa biết vải bố là gì, cách nhận biết chúng ra sao? Chính vì vậy, trong bài viết này Vua Nệm sẽ giúp bạn hiểu hơn về dòng VẢI này, cách nhận biết cũng như ứng dụng của vải bố trong đời sống hằng ngày. 

1. Vải bố là gì?

Vải bố (hay được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: vải cotton thô, vải canvas) là loại vải cao cấp, được dệt từ sợi gai dầu, có bề mặt khá thô và chắc chắn. Tùy thuộc vào quá trình sản xuất mà vải bố có màu chính là nâu đậm hoặc nhạt.

Vải bố dạng thưa

Vải bố dạng thưa

1.1. Nguồn gốc xuất xứ

Vào khoảng năm 3000 trước công nguyên, người Trung Quốc là người đầu tiên trên thế giới phát hiện ra cây gai dầu và sử dụng nó để sản xuất những sợi vải, rồi bện chúng thành dây thừng có độ bền cao. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, chất liệu còn khá thô cứng và chưa thể hình thành nên tấm vải.

Năm 1500 trước công nguyên, người Ấn Độ đã sử dụng thêm bông kết hợp với cây gai dầu để tăng độ mềm cho sợi vải nhưng vẫn đảm bảo giữ được độ bền vốn có. 

Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XVII sau công nguyên, khi Saracens và Kroos mang sợi bông từ Bắc Phi tới Châu Âu (cụ thể là Barcelona và Venice), người dân bắt đầu cho thêm sợi bông vào quá trình dệt vải để sản xuất cánh buồm cho những con tàu thuyền lớn nhỏ. Và đến thế kỷ XX, loại vải này chính thức bắt đầu phổ biến khi Mỹ đưa chúng vào sản xuất tại các băng chuyền với số lượng lớn và theo hướng công nghiệp hóa.

Đến thế kỷ XX, vải bố chính thức bắt đầu phổ biến

Đến thế kỷ XX, vải bố chính thức bắt đầu phổ biến

1.2. Đặc điểm của vải bố

Do nguyên liệu để làm ra vải bố chính là thân cây gai dầu nên vải chúng có những đặc điểm nổi bật như:

  • Khi sờ vào bề mặt vải bố, cảm giác đầu tiên bạn nhận thấy chính là sự thô ráp, khá cứng so với các loại vải hiện đại. Tuy nhiên, vải bố có độ dày và độ bền cũng cao hơn các dòng vải khác.
  • Vải thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe người dùng nhờ được làm từ loại cây thiên nhiên.
  • Vải bố có khả năng chống thấm nước và chống mốc tốt.
  • Vải bố có thể gấp lại gọn gàng mà không lo bị nhăn.
  • Vải bố rất dễ dàng vệ sinh.
  • Được sử dụng cho nhiều đồ dùng trong đời sống hàng ngày.

2. Ưu – nhược điểm của vải bố

Vải bố được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày

Vải bố được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày

2.1. Ưu điểm

Vải bố có những ưu điểm vô cùng lớn như:

  • Vải có khối lượng nhẹ, rất dễ để bảo quản và vệ sinh. Vải bố có thể dễ dàng gấp lại gọn gàng mà không bị nhăn, giúp tiết kiệm không gian bảo quản.
  • Vải có khả năng chống thấm tốt nên khó ướt khi trời mưa.
  • Vải có khả năng giữ màu vô cùng tốt, không bị phai màu ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt. Do đó, các sản phẩm vải màu làm từ vải bố gần như luôn mới trong suốt thời gian sử dụng.
  • Vải được làm hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên nên rất an toàn với sức khỏe người tiêu dùng, thân thiện với môi trường.
  • Loại vải này có thể kết hợp với các đặc tính hóa học khác để tăng khả năng kháng khuẩn, chống nấm mốc, chống cháy hiệu quả.
  • Giá thành rẻ.
  • Vải bố có độ bền cao.

Vải có khả năng giữ màu vô cùng tốt, không bị phai màu

Vải có khả năng giữ màu vô cùng tốt, không bị phai màu 

2.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, vải bố cũng có những nhược điểm nhất định như:

  • Vải có độ dày cao nên khi giặt sẽ lâu khô hơn các loại vải khác.
  • Vải bố dễ bị làm rách bởi các vật sắc nhọn và không chịu được các vật trọng tải lớn.

3. Phân loại vải bố

Cũng giống với các loại hiện vải khác trên thị trường hiện nay, vải bố được chia thành nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm cấu tạo, thành phần và định lượng của vải:

  • Vải Kaki với định lượng 14oz : đây là loại vải bố được làm từ 100% sợi polyester.
  • Vải bố với các định lượng lần lượt là 4oz, 6oz và 12oz: đây là loại vải được làm từ 100% sợi cotton.
  • Vải bố với định lượng 18oz: loại vải bố này cũng được làm từ 100% cotton.
  • Vải bố định lượng 12oz: với cấu tạo bao gồm 35% polyester và 65% cotton.

Phân chia vải bố theo độ dày

Phân chia vải bố theo độ dày

Ngoài ra, người ta còn phân loại vải bố dựa vào đặc điểm của loại vải này được dệt từ chất liệu gì, cụ thể như sau:

  • Vải bố được dệt từ sợi tổng hợp gồm nylon và PE: loại vải này có nylon nên rất bền và khó phân hủy. Do vậy, dòng vải này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Vải bố được dệt trực tiếp từ sợi gai dầu: Đây là loại vải bố với những tình năng ưu việt nhất như: chống ẩm mốc tốt, độ bền cao, chịu được nhiệt độ cao. Tuy nhiên, loại vải này cũng có nhược điểm vô cùng lớn là độ cứng cao, thiếu tính thẩm mỹ và độ mềm mại cần thiết. Do đó, loại vải này được sử dụng để làm bạt là chủ yếu.
  • Vải bố được dệt từ sợi lanh: Đây chính là nguyên liệu để làm nên loại vải canvas. Để tạo nên loại vải này, cả nguyên liệu và thời gian sản xuất đều vô cùng tốn kém, kéo theo đó là giá thành của vải này cũng rất cao, thường đắt hơn từ 2 đến 3 lần so với các loại vải thường dùng. Do vậy, để tiết kiệm chi phí vải canvas thường ít được sử dụng.
  • Vải bố được dệt từ sợi cotton: đây là một trong những loại vải được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, chúng được dệt kết hợp với sợi bông. Đặc biệt, loại vải này vẫn có độ bền cao những giá thành lại rẻ hơn nhiều so với vải lanh, nên chúng được sử dụng vô cùng phổ biến, nhất là trong các mặt hàng thời trang.

Vải bố có màu sắc vô cùng đa dạng

Vải bố có màu sắc vô cùng đa dạng

Dựa vào màu sắc, vải bố được chia thành 2 loại chính là:

  • Vải bố thô: đây là loại vải bố mộc nguyên bản, chưa trải qua các công đoạn chế biến cầu kỳ, nhuộm hay tẩy màu, nên thường có màu nâu và độ thô ráp cao.
  • Vải bố màu: đây là loại vải bố có đặc điểm đỡ thô hơn loại vải mộc, vì đã qua quá trình tẩy màu nguyên bản, sau đó được nhuộm thành các màu sắc và họa tiết khác nhau để phục vụ nhu cầu sử dụng.

4. Ứng dụng của vải bố trong đời sống

Như đã nói, vải bố được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong đời sống hằng ngày cũng như trong ngành công nghiệp lớn. Cụ thể như sau:

4.1. Ứng dụng trong sản xuất hàng gia dụng

Do đặc tính nổi bật là độ dày cao, bền nên vải bố được sử dụng để sản xuất các đồ dùng hàng ngày như: khăn trải bàn, rèm cửa, vỏ gối, bạt che nắng,… Màu trắng hoặc nâu của vải rất hợp với màu thật của gỗ, nên vải bố rất thích hợp để sử dụng làm đồ decor, trang trí nội thất.

Vải bố được sử dụng để làm rèm cửa

Vải bố được sử dụng để làm rèm cửa

Sử dụng loại vải này cũng chính là cách để bạn chung tay bảo vệ môi trường hiệu quả.

4.2. Ứng dụng trong ngành may mặc

Vải bố rất dễ in ấn, thiết kế nên chúng cũng được sử dụng rất nhiều trong ngành hàng may mặc, ví dụ:

  • May mặc: với những đặc tính nổi bật như độ bền cao, giữ màu tốt, độ cứng lại phù hợp để may các trang phục như vest, blazer,… nên vải bố được ứng dụng để may mặc rất nhiều. Các trang phục được làm từ loại vải này rất thu hút giới trẻ trong thời gian gần đây.
  • Vải bố cũng thích hợp để sản xuất các mặt hàng thời trang như: balo, cặp sách, nhờ có độ bền cao.

Vải bố được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc

Vải bố được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc

  • Làm giày: vải bố được sử dụng để làm giày là loại vải canvas có độ bền cao, được gia công từ đôi bàn tay tài hoa của những thợ làm giày thủ công, đem đến sự trẻ trung, năng động cho người dùng. Chúng có thể dùng cho: giày lười, giày bata, giày âu,… Với thiết kế trẻ trung, hiện đại giày được làm từ chất liệu vải bố đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và nắm giữ thị phần lớn hiện nay.
  • Làm túi xách: nếu để ý bạn có thể thấy những năm gần đây, trào lưu sử dụng túi xách làm từ vải bố của giới trẻ vô cùng phổ biến. Những chiếc túi vải này liên tục tạo trend trên thị trường với những hình dáng và màu sắc đơn giản nhưng hiện đại. Chúng có thể được dùng để làm túi đeo chéo, thay thế cặp sách, balo, thậm chí còn được dùng như một chiếc làn vô cùng tiện dụng cho các bà nội trợ.

4.3. Ứng dụng trong ngành công nghiệp

Vải bố là chất liệu quan trọng được dùng cho ngành công nghiệp sản xuất đóng tàu, chúng dùng để làm nên những cánh buồm có độ bền và độ dẻo dai cao, giúp tàu thuyền ra khơi vững chắc.

Cánh buồm được làm từ vải bố vô cùng bền chắc

Cánh buồm được làm từ vải bố vô cùng bền chắc

Ngoài ra, vải bố cũng có thể dùng để làm bao bì đựng các loại phân bón, thóc, lúa,… trong sản xuất nông nghiệp rất tốt.

5. Những sản phẩm được làm từ vải bố trong đời sống hàng ngày

Ngày nay, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các sản phẩm được làm từ vải bố trong đời sống hàng ngày, đó là:

  • Những chiếc túi vải mang phong cách vintage được cả nam và nữ lựa chọn, được các bà nội trợ tin dùng thay thế cho túi nilon mỗi khi đi chợ.
  • Có thể là thiệp mời, tranh canvas, các biển quảng cáo, pano, áp phích, băng rôn khẩu hiệu bạn hay gặp trên đường đi.
  • Giày thể thao, giày bata, giày vải,…
  • Vải ghế dùng để bọc sofa, khăn trải bàn, rèm cửa,… có độ thoáng mát cao, phù hợp với khí hậu Việt Nam.
  • Tranh thêu chữ thập, tranh treo tường làm bằng vải bố.
  • Túi hoặc ví đựng tiền handmade làm từ vải bố.
  • Vỏ gối tựa lưng trang trí sofa cũng có thể làm từ vải bố.
  • Ngoài ra, vải bố cũng được dùng để bọc hoặc trang trí các bìa sách, sổ vô cùng tinh tế.

Vải bố được sử dụng để làm rất nhiều vật dụng có ích cho cuộc sống hằng ngày

Vải bố được sử dụng để làm rất nhiều vật dụng có ích cho cuộc sống hằng ngà

6. Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về vải bố và những ứng dụng của nó trong đời sống hằng ngày mà Vua Nệm đã tìm hiểu và cập nhật cho quý khách hàng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp khách hàng có thêm nhiều kiến thức hơn về dòng vải này và lựa chọn được các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team