Tết cổ truyền Việt Nam là gì? Ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền

CẬP NHẬT 31/01/2023 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Tết cổ truyền Việt Nam hay còn gọi là tết Nguyên đán, là cái tết lớn nhất và lâu nhất của dân tộc Việt. Đây là ngày lễ trọng đại trong văn hoá người Việt Nam, mang đậm bản sắc dân tộc. Cũng là lễ đầu tiên trong năm, một sự khởi đầu cho một năm mới với những điều tốt đẹp cùng mong ước về sự an lành, may mắn, thành công. Tết cũng là dịp để mọi người nhìn lại một năm đã qua, chào đón năm mới với nhiều ước vọng. Tết Nguyên đán cũng là cơ hội để các thành viên trong gia đình sum họp với nhau.

Vậy có những Tết cổ truyền Việt Nam là gì? Liệu bạn đã hiểu hết ý nghĩa của các phong tục ngày tết. Cùng Vua Nệm tìm hiểu tết cổ truyền trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tết cổ truyền Việt Nam là gì? 

Tết cổ truyền hay Tết Nguyên đán còn có một số tên gọi khác như Tết Âm lịch, Tết Ta. Là cái tết lớn nhất diễn ra vào mùa xuân hằng năm, thời điểm kết thúc một chu kỳ Xuân – Hạ – Thu – Đông và chuẩn bị cho một chu kỳ mới. Mùa xuân là khởi đầu của năm chính vì vậy luôn được gửi gắm những ước nguyện. 

Tết với nghĩa gốc là “Tiết” bắt nguồn từ truyền thống canh tác nông nghiệp của ông ta thuở xa xưa. “Nguyên” xét theo nghĩa Hán Việt có ý là sự khởi đầu sự sơ khai, “đán” được hiểu và buổi sáng sớm của một ngày. Một năm sẽ được chia thành 24 khí tiết khác nhau, trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ gieo trồng tức là Tiết Nguyên đán sau này đã được gọi thành Tết Nguyên đán. 

Tết Nguyên đán diễn ra đúng vào thời điểm mùa đông giá lạnh kết thúc chuyện qua mùa xuân với tiết trời trong xanh, ấm áp, cây cối đua nhau đâm chổi nảy lộc. Dần dần theo thời gian trở thành ngày tết cổ truyền của người Việt. Tết cổ truyền mang không khí thiêng liêng cùng với khí tiết mùa xuân khiến con người có nhiều cảm xúc khó diễn tả và cả những ước nguyện vào một tương lai tươi sáng. 

Các loại mứt bánh kẹo quen thuộc ngày tết cổ truyền 
Các loại mứt bánh kẹo quen thuộc ngày tết cổ truyền

2. Ý nghĩa của tết cổ truyền Việt Nam 

Với người Việt, tết cổ truyền không chỉ là khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới theo âm lịch. Mà tết cổ truyền còn chứa đựng những ý nghĩa về tâm linh, nét đẹp văn hoá, truyền thống lâu đời của cha ông,… Theo quan điểm phương Đông, đây chính là khoảnh khắc đất trời giao hoà với nhau, con người được gần hơn với các thần linh. 

Đời sống người Việt cổ gắn liền với cây lúa với nông nghiệp. Cho nên tết là dịp để người nông dân bày tỏ tấm lòng thành kính tới các vị thần linh như Đất, Nước, Mưa, Sấm, Mặt trời, Mặt trăng,… và cầu mong cho một năm mới mưa thuận gió hoà, vụ mùa bội thu, lúa thóc đầy nhà. 

3. Một số phong tục ngày tết cổ truyền 

3.1Cúng ông công, ông táo 

Hàng năm cứ vào ngày 23 tháng Chạp, người Việt có truyền thống đưa ông Công, ông Táo về trời báo cáo những công việc của gia đình trong với Ngọc Hoàng. Ngày này, các gia đình sẽ dọn dẹp nhà bếp gọn gàng, sạch sẽ. Những vật dụng không thể thiếu trong mâm cúng là áo mũ bằng giấy, cá chép vàng làm phương tiện di chuyển về trời.

Cá chép sau khi cúng sẽ được mang đi phóng sinh tại ao, hồ hoặc cũng có gia đình cùng cá chép giấy và hoá vàng cùng với áo, mũ. Ông Táo cũng được xem là người đại diện cho sự hạnh phúc, sung túc của gia đình. Muốn biết gia đình có ấm no, hạnh phúc thì hãy nhìn vào những bữa cơm gia đình. 

3.2 Dọn nhà và chơi hoa tết

Những ngày giáp Tết các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, bỏ đi những đồ dùng đã cũ không còn sử dụng được. Sắm lại những vật dụng mới nhằm mong những đồ vật mới sẽ phát huy được công dụng và đem đến sự thuận lợi cho năm mới. 

Sau khi dọn dẹp nhà cửa thì trang trí bằng những chậu hoa là điều không thể thiếu của ngày Tết. Hoa tượng trưng cho sức sống, sự may mắn. Ở mỗi vùng miền thì lại có những thói quen chơi hoa khác nhau. Ở miền Bắc, hoa Đào được người dân cắm trên bàn thờ hoặc chưng cả cây trong nhà. Ở miền Nam, người dân thường chưng hoa Mai, với sắc vàng rực rỡ tượng trưng sự cao sang và biểu tượng sự phát triển mang đến sự thịnh vượng, hạnh phúc cho gia chủ. 

Thuyền hoa tết tại miền Tây - nét đẹp miền sông nước 
Thuyền hoa tết tại miền Tây – nét đẹp miền sông nước

3.3 Gói bánh Chưng, bánh Tét 

Bánh chưng, Bánh tét là những món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết của người Việt. Hằng năm vào khoảng từ 26 Tết các gia đình bắt đầu nô nức chuẩn bị nguyên liệu, lá dong, lá chuối để bắt đầu gói bánh. Nguyên liệu để làm hai loại bánh này đều là những thứ quen thuộc như lúa nếp, đậu xanh, thịt lợn,… 

Bánh chưng ra đời vào thời vua Hùng dựng nước cho đến ngày nay là món ăn truyền thống không thể thay thế được. Thường các gia đình đều sẽ gói vài chiếc bánh chưng và bánh tét để dâng lên bàn thờ tổ tiên và biếu tặng cho người họ hàng, bạn bè. Chiếc bánh chưng vuông cũng tượng trưng cho sự đầy đủ, sung túc, ấm no. Chiếc bánh tét một nét đẹp văn hoá không tách rời với người miền Nam, những đòn bánh tét có hình trụ dài được buộc dây lạt cẩn thận vô cùng đẹp mắt. 

Các thành viên sẽ tập trung đông đủ để cùng nhau gói bánh và trò chuyện về một năm đã qua. Cùng ngồi trước bếp lửa ấm chờ bánh chín là những khoảnh khắc tình thân ấm áp và ngọt ngào trước thềm năm mới.

3.4 Bày mâm ngũ quả, làm mâm cơm cúng tổ tiên 

Trên bàn thờ tổ tiên của bất cứ gia đình Việt trong dịp tết không thể thiếu mâm ngũ quả. Mỗi vùng miền lại có cách bày biện mâm ngũ quả riêng mang nét văn hoá đẹp của vùng miền. Tuy nhiên đều thể hiện sự cầu mong về năm mới bình an, thịnh vượng, sung túc hơn năm cũ. 

Mâm cơm cúng tổ tiên dịp tết cũng có sự khác biệt giữa các vùng miền. Thường mâm cơm cúng sẽ không quá cầu kỳ. Chủ yếu thể hiện sự ghi nhớ tới những thế hệ cha ông đi trước. Thể hiện truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt “uống nước nhớ nguồn”. Nhắc nhở con cháu về truyền thống gia đình, lối sống ghi nhớ công ơn, hiếu thảo với ông bà cha mẹ. 

Mâm cơm dâng lên ông bà tổ tiên với món ăn quen thuộc, ngon miệng 
Mâm cơm dâng lên ông bà tổ tiên với món ăn quen thuộc, ngon miệng

3.5 Đón giao thừa

Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thời khắc đời trời dung hoà làm một. Đón giao thừa diễn ra vào thời khắc cuối cùng của năm cũ chính vì vậy mang ý nghĩa những điềm xấu của năm cũ bỏ lại phía sau, đón chào điềm tốt của năm mới. Tại Việt Nam, để chào đón năm mới các địa phương thường diễn ra sự kiện bắn pháo hoa vô cùng đẹp mắt. 

Bắn pháo hoa đánh dấu thời khắc chuyển giao của đất trời 
Bắn pháo hoa đánh dấu thời khắc chuyển giao của đất trời

3.6 Đi chùa – hái lộc đầu năm 

Đi chùa cầu an có lẽ là một phong tục không thể thiếu với nhiều người. Ngày đầu năm lên chùa thắp một nhang và cầu nguyện những điềm lành, sự an yên cho bản thân và gia đình. Đồng thời đi chùa cũng là cách để mỗi người tỏ lòng thành kính với đức Phật. Đi chùa cũng như một cách giúp gột rửa và thanh tịnh đón những điều tốt trong năm mới. Cũng như đi chùa thì hái lộc đầu năm cũng được nhiều người thực hiện. Vào đúng khắc giao thừa hoặc sáng mùng 1 tết, mọi người sẽ đi hái lộc với mong muốn rước lộc vào nhà đón năm mới nhiều may mắn. 

Trang phục áo dài được lựa chọn để chùa cầu an 
Trang phục áo dài được lựa chọn để chùa cầu an

3.7 Xông đất, xuất hành đầu năm

Xông đất là phong tục được nhiều gia quan tâm, người xông đất cần có tuổi hợp với gia chủ, tính cách hiền lành, là người được mọi người tin yêu. Người này sẽ mang đến điềm lành, giúp gia đình chủ nhà làm ăn phát đạt, một năm mới được thuận lợi mọi điều. 

Để một năm được như ý, vạn sự may mắn, tránh những tai ương, điềm  xấu. Mọi người thường xem lịch, xem giờ, và phương tiện để xuất hành ra khỏi nhà 

3.8 Chúc Tết, lì xì đầu năm

Chúc tết một nét văn hoá tết xưa vẫn được lưu giữ đến ngày nay. “Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy”. Mọi người sẽ cùng nhau đi chúc tết ông bà nội, ngoại, thầy cô đã dạy mình. 

Con cháu thường sẽ chúc cho ông bà sang năm mới sức khoẻ, tinh thần minh mẫn, bình an. Sau đó sẽ được người lớn lì xì lại phong bao có màu đỏ bên trong những đồng tiền may mắn. Chính vì vậy số tiền lì xì không quan trọng, lì xì chứa đựng cho tài lộc điềm may mà người lì xì muốn gửi tới người nhận. 

Bao lì xì đỏ tượng trưng cho sự may mắn, gửi trao yêu thương
Bao lì xì đỏ tượng trưng cho sự may mắn, gửi trao yêu thương

Ngày nay xu thế toàn cầu, hội nhập quốc tế, người Việt vẫn luôn cố gắng giữ gìn và trân quý những nét đẹp ngày tết cổ truyền dân tộc. Duy trì những phong tục ngày tết là cách. Đây là cách mỗi người Việt lưu giữ và phát huy bản sắc dân tộc, trách nhiệm với nét đẹp văn hoá của đất nước. Tết cổ truyền mang nhiều ý nghĩa về tinh thần. linh hồn của dân tộc. Chính vì vậy, hy vọng bài viết những phong tục tết cổ truyền của Vua Nệm sẽ giúp bạn hiểu và yêu hơn truyền thống, giá trị nhân bản văn hoá Việt. 

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.