Chuyện quanh ta

Rau Ngải Cứu là gì? 7+ tác dụng của Ngải Cứu cứu đối với sức khỏe

CẬP NHẬT 18/11/2022 | BỞI Tiến Kiều

Ngải Cứu không chỉ là thực phẩm quen thuộc mà còn là dược liệu mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về tác dụng của rau Ngải Cứu. Đặc biệt,  đây còn là loại rau có dược tính cao nên đối với một số người nếu dùng quá nhiều có thể gây ra ngộ độc và nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy, công dụng rau Ngải Cứu là gì và nên sử dụng như thế nào để có hiệu quả tốt nhất?

1. Đặc điểm rau cải cứu trong tự nhiên

Ngải Cứu còn được gọi là rau ngải diệp. Loại rau này khá quen thuộc với người dân Việt Nam, cây Ngải Cứu thường mọc dại nhiều tại tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang… và còn được nhiều gia đình trồng để nấu ăn hoặc dùng làm bài thuốc điều trị bệnh. 

rau ngải cứu là rau gì
Tác dụng của rau Ngải Cứu đối với sức khỏe là gì?

Cây rau Ngải Cứu thuộc họ cúc, thân thảo, thường có chiều cao từ 0.4 – 1 (mét) và sống lâu năm. Lá Ngải Cứu mọc so le, mặt trên của lá có màu xanh đậm, mặt phía dưới có lông nhung màu trắng, trong lá có nhiều tinh dầu. 

2. Rau Ngải Cứu có tác dụng gì cho sức khỏe?

2.1. Điều trị ho, cảm cúm, đau đầu

Ngải Cứu có tính ấm có thể trấn ho, khử đờm, giải cảm phong hàn. Chính vì vậy, loại rau này thường được dùng để điều trị các bệnh cảm mạo thông thường như: ho, cảm sốt, nhức đầu…

Bài thuốc trị ho, cảm với rau Ngải Cứu: Bạn lấy 100g Ngải Cứu, 50g sả, 100g lá húng chanh và 100g lá tía tô rồi nấu chung với 0.5 lít nước. Uống thuốc này liên tục trong 5 ngày sẽ giúp giảm ho, trị cảm hiệu quả.

2.2. Giảm đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt

Trong Ngải Cứu có chứa chất moxibnance có tác dụng điều trị chứng đau bụng kinh và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. 

Cách chế biến bài thuốc sẽ như sau: Lấy 6 – 12g (tối đa 20g) Ngải Cứu khô hoặc tươi cùng với 200ml nước mang đi sắc đến khi còn 100ml. Sau đó thêm chút đường và chia thành 2 lần uống trong ngày hoặc bạn có thể hãm với nước sôi như trà và chia làm 3 lần uống trong ngày. Nên sắc uống trước kỳ kinh nguyệt từ 2 – 4 ngày, nếu đau bụng kinh bạn có thể dùng trong những ngày đang có kinh. Sau vài ngày, cơ thể ổn định, giảm đau, người đỡ mệt, máu ra đỏ và ít dần thì ngưng lại. Bài thuốc này chỉ nên dùng theo từng đợt, không nên sử dụng liên tục trong thời gian dài. 

rau ngải cứu có tác dụng gì
Rau Ngải Cứu giúp giảm đau bụng kinh cho chị em phụ nữ

2.3. Hỗ trợ đào thải độc tố trong gan và thúc đẩy hệ tiêu hóa

Lá Ngải Cứu có chứa glycosid mang tính axit, có thể hỗ trợ thải độc có trong gan và túi mật. 

Vì thế nên Ngải Cứu có tác dụng điều trị bệnh vàng da do suy gan cùng với các rối loạn ở túi mật. Bên cạnh đó, dược liệu này còn có khả năng tăng nồng độ axit dạ dày giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, đầy hơi.

2.4. Giúp lưu thông máu tốt hơn

Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng chóng mặt, đau đầu, hoa mắt thì có thể đây là dấu hiệu của việc lưu thông máu kém. Trong lá Ngải Cứu có hoạt chất α-thuyon có tác dụng làm hưng phấn thần kinh giúp giảm các cơn đau đầu. Vì thế nên, nếu đang gặp tình trạng này bạn có thể bổ sung Ngải Cứu vào món ăn thường ngày. 

2.5. An thai cho mẹ bầu

Ngải Cứu mang đến nhiều tác dụng cho sức khỏe, trong đó có cả sức khỏe mẹ bầu. Rau Ngải Cứu là bài thuốc hiệu quả cho phụ nữ bị động thai hoặc sảy thai liên tiếp nhiều lần.

Bài thuốc giúp an thai nhất là trong trường hợp mẹ bầu bị đau bụng, ra máu như sau: Lấy 16g lá Ngải Cứu, 16g tía tô cho vào 600ml nước và sắc cho đến khi còn 100ml. Bạn nên uống thành 3 – 4 lần trong ngày (bạn có thể pha thêm chút đường cho dễ uống).

ăn rau ngải cứu có tác dụng gì
Rau Ngải Cứu giúp mẹ bầu an thai

2.6. Phòng chống viêm khớp

Ngải Cứu chứa thành phần hoạt tính có tác dụng giảm đau, giảm viêm nên thể điều trị đau mỏi khớp, sưng tấy do bệnh viêm khớp dạng thấp (RA).

  • Trong một nghiên cứu với 180 bệnh nhân trong 12 tuần đã cho kết quả những người dùng Ngải Cứu đã giảm đau khớp đáng kể.
  • Theo một nghiên cứu khác trên 90 người bị đau đầu gối cũng cho thấy khi bôi thuốc mỡ Ngải Cứu 3% lên các khớp bị đau có thể giúp giảm đau và cải thiện chức năng xương khớp.

Ngoài ra, khi kết hợp rau Ngải Cứu với muối còn góp phần đả thông khí huyết, giảm nhanh các biểu hiện viêm đau khớp và cải thiện khả năng vận động hiệu quả. Cách thực hiện bài thuốc này như sau: Bạn cần chuẩn bị lá Ngải Cứu tươi, muối biển và 1 miếng vải sạch.Sau đó tiến hành rửa sạch lá Ngải Cứu và để cho ráo nước. Tiếp theo, bạn cho Ngải Cứu rang với muối với mức lửa nhỏ cho đến khi lá Ngải Cứu và muối chuyển màu vàng. Cho Ngải Cứu và muối đã rang vào tấm vải mỏng rồi mang chườm nóng lên vùng khớp bị viêm đau. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên chườm mỗi ngày 2 – 3 lần và kiên trì từ 2 – 3 tuần.

công dụng của rau ngải cứu
Ngải Cứu kết hợp với muối biển giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp hiệu quả

2.7. Sơ cứu vết thương

Khi bị các vết thương ngoài da, bạn có thể cầm máu bạn bằng cách giã nhỏ một nắm rau Ngải Cứu cùng với muối sau đó đắp lên da. Điều này sẽ giúp làm dịu cơn đau nhanh chóng và hỗ trợ làm lành các vết thương.

2.8. Tiêu diệt ký sinh trùng

Ngoài các công dụng trên, rau Ngải Cứu còn có khả năng gây tê liệt, thay đổi cấu trúc của giun và đẩy chúng ra ngoài cơ thể. Chính vì vậy, chúng ta có thể sử dụng dược liệu này để diệt ký sinh trùng như sán dây, giun kim, giun đũa. 

3. Những ai tuyệt đối không được ăn Ngải Cứu

Là dược liệu mang đến rất nhiều lợi ích dành cho sức khỏe nhưng vì dược tính cao nên rau Ngải Cứu cũng có nhiều tác dụng phụ như ngộ độc, co giật, gây ảo giác, tổn thương tế bào não, viêm thần kinh… Vì vậy, đối với những đối tượng sau tuyệt đối không được ăn Ngải Cứu: 

  • Người mắc bệnh thận nếu sử dụng Ngải Cứu quá nhiều có thể dẫn đến mất năng lượng, chóng mặt, ù tai, thậm chí là tổn thương thận.
  • Người bị viêm gan: Trong tinh dầu của Ngải Cứu có chứa thành phần có thể chữa bệnh, nhưng nó cũng là một thành phần có độc tính. Vì thế, nếu bị viêm gan ăn Ngải Cứu sẽ gây rối loạn chuyển hóa của tế bào gan có thể dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc hay viêm gan vàng da, làm cho gan to, nước tiểu đục…
  • Người bị rối loạn đường ruột cấp tính: Rau Ngải Cứu còn được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu quả. Chính vì tác dụng này nên Ngải Cứu có thể làm cho tình trạng bệnh viêm ruột cấp tính khó kiểm soát và trầm trọng hơn. 
  • Phụ nữ mang thai thời kỳ đầu: Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu tuyệt đối không nên sử dụng Ngải Cứu. Nếu bị động thai có dấu hiệu ra máu, bạn có thể dùng bài thuốc an thai với Ngải Cứu theo hướng dẫn trên. Nhưng tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

>> Xem thêm: 

Như vậy, bài viết đã chia sẻ cho bạn những công dụng tuyệt vời mà rau Ngải Cứu dành tặng cho sức khỏe. Qua bài viết, hy vọng rằng bạn có thêm góc nhìn khách quan về tác dụng của loại cây này cũng như cách dùng sao cho hiệu quả và an toàn để chữa bệnh cũng như bồi bổ cơ thể.

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều