Sức khỏe giấc ngủ

Tại sao một số người ngủ rất ít nhưng vẫn rất khỏe mạnh?

CẬP NHẬT 30/07/2022 | BỞI Tiến Kiều

Hầu hết những người trưởng thành đều dành trung bình ít nhất từ 7-8 giờ/ngày cho giấc ngủ ban đêm để có thể duy trì sự tỉnh táo trong suốt ngày tiếp theo. 

Tuy vậy, các nghiên cứu xã hội cũng cho thấy cuộc sống hiện đại đang ngày càng khiến nhiều người buộc phải hy sinh giấc ngủ mình để có thêm nhiều thời gian cho công việc, học tập và tìm mọi cách để có thể ngủ ít đi nhưng vẫn tỉnh táo, khỏe mạnh.

Nếu bạn đang tự hỏi rằng liệu có thể rút ngắn thời gian ngủ nhưng vẫn an toàn cho sức khỏe tổng thể thì chắc hẳn bạn sẽ cực kỳ ganh tỵ khi biết rằng vẫn có một số ít người ngủ chỉ khoảng 4 tiếng mỗi đêm mà vẫn tỉnh như sáo. Bí mật của họ nằm ở một loại gen “ngủ ít” độc đáo. 

Gen này tác động trực tiếp đến việc ai đó cần ngủ bao nhiêu giờ 1 ngày. Để tìm hiểu rõ về lý do tại sao một số người ngủ rất ít nhưng vẫn rất khỏe mạnh, cùng tham khảo ngay bài viết này nhé!

1. “Gen ngủ ít” – Bí mật thành công của nhóm thiểu số

Người sở hữu gen ngủ ít trung bình chỉ cần ngủ từ 3-4 tiếng mỗi ngày mà không phải hứng chịu bất kỳ hậu quả nào về sức khỏe. Khi được yêu cầu thực hiện các bài kiểm tra trí nhớ, nhóm người này cũng cho thấy không có tác động nào của việc ngủ ít tới khả năng ghi nhớ. 

người ngủ ít
Người sở hữu gen ngủ ít trung bình chỉ cần ngủ từ 3-4 tiếng mỗi ngày 

Để hiểu được khả năng hiếm có này, các nhà nghiên cứu tại Đại học California, San Francisco mới đây đã bắt tay vào việc xem xét một đột biến di truyền mà họ cho rằng có thể là nguyên gây ra hiện tượng ngủ ít vẫn khỏe. Họ đã chủ ý tạo ra “lỗi” di truyền này ở loài chuột. 

Kết quả nghiên cứu sau đó đã được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine, cho thấy những con chuột này cần ít thời gian cho giấc ngủ hơn, ghi nhớ tốt hơn và không có những ảnh hưởng nặng nề nào khác.

Jerome Siegel, giáo sư tâm thần học tại Đại học California, Los Angeles, Trung tâm Nghiên cứu Giấc ngủ, cho biết ông rất hài lòng với phát hiện lớn từ nhóm nghiên cứu này, rằng gen neuropeptide S receptor 1 ( MPSR1 ) có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh giấc ngủ. 

Tuy nhiên, ông không bị thuyết phục bởi mối liên hệ mật thiết giữa giấc ngủ và trí nhớ mà nhóm nghiên cứu đã tuyên bố. Ông nói, giấc ngủ có thể có nhiều chức năng, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy việc giấc ngủ có tác động đến việc tăng cường trí nhớ hoặc khả năng nhận thức. 

Ông nói: “Chúng ta củng cố trí nhớ trong khi ngủ và khi thức, ngay cả khi gây mê. “Nó không phải là một cái gì đó chỉ xảy ra trong khi ngủ.” – ông bổ sung. 

Bên cạnh gen NPR1, trước đây nhóm nghiên cứu cũng đã phát hiện ra hai gen khác liên quan đến giấc ngủ. Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên gen “ngủ ít” được phát hiện. 

Vào năm 2009, các nhà nghiên cứu thuộc 1 phòng thí nghiệm khác đã phát hiện ra một đột biến đặc biệt khác trong gen, được đặt tên là DEC2. Đột biến này khiến cho những người được thừa hưởng nó chỉ cần trung bình 6,25 giờ mỗi đêm (người trung bình ngủ ngủ 8,06 giờ/đêm).  

2. Há hốc với ý tưởng về thuốc giúp…ngủ ít

Điên rồ hơn nữa, một số nhà khoa học thậm chí còn nghiên cứu một loại thuốc giúp con người ngủ ít hơn. Mặc dù vậy, người ta cho rằng loại thuốc sẽ còn rất lâu mới xuất hiện trên thị trường hoặc có thể không bao giờ thành hiện thực. Nhưng dù sao đi nữa, ý tưởng này vô cùng thú vị và thu hút sự tò mò của nhiều người. 

Patrick Fuller, phó giáo sư thần kinh học tại Trường Y Harvard và Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, Boston, Hoa Kỳ cho biết: “Tôi nhận thấy ý tưởng về sản phẩm của gen* này có thể đem đến khả năng bảo vệ chống lại các rối loạn đi kèm do ngủ ít”.

thuốc giúp ngủ ít
Sản phẩm của gen* này có thể đem đến khả năng bảo vệ chống lại các rối loạn

Có thể thấy, nếu có thể biến ý tưởng này thành hiện thực, thì ứng dụng của loại gen này còn giúp ích trong việc điều trị một số loại bệnh.

*Vật chất hóa sinh được tạo ra trong quá trình biểu hiện của gen, gồm RNA hoặc prôtêin.

Nhưng Jamie Zeitzer, phó giáo sư tại khoa tâm thần học và khoa học hành vi tại Đại học Stanford cũng lưu ý rằng “Sẽ có những sự đánh đổi”. Zeitzer nói rằng ông lo lắng ngay cả khi một loại thuốc như thế này có thể được sản xuất mà không gây ra các tác dụng phụ đáng kể, nó vẫn sẽ gây ra những hậu quả về mặt xã hội. 

cách giúp ngủ ít
Một số người lao động thể bị ép buộc hoặc tạo áp lực phải uống thuốc 

Một số người lao động thể bị ép buộc hoặc tạo áp lực phải uống thuốc để có thể làm việc nhiều giờ hơn. 

Ying-Hui Fu, nữ giáo sư thần kinh học tại Đại học UCSF, bổ sung: “Bây giờ là thời điểm còn quá sớm cho những ý tưởng như vậy”. Thay vào đó, bà quan tâm đến việc hiểu rõ hơn về cơ chế của một giấc ngủ ngon đến việc giúp ngăn ngừa các bệnh từ ung thư đến Alzheimer.  

Ying-Hui Fu cũng lưu ý rằng nếu hầu hết mọi người ngày nay đang ngủ ít hơn nhu cầu của cơ thể họ, sự thiếu hụt này sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ và năng suất làm việc. 

3. Liệu có thể luyện thói quen ngủ rất ít dù không có gen NPR1

Để trả lời cho câu hỏi này, Jamie Zeitzer cho biết: Ngay cả khi không cần ngủ nhiều, chúng ta vẫn cần thời gian để nghỉ ngơi.

Nhiều người hay lầm tưởng rằng họ có thể ngủ ít hơn, chẳng hạn 5 tiếng vào các ngày trong tuần và bù đắp cho sự mất mát đó vào các ngày cuối tuần. Nhưng thực tế thì rất ít người làm được điều đó. Bạn không thể trả “nợ ngủ” bằng cách ngủ bù. 

Nếu bạn ngủ ít hơn bình thường từ 1-2 tiếng mỗi ngày, thì món nợ này sẽ dần tích lũy và nhanh chóng tăng lên bất kể bạn dành cả thời gian ngủ bù cuối tuần. 

Thậm chí, việc ngủ bù cuối tuần còn khiến lệch pha đồng hồ sinh học, gây rối loạn nhịp ngủ thức. Kết quả là bạn sẽ không thể đi ngủ đúng giờ vào tối chủ nhật và tiếp tục thâm hụt giờ ngủ vào những ngày tiếp theo. 

ngủ ít có tốt không
Việc ngủ bù cuối tuần còn khiến lệch pha đồng hồ sinh học

Đọc thêm: Làm thế nào để ngủ ít không mệt ?

Đồng ý với nhận định trên, giáo sư Ying-Hui Fu (UCSF) cũng nhấn mạnh rằng mọi người thường nghĩ rằng ngủ ít là chuyện không thành vấn đề, tuy vậy, nó đem đến nhiều tác động tiêu cực cho cơ thể, đặc biệt là về khả năng ghi nhớ, tập trung và hiệu suất công việc. 

Có chăng là do bạn cố tình lơ đi các biểu hiện này mà thôi. Nói đùa về thời sinh viên của mình, Fu nói thêm, “Thay vì dành tất cả những đêm thức để “mài dùi kinh sử”, thì nên đi ngủ còn hơn.” 

—-

Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng của sức khỏe thể chất lẫn tinh thần mà, như giáo sư James đã nhấn mạnh, trừ khi có gen ngủ ít bẩm sinh, ngoài ra chúng ta không nên khuyến khích việc ngủ ít hơn 6 giờ một ngày. Hy vọng thông tin bài viết chia sẻ đã thỏa mãn bộ óc tò mò của bạn. Chúc bạn nhiều sức khỏe và luôn ngủ ngon sống trọn nhé!

Nguồn: https://www.scientificamerican.com/article/why-do-some-people-need-less-sleep-its-in-their-dna/

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều