Thỉnh Ông Địa Thần Tài ngày nào tốt? Cách thỉnh và lễ vật cần chuẩn bị

CẬP NHẬT 07/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Dương

Thần Tài – Thổ Địa được biết đến là những vị thần mang đến tài lộc, phú quý cho gia chủ trong đời sống tâm linh, thờ cúng của người Việt Nam ta. Bạn dễ dàng bắt gặp bàn thờ hai vị thần này ở ngay phòng khách, hướng ra cửa chính tại các gia đình với khuôn mặt vô cùng phúc hậu, tươi tắn. Vậy về việc thỉnh Ông Địa Thần Tài ngày nào tốt, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Vua Nệm nhé!

1. Ý nghĩa thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa

Thần Tài – Thổ Địa là cặp đôi vị thần khá quen thuộc trong đời sống tâm linh của người Việt. Được mọi gia đình thờ cúng với nguyện cầu mang đến tiền tài, may mắn và sung túc. Trong đó:

  • Thần Tài: là vị thần mang lại cho gia chủ nhiều tài lộc, của cải
  • Thổ Địa (còn gọi là Ông Địa): là vị thần cai quản một vùng đất nào đó, sẽ phù hộ cho con người, gia súc, cây cỏ tại vùng đất đó, mang đến mùa màng bội thu, ấm no cho mọi nhà.
Ông Địa Thần Tài là hai vị thần được thờ cúng phổ biến ở nước ta
Ông Địa Thần Tài là hai vị thần được thờ cúng phổ biến ở nước ta

Với ý nghĩa kể trên mà Thần Tài – Thổ Địa được thờ cúng ở mọi nhà, đặc biệt là với những gia đình có buôn bán, kinh doanh để cầu mong được buôn may bán đắt, dư dả tiền bạc, luôn gặp may mắn trong việc làm ăn.

>>>Đọc ngay:

2. Thỉnh Ông Địa Thần Tài ngày nào tốt?

Thông thường, ngày 10 âm lịch hàng tháng chính là ngày tốt để mọi người thỉnh Ông Địa Thần Tài. Đây được xem là ngày Thần Tài bay về trời, thỉnh vào ngày ngày sẽ mang đến may mắn và phú quý cho gia chủ.

Tuy nhiên, trước khi thỉnh, gia chủ phải sử dụng giấy đỏ bao quanh tượng Thần Tài – Thổ Địa hoặc đựng trong hộp sạch, sau đó đưa vào chùa để các sư thầy chú nguyện nhập thần rồi mới thỉnh về nhà thờ cúng.

Thỉnh Ông Địa Thần Tài ngày nào tốt? Là ngày 10 âm lịch
Thỉnh Ông Địa Thần Tài ngày nào tốt? Là ngày 10 âm lịch

Ngoài ra, bên cạnh ngày tốt bạn cũng cần chọn cả giờ tốt để thỉnh hai vị thần này về thờ cúng. Theo đó các khung giờ tốt như sau:

  • Tốc Hỷ (gồm hai khung giờ 9h – 1h và 21h – 23h): khung giờ này mang đến nhiều điềm lành, rất tốt để cầu may mắn, việc làm ăn được suôn sẻ và thuận lợi. Để cầu tiền tài thì gia chủ nên xuất hành từ hướng Nam.
  • Đại An (gồm hai khung giờ 5h – 7h và 17h – 19h): cúng vào khung giờ này để cầu mọi việc tốt lành. Nếu mong cầu tiền tài, bình an thì gia chủ xuất hành từ hướng Tây Nam.
  • Tiểu Cát (gồm hai khung giờ 1h – 3h và 13h – 15h): khung giờ này mang đến nhiều may mắn cho gia chủ, mọi việc suôn sẻ, phụ nữ có tin vui, người bệnh cầu sẽ khỏi.

3. Cách thỉnh Thần Tài – Thổ Địa chuẩn cần biết

3.1 Lựa chọn tượng

Trước tiên bạn sẽ phải lựa chọn tượng Thần Tài, Thổ Địa. Về hình dạng, Thần Tài một tay cầm gậy như ý, một tay ôm đỉnh vàng, Thổ Địa một tay cầm quạt, một tay cầm đỉnh vàng. Khi chọn tượng, chú ý xem tượng có bị sứt mẻ hay không, tượng thần phải sáng sủa, tươi tắn, nét mặt nhân hậu, luôn nở nụ cười sảng khoái, tràn đầy phúc khí, nhìn vào thấy bình an, dễ chịu.

Thần Tài Thổ Địa phải tươi tắn, nét mặt giàu phú khí
Thần Tài Thổ Địa phải tươi tắn, nét mặt giàu phú khí

3.2 Gửi tượng lên chùa để làm chú nhập Thần

Sau khi đã mua tượng, gia chủ nên gói tượng lại trong giấy đỏ hoặc đựng trong hộp sạch sẽ, mang lên chùa và nhờ các sư thầy làm lễ chú nhập Thần và xem ngày lành tháng tốt để mang Thần Tài – Thổ Địa về nhà thờ cúng.

Các sư thầy sẽ làm trì chú nhập Thần cho tượng Thần Tài - Thổ Địa
Các sư thầy sẽ làm trì chú nhập Thần cho tượng Thần Tài – Thổ Địa

3.3 Chọn ngày, giờ tốt thỉnh Ông Địa – Thần Tài

Thỉnh Ông Địa Thần Tài ngày nào tốt đã được Vua Nệm trình bày chi tiết trong nội dung ở trên. Đó là vào ngày 10 âm lịch hàng tháng vào các khung giờ Tốc Hỷ, Đại An và Tiểu Cát tương ứng với mong cầu của gia chủ. Sau khi thỉnh bạn cần phải thắp sáng đèn, cúng liên tục trong vòng 100 ngày để hội tụ đủ sinh khí sau đó có thể thờ cúng bình thường.

3.4 Lựa chọn vị trí đặt bàn thờ Thổ Địa – Thần Tài

Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa là điều quan trọng cần được chú ý. Người Việt Nam ta thường thờ chung Thần Tài với Thổ Địa trong cùng một bàn thờ và bàn thờ này không được đặt cao hơn hoặc ngang với bàn tổ tiên mà sẽ được đặt dưới mặt đất, hướng ra cửa chính, mặt tiền.

Bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa được đặt dưới mặt đất, hướng ra cửa chính
Bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa được đặt dưới mặt đất, hướng ra cửa chính

Nơi đặt bàn thờ phải sạch sẽ, thoáng mát, thường xuyên lau dọn sạch sẽ. Nên tránh lối đi hẹp để các vị thần được thoải mái, không bị quấy rầy bởi người thường xuyên qua lại. Theo quan niệm dân gian, đặt bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa ở trên mặt đất, hướng ra cửa chính sẽ dễ đón tài lộc, được hai thần phù hộ gia đình bình an, công việc thuận lợi và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

>>>Đừng bỏ lỡ: Hướng dẫn cách đặt Ông Địa, Thần Tài hợp phong thủy

3.5 Lau dọn bàn thờ sạch sẽ

Bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa sau khi được ổn định vị trí cần phải được lau dọn cho thật sạch sẽ. Gia chủ nên tẩy trần cho hai thần bằng rượu pha loãng hoặc nước lá bưởi, tránh lấy khăn hoặc giẻ lau chùi mạnh để tránh trầy xước.

3.6 Cách thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa

Tương tự như khi thờ cúng các vị thần khác, thờ Thần Tài – Thổ Địa trước tiên cần sự thành tâm. Trong khi hành lễ tuyệt đối không gây ồn ào, không nói tục và phải ăn mặc lịch sự, không được cầu khẩn hời hợt, qua loa.

4. Lễ vật cúng thỉnh ông Thần Tài – Thổ Địa gồm những gì?

Ngoài vấn đề thỉnh Ông Địa Thần Tài ngày nào tốt gia chủ cũng cần phải biết về các lễ vật cần có khi cúng thỉnh 2 thần. Cụ thể như sau:

  • Hương (nhang): Có thể thắp hương cho Thần Tài – Thổ Địa vào mỗi sáng hoặc tối. Chọn loại hương có mùi thơm trầm, thoang thoảng, tạo cảm giác ấm cúng cho Thần Tài – Thổ Địa.
  • Hoa: Chọn hoa tươi, có màu sắc tươi tắn để chưng trên bàn thờ, có thể cắm trong lọ gốm hoặc thủy tinh đều được. Lưu ý không nên dùng hoa giả.
  • Nước: Sử dụng nước lọc, rót khoảng nửa ly là đủ để dâng lên Thần Tài – Thổ Địa. Chén nước cần được vệ sinh sạch sẽ và thay nước hàng ngày.
  • Trái cây: Chọn trái cây tươi, ngon mắt để thể hiện lòng thành, không nên dùng trái cây giả. Các lễ vật cúng, thỉnh Thần Tài – Thổ Địa cần được đảm bảo đầy đủ, chỉn chu.
Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa cần được đảm bảo chỉn chu, đầy đủ
Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa cần được đảm bảo chỉn chu, đầy đủ

5. Một số lưu ý khi bài trí bàn thờ Thần Tài -Thổ Địa

Thỉnh Ông Địa Thần Tài ngày nào tốt thôi là chưa đủ, bạn cũng cần đảm bảo cách bài trí sao cho hợp lý thì mới được hai thần phù hộ. Đặc biệt với những gia đình buôn bán kinh doanh, sắp xếp bàn thờ không đúng phong thủy không những không có lộc mà còn dễ gặp vận. Để bài trí bàn Thần Tài – Thổ Địa, bạn cần tuân thủ các điểm sau:

  • Phía sau lưng bàn thờ phải là bức tường kiên cố, không loang lổ, không nứt nẻ.
  • Không đặt bàn thờ ngay cửa sổ vì sẽ khiến vận khí thoát ra ngoài. 
  • Thổ Địa đặt bên phải và Thần Tài đặt bên trái, ở giữa sẽ có một hũ gạo, hũ muối và cốc nước.
  • Lọ hoa sẽ được đặt bên phải (phía đông), trái cây sẽ đặt bên trái (phía tây) theo hướng từ cửa chính nhìn vào. Phía trước sẽ xếp 5 cốc nước theo hình chữ thập hoặc vòng cung để tượng trưng cho ngũ hành.
  • Ở phía ngoài có thể đặt một dĩa đựng nước và thả vào đó vào cánh hoa với ý nghĩa là giữ tài lộc cho gia đình, gọi là Minh Đường Tụ Thủy.
  • Tuyệt đối không được đặt bàn thờ ở những nơi ô uế như gần nhà vệ sinh hoặc trước bếp.
  • Hoa dùng để cúng Thần Tài – Thổ Địa phải là hoa tươi, thường là hoa cúc, hoa đồng tiền hoặc các loại cây tài lộc.
  • Khi mới thỉnh Ông Địa Thần Tài về cần phải thắp nhang liên tục trong vòng 100 ngày để hội tụ đủ sinh khí. Mỗi buổi sáng hãy thay nước và thắp 1 nén nhang. Nếu mong cầu điều gì thì thắp 3 nén nhang.

Vua Nệm vừa giúp bạn giải đáp câu hỏi thỉnh Ông Địa Thần Tài ngày nào tốt. Đảm bảo được những lưu ý kể trên sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, công việc, làm ăn thuận lợi, mã đáo thành công.

>>>Đừng bỏ lỡ:

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM