Ăn không ngon, ngủ không sâu giấc là một trong những vấn đề nan giải nhất của con người thời đại nay. Có một nghịch lý là dường như khi xã hội càng phát triển, của cải vật chất nhiều hơn thì chất lượng sống của nhiều người lại giảm đi đáng kẻ. Khi nói đến việc mắc vấn đề về giấc ngủ, điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí chúng ta là không ngủ được. Tuy vậy, vẫn có rất nhiều người không bị mất ngủ nhưng giấc ngủ không sâu, ngủ chập chờn. Dù đã đi ngủ nhưng họ vẫn cảm thấy kiệt sức sau khi thức dậy.
Trong Y Khoa, nhóm người này được xếp vào mức độ “semi-somnia”. Đặc trưng bởi tình trạng không thể đạt được giấc ngủ sâu hoặc yên bình – bởi vì bộ não của họ vẫn hoạt động mạnh trong suốt thời gian ngủ. Nếu bạn đang gặp vấn đề với giấc ngủ theo cách này, mời bạn cùng Vua Nệm tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ nguyên nhân của ngủ không sâu giấc và 5 mẹo khắc phục hiệu quả tại nhà.
1. Nguyên nhân ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc
1.1. Mắc các bệnh lý đa khoa:
Một số căn bệnh liên quan đến khớp, tim mạch, huyết áp, dạ dày…. thường có xu hướng trở nặng khi đêm xuống. Các cơn đau này có thể đánh thức người bệnh, khiến bạn ngủ chập chờn và thường xuyên giật mình giữa đêm
1.2. Mắc các bệnh lý tâm thần
Người đang gặp phải các vấn đề liên quan tới bệnh lý tâm thần như muộn phiền, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực,… thường không thể ngủ sâu giấc. Tình trạng này sẽ chấm dứt khi người bệnh chữa trị dứt điểm được các vấn đề tâm thần trước đó.
1.3. Chứng ngưng thở khi ngủ
Nhiều người thường không thể nhận ra họ mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Chứng bệnh này đặc trưng bởi việc người ngủ hoàn toàn ngưng thở khi ngủ từ 1 – 10s liên tục trong một đêm. Cơ thể tự vệ của cơ thể sẽ cố gắng thoát khỏi tình trạng thiếu oxy bằng cách đánh thức bộ não dậy khiến người ngủ bị tỉnh giấc và không có được chất lượng giấc ngủ tốt.
1.4. Ngủ mơ lung tung
Giấc mơ là một phần không thể thiếu của giấc ngủ và tất cả chúng ta đều mơ ít nhất một lần trong cuộc đời. Tuy vậy, ngủ không sâu giấc hay nằm mơ có thể là triệu chứng về bệnh tâm thần hoặc vấn đề rối loạn giấc ngủ. Mơ liên tục cũng là nguyên nhân khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
Đọc thêm: GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG NGỦ MƠ: NGỦ MƠ LÀ GÌ? TẠI SAO CHÚNG TA MƠ: ÁC MỘNG, BÓNG ĐÈ, NÓI MỚ
1.5. Thiếu canxi và một số vi chất
Việc thiếu hụt canxi trong cơ thể có thể dẫn đến hiện tượng co cơ và dây thần kinh khiến người ngủ thường xuyên bị giật mình tỉnh giấc. Ngoài canxi, việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác như magie, vitamim B12 cũng gây ra tình trạng ngủ không sâu giấc hay giật mình. Ngoài ra, suy giảm nội tiết tố trong cơ thể cũng có thể là một nguyên nhân.
2. 5 mẹo giúp bạn ngủ sâu hơn
2.1. Tránh các bữa ăn lớn và rượu ngay trước khi đi ngủ
Việc nạp nhiều thực phẩm chứa nhiều carbohydrate và rượu vào bữa tối sẽ khiến chất lượng giấc ngủ của bạn bị giảm đi đáng kể. Nhiều người luôn tin rằng đói gây khó ngủ tuy vậy thực tế mức hoóc môn Ghrelin (hay còn gọi là gây đói) cần phải duy trì ở mức cao để giúp cơ thể ngủ sâu.
Ghrelin sẽ bị ức chế sản xuất bởi carbohydrate nạp vào cơ thể trước giờ đi ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Lời khuyên là bạn nên cắt giảm việc nạp carbs (thức ăn chứa nhiều tinh bột, đường) hai giờ trước khi đi ngủ. Nếu cơ thể quá đói trước khi đi ngủ, hãy dùng một số loại thực phẩm có thể hỗ trợ giấc ngủ như hạnh nhân, trứng, chuối, bơ….
Đọc thêm: ĂN GÌ NGỦ NGON
Ngoài ra, người khó ngủ không sâu không nên uống rượu trước giờ đi ngủ ít nhất 6 tiếng. Mặc dù uống rượu trước khi đi ngủ có thể giúp bạn ngủ nhanh hơn, nhưng chất lượng giấc ngủ của bạn rất kém sau vì cồn sẽ cản trở hoạt động não, khiến bạn không đạt được điều kiện sóng não lý tưởng cho giấc ngủ ngon.
2.2. Tập thể dục sớm hơn
Tập thể dục thường xuyên là một cách tuyệt vời để đảm bảo rằng bạn ngủ nhanh hơn và ngủ ngon hơn. Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn đã hoàn thành việc tập luyện của mình ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ – nếu không, bạn có thể khó ngủ do các hormone tiết ra trong khi tập thể dục và hoạt động trao đổi chất vẫn còn mạnh khiến bộ não không thể tập trung cho việc đi ngủ.
2.3. Tắt thiết bị điện tử ít nhất nửa tiếng trước giờ đi ngủ
Nên ngưng sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi,… khoảng ba mươi phút trước khi đi ngủ vì ánh sáng mà các thiết bị này phát ra có thể phá vỡ chất lượng và độ sâu giấc ngủ. Ngoài ra, các loại ánh sáng còn ức chế bộ não tiết ra hormone Melatonin chịu trách nhiệm trong việc khiến cơ thể cảm thấy buồn ngủ. Kết quả là bạn khó ngủ hơn.
2.4. Đầu tư vào nệm, ga và gối chất lượng cao
Chất lượng nệm, chăn ga gối và ảnh hưởng khá nhiều đến giấc ngủ, chính vì thế, ngày nay, các sản phẩm này không chỉ gọi là vật dụng gia đình mà còn được xem là sản phẩm khỏe tại nhiều quốc gia phát triển. Đừng tiếc tiền cho một sản phẩm nệm chăn ga gối chất lượng để bảo vệ sức khỏe giấc ngủ tốt hơn!
Ngoài ra, nệm chăn ga gối dơ cũng có thể gây ra khiến chất lượng giấc giảm đáng kể cùng với một số vấn đề liên quan đến da liễu và hô hấp. Chính vì thế, bạn cũng nên vệ sinh thường xuyên các sản phẩm giấc ngủ này. Cụ thể, nên vệ sinh nệm ít nhất 6 tháng 1 lần, vệ sinh ga gối ít nhất 1 tuần 1 lần và vệ sinh chăn ít nhất 3 tháng 1 lần nhé!
Tham khảo dịch vệ sinh nệm: https://vuanem.com/khuyen-mai/dich-vu-ve-sinh-nem/
2.5. Giữ cho phòng ngủ luôn tối và yên tĩnh
Việc giữ cho căn phòng luôn càng tối càng tốt sẽ cho giúp bạn ngủ ngon hơn. Ngoài việc tắt các thiết bị điện tử, hãy gắn rèm dày nếu căn phòng của bạn bị hắt sáng từ đèn đường hay bất kỳ nguồn sáng nào khác. Tiếng ồn cũng khiến giấc ngủ bị chập chờn, vì vậy, bạn nên quan sát có phải vào ban đêm xung quanh nhà bạn luôn phát ra tiếng ồn lớn hay không. Thông thường tiếng ồn này xuất phát từ âm thanh động cơ xe đối với ai nhà ở mặt phố. Lời khuyên là bạn nên sử dụng tai nghe chống ồn hoặc nút bịt tai để ngủ ngon hơn.
—————-
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa ung thư và đem lại tinh thần minh mẫn. Đừng xem thường tình trạng này vì biến chứng của mất ngủ rất sâu rộng, ảnh hưởng đến mọi khía cuộc sống của chúng ta. Bài viết đã chia sẻ nhiều kiến thức liên quan đến nguyên nhân và biện pháp điều trị ngủ không sâu giấc. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị. Chúc bạn sớm có được giấc ngủ chất lượng mỗi đêm nhé!
Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/deep-sleep