Sức khỏe giấc ngủ

Thở hộp là gì? Lợi ích và hướng dẫn thực hiện kỹ thuật thở hộp

CẬP NHẬT 17/05/2022 | BỞI Hương Lăng

Thở hộp là kỹ thuật thư giãn rất hiệu quả nhưng rất đơn giản, dễ dàng thực hiện nhằm mục đích đưa hơi thở trở về nhịp điệu bình thường. Bên cạnh đó bài tập thở giúp đầu óc minh mẫn, thư giãn cơ thể và cải thiện khả năng tập trung. Vậy thở hộp là gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết này nhé!

1. Thở hộp là gì?

Một nhịp tim đập mạnh, cùng hơi thở nhanh và chóng mặt sẽ khiến những người mắc chứng lo âu cảm thấy mất kiểm soát. Vì vậy, khi hơi thở được kiểm soát một cách chậm rãi sẽ hỗ trợ cảm giác này rất nhiều, đồng thời giúp làm giảm bớt sự lo lắng và hoảng loạn đấy. Trong đó, kỹ thuật thở hộp được rất nhiều người lựa chọn để điều chỉnh hơi thở của mình.

Tìm hiểu thở hộp là gì
Thở hộp là kỹ thuật thở sâu mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể

Thở hộp, hay còn gọi là thở vuông, đây là một kỹ thuật sử dụng khi hít thở sâu và chậm. Do đó, nó có thể nâng cao hiệu suất và sự tập trung, đồng thời trở thành liều thuốc giảm căng thẳng hiệu quả. Thở hộp còn được gọi với tên gọi khác là thở bốn hình vuông.

Kỹ thuật này sẽ mang đến những lợi ích cho bất kỳ ai, nhất là những người tập thiền hay đơn giản là giảm căng thẳng, stress. Hơn nữa, bài tập này cũng có tính ứng dụng cao, phù hợp tất cả mọi người, từ vận động viên đến sĩ quan, cảnh sát, hay y tá.

Đặc biệt, thở hộp cũng đặc biệt hữu ích với những người mắc bệnh phổi, điển hình là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

2. Những lợi ích kỹ thuật thở hộp mang đến cho sức khỏe

2.1. Giảm các triệu chứng căng thẳng về thể chất

Một nghiên cứu trên người tham gia tập “thở hộp” cho thấy họ có mức cortisol (hormone dẫn đến sự căng thẳng và mệt mỏi) thấp hơn, khả năng tập trung cao hơn so với người bình thường.

Kỹ thuật thở hộp
Kỹ thuật thở hộp giải tỏa căng thẳng

2.2. Cải thiện sự tập trung và sự nhanh nhạy của trí não

Bên cạnh việc tăng cường khả năng tập trung, “thở hộp” giúp cải thiện sự nhanh nhạy và tinh thần tích cực, lạc quan. Một trong số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kỹ thuật thở sâu này có ích trong việc giảm căng thẳng và điều trị trầm cảm.

2.3. Kiểm soát các nguy cơ stress

Kỹ thuật này cũng rất có ích trong việc kiểm soát và thay đổi vài phản ứng của cơ thể, mà rõ ràng nhất là cách đối phó với những mối nguy (nguyên nhân dẫn đến stress).

3. Hướng dẫn kỹ thuật thở hộp đơn giản và hiệu quả

Sau khi tìm hiểu thở hộp là gì, hãy cùng theo dõi kỹ thuật thở hộp rất đơn giản. Giống như bốn góc của hình vuông, kỹ thuật thở hộp chỉ cần bốn bước, mỗi bước đòi hỏi người thực hiện phải đếm từ 1 đến 4. Để thở hộp, bạn nên tạo một tư thế thoải mái, giúp bạn dễ thở. Sau đó làm theo những bước ở dưới đây:

  • Bước 1: Hít vào bằng mũi trong khi đếm đến 4, hít trong toàn bộ 4 giây, hơi thở nên chậm, từ từ và đều đặn.
  • Bước 2: Giữ hơi thở trong phổi thêm 4 giây
  • Bước 3: Thở ra bằng miệng trong khi đếm đến bốn, như khi hít vào, việc thở ra phải chậm và ổn định
  • Bước 4: Tiếp tục lặp lại mô hình này trong vòng 4 phút.

Đối với những người có tiền sử ngất xỉu, hay cảm thấy chóng mặt khi thở sâu hoặc đang có vấn đề về sức khỏe tim mạch hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi thử bất kỳ kỹ thuật thở nào.

Bên cạnh đấy, khi tập thở hộp, điều quan trọng là thư giãn cơ thể và tìm một tư thế thoải mái, đây có thể là tư thế ngồi hoặc nằm.

Khi tập thở hộp, điều quan trọng là thư giãn cơ thể và tìm một tư thế thoải mái. Đây có thể là một tư thế ngồi, hoặc nằm xuống. Để có nhịp thở tốt nhất, mọi người nên tập thở chánh niệm, đó là duy trì ý thức của từng hơi thở và cảm giác của nó.

Lựa chọn tư thế ngồi thoải mái
Lựa chọn tư thế ngồi thoải mái khi thực hành thở hộp

4. Một số kỹ thuật tăng hiệu quả của việc thở hộp

Khi tìm hiểu thở hộp là gì với mong muốn muốn thực hiện kỹ thuật này để giải tỏa căng thẳng, stress, bạn đọc nên bỏ túi thêm thông tin các kỹ thuật tăng hiệu quả của việc thở hộp ngay dưới đây:

4.1. Tập thở cơ hoành

Bên cạnh việc Bạn có thể thở sâu và sử dụng cơ hoành, cơ sẽ giúp phổi hút oxy, kỹ thuật này được gọi là thở cơ hoành. Theo đó, để làm chủ hơi thở cơ hoành, bạn sẽ cần luyện tập mở rộng khi hít vào và co bóp lại khi thở ra.

Thở cơ hoành không phải lúc nào cũng cảm thấy tự nhiên đối với những người có thói quen thở ngực. Đây là một hình thức thở nông hơn, dễ dàng hơi bởi việc cơ ngực di chuyển là chủ yếu trong quá trình hít vào và thở ra.

Đối với những người mắc chứng lo âu nên tập thở cơ hoành, đặc biệt càng thường xuyên càng tốt. Việc hít thở sâu 5 đến 10 lần trong ngày sẽ bổ sung cho việc thở hộp. Nó giúp cơ thể ghi nhớ cách tập thở chính xác trong một lần thở hộp.

Tập thở cơ hoành
Tập thở cơ hoành hỗ trợ rất tốt cho kỹ thuật thở hộp

4.2. Lựa chọn một vị trí thoải mái

Tư thế không tốt có thể khiến cho bạn khó thở sâu hơn. Việc bì đè lên làm giảm lượng oxy mà phổi có thể hấp thụ, nó cũng khiến bạn khó thở vào bụng hơn.

Mọi người nên lựa chọn một vị trí thoải mái, một chiếc ghế với lưng chắc chắn là một vị trí lý tưởng để thử kỹ thuật thở hộp. Bên cạnh đó, nằm thẳng lưng cũng là một hoạt động tốt.

4.3. Thư giãn cơ thể

Một số người với sự lo lắng vô thức làm căng cơ bắp của họ, điều này có thể gây đau cơ, khó thở hơn và làm cho mọi sự lo lắng trở nên tồi tệ hơn. Do đó, trước hoặc sau một buổi thở hộp, bạn nên thử một kỹ thuật đơn giản gọi là thư giãn cơ tiến bộ.

Hãy bắt đầu với những ngón chân, từ từ và đều đặn, sau đó thư giãn từng cơ bắp trên cơ thể. Bài tập này hỗ trợ nhận thức về sự căng cơ và tương tự như hơi thở được kiểm soát, nó còn giúp những người mắc chứng lo âu tăng cường khả năng kiểm soát cơ thể.

Thư giãn cơ thể
Hãy thư giãn, thả lỏng cơ thể khi thực hành thở hộp

4.4. Hãy thử trực quan hóa

Giống như việc thở hộp làm những người mắc chứng lo âu làm chậm hơi thở hơn, các bài tập trực quan có thể giúp làm chậm một loạt suy nghĩ và lo lắng.

Hãy thử hình dung ra một khung cảnh thư giãn và bình yên, đó thể là một nơi tưởng tưởng hoặc một nơi luôn khiến bạn cảm thấy an toàn. Bãi biển, núi và một căn phòng yên tĩnh là những nơi phổ biến được hình dung.

Những người có suy nghĩ tích cực trong khi thở có thể thấy hình dung đặc biệt hữu ích. Vì nó mang đến cho bộ não một thứ khác để tập trung.

4.4. Biết rằng thực hành sẽ làm cho hoàn hảo

Thở hộp là một kỹ năng giống như ném bóng hoặc đánh máy vi tính vậy, phải mất thời gian để hoàn thiện. Lúc đầu, nó có thể cảm thấy không thoải mái, một số người thậm chí còn bị chóng mặt bởi vì không quen thở chậm và có chủ ý.

Điều quan trọng là hiểu rằng tác động của kỹ thuật thở có xu hướng trở nên tốt hơn mỗi khi thực hành. Vậy nên hãy thử vài buổi mỗi ngày để hoàn thiện kỹ thuật.

Luyện tập thở hộp
Luyện tập thở hộp bằng cách thực hành thường xuyên

4.5. Ghi nhớ các bước trong kỹ thuật kiểm soát lo lắng

Thật khó để suy nghĩ rõ ràng trong kỹ thuật kiểm soát lo lắng, đặc biệt là khi tâm trí đang tràn ngập sự lo lắng. Thực hành thở hộp trong thời gian yên tĩnh có thể làm cho quá trình này trở nên dễ dàng và quen thuộc hơn khi lo lắng đang tấn công.

Các kỹ thuật thở, bao gồm thở hộp, không điều trị nguyên nhân cơ bản của sự lo lắng. Tuy nhiên, các kỹ thuật thở có thể mang lại cho những người mắc chứng lo âu cảm giác kiểm soát tốt hơn đối với sự lo lắng của họ. Đồng thời có khả năng kiểm soát tình trạng của họ dễ dàng hơn.

Đừng bỏ lỡ: 7 bài tập thở ngủ ngon đầy đủ và chi tiết ngay tại: https://vuanem.com/blog/bai-tap-tho-ngu-ngon.html  chắc chắn sẽ mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho bạn đấy!

Trên đây là những thông tin hữu ích về thở hộp là gì và kỹ thuật thở hộp mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin thú vị và bổ ích. Chúc bạn luôn vui khỏe!

Tài liệu tham khảo: https://www.webmd.com/balance/what-is-box-breathing

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng