Chuyện quanh ta

Giao Thừa có ý nghĩa gì? Những điều nên làm trong Giao Thừa để cầu mong một năm may mắn 

CẬP NHẬT 05/01/2023 | BỞI Hương Lăng

Người Việt vốn quan niệm rằng những hoạt động trong đêm giao thừa sẽ ảnh hưởng tới may mắn, thành công và tài lộc của mỗi người trong năm mới. Vậy Giao Thừa có ý nghĩa gì? Những điều nên làm và nên tránh trong đêm Giao Thừa là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Giao Thừa có ý nghĩa gì? 

Đêm Giao Thừa (hay còn được gọi là đêm Trừ Tịch) là đêm cuối cùng của một năm cũ và cũng là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thời điểm bắt đầu giờ Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày mùng 1 tháng Giêng).

Chính vì vậy, đây là một thời khắc rất quan trọng để đánh dấu một năm cũ đã qua và năm mới đã đến, người già thêm trường thọ, trẻ em thêm trưởng thành. 

Ý nghĩa đêm Giao Thừa là gì?
Ý nghĩa đêm Giao Thừa là gì?

Ngoài ra, đêm Giao Thừa còn mang ý nghĩa xua đuổi tà khí, ma quỷ và những điều xấu xa trong năm cũ, rước nhiều may mắn, thành công đến cho năm mới. Đây được coi là khoảng thời gian của sự yên nghỉ, là lúc rũ bỏ muộn phiền, là một đêm tĩnh lặng và hết sức thiêng liêng. 

2. Những hoạt động trong đêm giao thừa của người Việt 

Vào đêm giao thừa, chúng ta thường dành những giờ phút cuối cùng của năm mới để ở bên cạnh người thân yêu. Sau đó cả gia đình sẽ cùng nhau tổ chức những hoạt động để đón chào năm mới như sau: 

2.1. Cúng giao thừa

Lễ Giao Thừa sẽ được cúng vào đúng giờ chính Tý tức 00 giờ ngày 1 tháng 1 ở trong năm. Theo phong tục cúng Tất Niên của người Việt từ cổ xưa, bán cúng Giao Thừa sẽ được chia làm 2 mâm, mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà và mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà.

Gia chủ làm lễ cúng bái để cầu chúc cho một năm mới tốt lành bằng cách thắp hương từ ngoài sân, sau đó khấn vái và thắp hương vào trong nhà để mang lại điều may mắn. 

Trong lễ cúng Giao Thừa, người ta sẽ nhắc đến công ơn trời đất, tổ tiên, tạ lỗi cùng cha mẹ, làm hoà với nhau, trút bỏ mọi điều xấu, hứa hẹn điều tốt đẹp thực hiện. 

Cúng Giao Thừa
Gia chủ sẽ cúng Giao Thừa

2.2. Tổ chức bữa cơm tất niên

Đây là bữa cơm có sự tham dự đầy đủ của những thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, trước khi ăn, mọi gia đình sẽ thực hiện một nghi lễ rất quan trọng là dâng cúng mâm cơm, mời ông bà, tổ tiên về sum họp với gia đình trong 3 ngày Tết. 

2.3. Xông nhà

Với những gia đình muốn tự xông nhà, người ta sẽ chọn một người dễ vía, hợp tuổi sẽ ra khỏi nhà trước giờ Trừ Tịch. Khi lễ Trừ Tịch diễn ra thì sẽ tới dự lễ tại đình chùa hoặc ở thôn xóm, sau đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về. Lúc trở về đã sang năm mới, người này tự xông nhà cho gia đình mình, mang về gia đình sự tốt đẹp quanh năm. 

Hoặc nhiều gia đình sẽ nhờ một người thân, bằng hữu tốt vía để người này có thể mang may mắn cho gia đình của mình. 

2.4. Đón giao thừa cùng bạn bè

Mỗi năm sẽ rất hiếm có dịp để tụ họp đầy đủ người thân, bạn bè, đối với nhiều người họ xem đây là thời điểm tốt nhất để gặp gỡ bạn bè, cùng nhau vui chơi và “Đếm ngược” để đón giao thừa sau một năm bôn ba mỗi người một ngả. 

Tổ chức đón năm mới cùng bạn bè
Tổ chức đón năm mới cùng bạn bè

Bạn đã biết: Ý nghĩa sâu xa của các phong tục tập quán ngày Tết

2.5. Đi lễ chùa, đình, đền

Sau khi tổ chức cúng Giao Thừa ở nhà xong, nhiều gia đình sẽ cùng nhau đi lễ tại đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may mắn cho mình và người thân yêu trong năm mới. Nhiều người cũng thường xin quẻ đầu năm để tiên đoán năm tới của mình sẽ như thế nào?

2.6. Hái lộc đầu xuân

Một trong phong tục quan trọng trong đêm giao thừa là hái lộc – một cành cây mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô với ngụ ý xin “lộc” của trời đất, Thần Phật. 

Nhiều người chọn đi chùa hái lộc đầu xuân
Nhiều người sẽ đi chùa hái lộc đầu xuân

Xem ngay: Năm 2023 là năm con gì?

3. Mâm cúng Giao Thừa gồm những gì? Bài cúng đêm Giao Thừa

Sau khi đã sửa soạn mâm cỗ cúng (gồm gà luộc, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa, quả, nước, rượu và vàng mã), gia chủ sẽ đọc văn khấn cúng Giao Thừa để mời ông bà, tổ tiên, cầu mong điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới. Dưới đây là bài văn khấn Giao Thừa trong nhà trích tại sách “Văn khấn cổ truyền của người Việt” do Nhà xuất bản Hồng Đức phát hành.

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy:

– Đức Đương lai Hạ sinh Di Lặc Tôn Phật

– Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Long mạch, Táo quân chư vị Tôn thần.

– Các cụ Tổ tiên nội, ngoại chư vị tiên linh.

Nay là phút giao thừa năm ………

Chúng con là ……….

Ngụ tại: ………..

Phút thiêng giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng kính bái thỉnh.

Chúng con xin kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, Long mạch Tài thần, các Bản gia Táo quân và chư vị Thần linh cai quản trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật. Con lại kính mời các cụ Tiên linh Cao tằng tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, Bá thúc huynh đệ, Cô di tỷ muội, nội ngoại tộc chư vị hương linh, cúi xin giáng thế về linh sàng hâm hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này. Nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ: Minh niên khang khái, trú dạ cát tường. Thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!”

Bài cúng đêm Giao Thừa cầu mong năm mới bình an, hạnh phúc
Bài cúng đêm Giao Thừa cầu mong năm mới bình an, hạnh phúc

4. Những điều cần lưu ý trong đêm Giao Thừa để cả năm gặp may mắn

Để một năm gặp nhiều may mắn, trong đêm Giao Thừa, bạn nên:

Một là, trước 12 giờ đêm hãy thắp hương khấn Phật trên bàn thờ Phật hoặc tại vị trí thích hợp ở trong nhà.

Hai là, nếu sống một mình, vào thời khắc giao thừa bạn nên mở tivi thông đến sáng cho vượng gia vận. 

Ba là, cho dù là nam hay nữ, bất kể đang ở đâu, vào thời khắc giao thừa nên sử dụng bút đỏ viết 4 chữ “mã đáo thành công” vào lòng bàn tay của mình rồi nắm chặt lại. Theo đó, nam sẽ viết vào tay trái hai chữ “mã đáo”, viết vào tay phải hai chữ “thành công”, trong khi nữ sẽ đổi tay ngược lại. 

Bốn là, vào ngày 30 Tết, đặc biệt là thời Giao Thừa nếu mặc quần áo màu đỏ càng tốt. Ngày 30 Tết không được mắng trẻ em, không được cãi nhau nếu không sẽ bất lợi cho cả năm mới. 

Năm là, đồ dùng trong nhà khi có gì hỏng hóc, hoặc sứt mẻ nên sửa chữa hoặc bỏ đi, thay mới trước khi đón Giao Thừa. 

Sáu là, kiểm tra hệ thống chiếu sáng trong nhà, nếu có bóng đèn không sáng sẽ cần thay mới. Để vượng vận cho gia chủ, nạp dương khí mới cho ngôi nhà, hãy bật tất cả điện trong nhà thông 3 ngày 3 đêm.

Đọc thêm: 15 phong tục truyền thống trong ngày Tết Nguyên Đán

Trên đây là những thông tin về đêm Giao Thừa có ý nghĩa gì cùng điều lưu ý nên làm và không nên làm trong thời khắc thiêng liêng này. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích. Chúc bạn đón năm mới an khang thịnh vượng!

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng