Chuyện quanh ta

Bài cúng ông công ông táo hằng năm

CẬP NHẬT 24/06/2022 | BỞI Tiến Kiều

Hằng năm, cứ tới dịp 23 tháng Chạp các gia đình Việt sẽ làm lễ để cúng ông Công ông Táo về trời. Đây là một nét văn hóa truyền thống của Việt Nam được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Và bên cạnh mâm cỗ cúng tươm tất chắc chắn không thể thiếu bài cúng ông Công, ông Táo. Chính vì thế, ở bài viết này Vua Nệm sẽ giới thiệu tới quý độc giả bài cúng ông Công ông Táo được trích từ sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” – do Nhà xuất bản Văn hóa thông tin phát hành. Hy vọng nó có ích cho các gia đình vào mỗi dịp cuối năm.

1. Bài cúng ông Công ông Táo

1.1. Bài cúng ông Công ông Táo trích từ sách “văn khấn cổ truyền Việt Nam”

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

  • Tín chủ (chúng) con là: ……………
  • Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

bài khấn cúng ông công ông táo
Cúng ông Công, ông Táo

1.2. Bài cúng ông Công ông Táo được lưu truyền trong dân gian

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!

Tín chủ con là :………….

Ngụ tại :…………………..

Nhằm ngày 23 tháng Chạp , tín chủ chúng con thành tâm , sửa biện hương hoa phẩm vật , xiêm hài áo mũ , nghi lễ cung trần , dâng lên trước án , dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời :

Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Nam mô a di đà Phật! 

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

2. Ý nghĩa của ngày ông Công ông Táo

Theo quan niệm dân gian, ngày 23,24 hằng năm ông Công ông Táo sẽ về chầu trời để báo cáo Ngọc Hoàng về những việc người dân đã làm trong năm vừa qua. 

Việc làm cỗ cúng ông Công ông Táo là nhằm tiễn các thần về trời, tổng kết lại những việc làm được và chưa được trong năm qua. Từ đó phát huy/rút kinh nghiệm cho năm mới. Đây là tín ngưỡng dân gian, không phải mê tín dị đoan.

bài văn cúng ông công ông táo
Ý nghĩa của ngày ông Công ông Táo

Ngày ông Công ông Táo ra đời nhằm mục đích hướng người dân tới làm việc thiện, ăn ở ngay lành, tránh làm điều ác, sai trái, vi phạm pháp luật

3. Cần chuẩn bị những gì khi cúng ông Công ông Táo?

Mâm cúng ông Công ông Táo ngày nay sẽ tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị đơn giản hay phức tạp. Tuy nhiên, vẫn cần có đủ những thứ căn bản như sau: bộ 3 mũ ông công ông táo, cá, vàng mã, mâm cỗ cúng. 

Mâm cỗ cúng sẽ bao gồm: rượu, gà luộc, giò, xôi, canh măng, bánh chưng, nem rán, quả cau, lá trầu, trà, hoa quả,…

Với những gia đình ăn chay, có thể chọn cách làm mâm cúng chay đều được.

Sau khi làm lễ cúng, người dân sẽ đem đốt bộ mũ, vàng mã và thả cá. Vì cá chép được coi là phương tiện để ông Công ông Táo về chầu trời.

bài lễ cúng ông công ông táo
Tùy điều kiện mỗi gia đình mà làm cỗ cúng ông Công ông Táo cho phù hợp

4. Những lưu ý trong quá trình cúng ông Công, ông Táo

Khi tiến hành cúng ông Công ông Táo, bạn cần chú ý một vài điểm sau:

  • Cần phải rót rượu ra 3 chén để cúng ông Công, ông Táo.
  • Thắp nhang.
  • Bắt đầu đọc bài cúng ông Công ông Táo đã hướng dẫn phía trên (chọn 1 trong 2 bài).
  • Sau khi đọc xong bài cúng: kinh lễ 9 lần.
  • Lễ xong phải lùi lại 3 bước mới được quay lưng đi.
  • Chờ nhang cháy ⅓ rồi có thể mang vàng mã đi đốt và thả cá. Nên thả cá ở các sông hồ lớn, có nguồn nước sạch và lưu thông tốt. Không nên thả tại những nơi nước bị ô nhiễm, ao sông tù bí.
  • Sau đó có thể về nhà hạ cỗ cúng để cả gia đình cùng ăn uống.

5. Có thể cúng ông Công ông Táo vào thời gian nào?

Đúng ngày ông Công ông Táo sẽ là vào 23 tháng Chạp hàng năm. Tuy nhiên, mỗi vùng miền lại có thời gian cúng khác nhau, cụ thể như sau:

  • Với miền Bắc: ở đây, người dân làm lễ cúng thường từ khá sớm, không nhất thiết phải đúng ngày 23. Nhiều gia đình có thể làm từ 20 và muộn nhất là trưa ngày 23.
  • Với miền Trung: Tại đây, người dân thường làm đúng ngày hoặc chỉ làm sớm hơn chút là từ đêm 22.
  • Với miền Nam: Tại đây, người dân hay làm lễ vào buổi tối ngày 23. Vì quan niệm của nhiều người cho rằng: phải tới cuối ngày mới kết thúc công việc nấu nướng thì lúc đó ông Công ông Táo mới về trời.
bài văn khấn cúng ông công ông táo
Thời gian cúng ông Công ông Táo phù hợp

6. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về bài cúng ông Công ông Táo và các vấn đề xoay quanh ngày này. Hy vọng rằng với bài chia sẻ này, bạn đọc sẽ hiểu hơn và có kinh nghiệm khi thực hiện các nghi thức cúng ông Công, ông Táo hằng năm.

Xem thêm: 2 bài cúng giao thừa đón năm mới theo truyền thống của người Việt xưa

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều