Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều loại thực phẩm tưởng chừng như thơm ngon và bổ dưỡng nhưng vẫn có thể chứa độc gây hại cho cơ thể khi ăn phải. Trong bài viết này, Vua Nệm sẽ gửi đến bạn đọc những thực phẩm chứa độc trong tự nhiên, tránh tình trạng bị ngộ độc từ những loại thực phẩm này.
Nội Dung Chính
- 1. Thực phẩm chứa độc mà bạn không biết – Cà chua xanh
- 2. Trà bị mốc
- 3. Đậu xanh nấu chưa chín
- 4. Bắp cải đã bị thối
- 5. Lòng trắng trứng gà khi sống
- 6. Bí ngô đã để lâu
- 7. Mộc nhĩ tươi
- 8. Rau cải đã nấu chín và để qua đêm
- 9. Sắn, măng tây
- 10. Dưa muối chưa kĩ
- 11. Gừng dập
- 12. Khoai tây mọc mầm
- 13. Độc tố bufotoxin ở trong gan, trứng và da cóc
- 14. Độc tố ở trong mật cá
- 15. Độc tố từ nấm
1. Thực phẩm chứa độc mà bạn không biết – Cà chua xanh
Cà chua chín vốn là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều vitamin cho sức khoẻ, tuy nhiên khi loại trái này chưa chín có chứa chất độc Solanine. Vậy nên khi ăn quả cà chua xanh, khoang miệng sẽ có cảm giác bị đắng chát, cơ thể xuất hiện những triệu chứng như bị chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học cũng cảnh báo rằng việc ăn chúng lúc còn sống, chưa qua chế biến lại càng nguy hiểm hơn.
2. Trà bị mốc
Nước trà được nhiều người sử dụng như thần dược chống buồn ngủ, một ly trà ấm nóng còn giúp thư giãn cơ thể hiệu quả. Song việc sử dụng trà bị mốc có thể khiến cơ thể bị chóng mặt, tiêu chảy. Bởi khi đã mốc, trà sẽ bị nhiễm khuẩn penicillin và aspergillus, vậy nên đừng tiếc rẻ mà hãy bỏ chúng đi, bạn nhé!
3. Đậu xanh nấu chưa chín
Trong đậu xanh có chứa aponin và lectins, saponin, đây là những chất gây kích thích mạnh mẽ đối với đường tiêu hoá của con người. Ngoài ra, ở loại hạt này cũng có chứa hemagglutinin, là tập hợp tế bào máu đỏ có thể gây ngộ độc sau khi ăn, vậy nên nếu ăn đậu xanh nấu chưa chín rất dễ bị ngộ độc loại chất này.
4. Bắp cải đã bị thối
Trong bắp cải thối chứa chất nitrite, chúng đóng vai trò trong việc hình thành methemoglobin ở máu, khiến tế bào máu bị mất chức năng oxy, làm cho người dùng bị chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi… khi bị nặng có thể bất tỉnh, bị co giật, khó thở, việc không cứu chữa kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
5. Lòng trắng trứng gà khi sống
Trong trứng gà sống chứa những chất làm cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng cơ thể, đồng thời phá hoại những công năng tiêu hoá của tuỵ tạng. Ngoài ra, việc ăn trứng gà sống cũng dễ mất vệ sinh, đưa vi khuẩn vào cơ thể và gây bệnh.
6. Bí ngô đã để lâu
Trong bí ngô chứa một hàm lượng đường cao, hơn nữa khi lưu trữ trong thời gian dài sẽ khiến bên trong loại trái này xảy ra quá trình hô hấp kị khí – lên men, biến chất, lúc này khi ăn sẽ gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người.
7. Mộc nhĩ tươi
Trong mộc nhĩ tươi có chứa chất nhạy cảm với ánh sáng – đó là chất Porphyrin. Sau khi ăn, cộng với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, làn da của chúng ta dễ bị viêm, xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, bị chứng phù thũng, đau nhức, có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ rơi vào tình trạng khó thở. Vì vậy mà chúng ta chỉ nên ăn mộc nhĩ khô và ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn.
8. Rau cải đã nấu chín và để qua đêm
Ở trong rau cải có chứa nhiều chất nitrat, vậy nên khi để rau cải đã nấu qua đêm, do tác dụng của vi khuẩn, sau khi ăn có thể làm cho tổ chức ở trong cơ thể thiếu oxy và xuất hiện triệu chứng trúng độc, đau đầu, chóng mặt hay nôn mửa.
9. Sắn, măng tây
Ở trong sắn độc, măng tây có chứa chất acid cyanhydric, khi đi vào máu gây ra tình trạng thiếu oxy cho tổ chức tế bào. Điều này khiến cho người bệnh bị ngạt thở, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và nặng hơn là bị co giật tím tái, hôn mê, tụt huyết áp và tử vong nhanh chóng. Khi có triệu chứng ngộ độc thì phải cho uống ngay than hoạt tính và đưa đi đến bệnh viện để cấp cứu.
Do đó, để loại bỏ chất độc cyanide trong măng và sắn bằng cách luộc măng nhiều lần với nước, hay ngâm nhiều giờ sau khi đã gọt vỏ và tước bỏ vỏ khi luộc.
ĐỪNG BỎ LỠ: TOP 5 Thực phẩm dễ gây ung thư hơn cả thuốc lá
10. Dưa muối chưa kĩ
Dưa muối là món ăn mà rất nhiều người yêu thích, dù vậy không biết sử dụng đúng cách thì loại thực phẩm này đôi khi lại trở thành thứ gây hại.
Bởi trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, khiến cho hàm lượng nitrit tăng cao, đồng thời độ pH giảm dần (nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này sẽ có vị cay, hăng, hơi đắng và chưa đạt yêu cầu, loại dưa này chứa nhiều nitrat, ăn vào rất có hại cho cơ thể.
11. Gừng dập
Gừng là thực phẩm không nên bảo quản và sử dụng trong thời gian dài, bởi để lâu ngày nó sẽ bị mềm nhũn ra, tóp đi và hỏng dần ở những nhánh nhỏ. Sẽ có nhiều người vì tiếc mà cắt bỏ phần hỏng rồi sử dụng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng, tuy nhiên theo một số nghiên cứu đã chứng minh rằng khi bị dập nát, cũ hỏng thì ở bên củ gừng xảy ra một chất độc hại có tên gọi là shikimol.
Chất này nằm ở cả củ gừng chứ không chỉ riêng phần bị hư hỏng, do đó không thể loại bỏ hết chất này. Đây cũng là hoạt chất chứa độc tính cao, có thể sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, kể cả khi lượng chất bị hấp thụ rất ít.
12. Khoai tây mọc mầm
Trong điều kiện thích hợp, khoai tây sẽ bị mọc mầm, trong loại củ này sẽ sản sinh ra chất độc solamine, chất này kích thích tương đối mạnh làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Vậy nên khi ăn khoai tây mọc mầm sẽ có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa hay thậm chí bị suy hô hấp.
13. Độc tố bufotoxin ở trong gan, trứng và da cóc
Bufotoxin là hoạt chất có độc tính cao, có thể gây ra sự biến đổi trong tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, kể cả lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít. Những độc tố này gây ra những triệu chứng nổi bật cho người bệnh là đau bụng, buồn nôn, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim nặng, suy hô hấp, ngừng thở và tử vong chỉ sau 3 đến 4 giờ nếu không được cứu chữa kịp thời tại khoa cấp cứu và hồi sức chống độc.
14. Độc tố ở trong mật cá
Ở trong mật cá có chứa chất alcol steroid là a-cyprinol, chất này khi đi vào dạ dày được hấp thu vào máu rồi đi tới gan, thận, gây ra tình trạng suy gan, suy thận cấp.
Triệu chứng sẽ xuất hiện 1 đến 2 giờ sau khi uống mật cá, theo đó cơ thể sẽ xuất hiện những tình trạng như buồn nôn, khó chịu, bị đau bụng, tiêu chảy, 1 ngày sau thấy đi tiểu ít dần rồi bị vô niệu, có thể bị phù hai chân, đau đầu, tăng huyết áp, vàng da, suy thận, suy gan và có thể tử vong khi không được cấp cứu kịp thời. Vậy nên tuyệt đối không ăn mật cá trắm để tránh hậu quả khôn lường.
15. Độc tố từ nấm
Thông thường, nấm có đủ mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc thường là loại nấm độc. Ở bên trong thân cây nấm có màu hồng nhạt, mũ nấm màu đỏ và có vảy trắng, sợi nấm phát sáng được ở trong đêm cũng có thể là nấm độc. Bộ phận độc nằm trong toàn bộ thể quả nấm gồm mũ, phiến, vòng cuống, bao gốc nấm. Ngoài ra, độc tố có thể thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng tự nhiên, cùng môi trường đất đai thuận lợi, đặc biệt là mùa xuân các loại nấm độc sinh trưởng và phát triển mạnh.
Những người ăn phải nấm độc thường có những biểu hiện như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, co giật cơ, đau cơ, bị ảo giác… nếu như không chữa trị kịp thời thì người bệnh có nguy cơ tử vong cao.
Vậy nên người dùng nên tuyệt đối không ăn, sử dụng các loại rau quả lạ và tuyên truyền để mọi người cùng biết những loại thực phẩm chứa độc để từ đó phòng tránh kịp thời. Trên đây là những thông tin hữu ích mà Vua Nệm muốn gửi đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm!
ĐỌC THÊM: Thực phẩm giúp giải độc cơ thể nhà nào cũng nên có