Sức khỏe giấc ngủ

Ngủ quá nhanh: Có bình thường không?

CẬP NHẬT 28/09/2022 | BỞI Hương Lăng

Trái ngược với những người khó ngủ, ngủ không sâu giấc thì có một số khác lại ngủ quá nhanh, ngủ gục dễ dàng và có thể ngủ ở bất cứ lúc nào, nơi đâu. Nghe có vẻ kỳ lại nhưng việc ngủ quá nhanh cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về chứng rối loạn giấc ngủ đấy. Bạn đừng chủ quan nhé!

1. Cơn buồn ngủ ập đến và xảy ra như thế nào? 

Thông thường, cơ thể mỗi người sẽ sinh ra cảm giác buồn ngủ khi trong não tích tụ một số chất là Adenosine. Khi cơ thể tỉnh táo, quá trình tiêu hao năng lượng và chuyển hoá diễn ra sẽ khiến lượng Adenosine tăng dần, khi não bộ tỉnh táo trong một thời gian dài thì càng dễ sinh ra cảm giác buồn ngủ.

Tìm hiểu về ngủ quá nhanh liệu có bình thường không?
Tìm hiểu về ngủ quá nhanh liệu có bình thường không?

Theo đó, ngủ quá nhanh có thể xảy ra do hai tình huống:

  • Một là, ban ngày làm việc mệt mỏi, nên cơ thể dễ chìm vào giấc ngủ nhằm bù lại năng lượng mất đi trong một buổi sáng. 
  •  Hai là, sử dụng thuốc ngủ hoặc những chất giúp dễ ngủ, đây là trường hợp ngủ không tự nhiên.

Theo đó, trong quá trình ngủ, cơ thể làm giảm dần lượng chất này do sự thải độc của hệ bạch huyết. Do đó khi thức dậy vào buổi sáng, lượng Adenosine và cảm giác buồn ngủ sẽ ở mức thấp nhất khiến cơ thể luôn ở trong trạng thái tỉnh táo nhất trong ngày. 

Ví dụ nếu để cơ thể thức liên tục trong vòng 30 tiếng, chúng sẽ cạn kiệt năng lượng và bạn sẽ thấy buồn ngủ, ngủ nhanh chóng và ngủ lâu hơn bình thường, Bởi đây là do lượng Adenosine tăng cao cao vượt ngưỡng tác động lên hệ thần kinh. Tương tự như vậy, khi bạn thức khuya, vượt quá giờ đi ngủ bình thường, cơ thể sẽ dễ buồn ngủ nhanh chóng do lượng Adenosine tăng. Vậy điều gì sẽ xay ra khi lượng Adenosine luôn tăng quá cao?

2. Những nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ quá nhanh

Nguyên nhân phổ biến khiến con người nhanh chóng chìm vào giấc ngủ là do sự thiếu ngủ. Nếu cơ thể không được ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi và sạc lại năng lượng, loại bỏ chất Adenosine bạn sẽ buồn ngủ nhanh chóng.

Ước tính trung bình một người sẽ dành hơn 8 giờ/ngày để ngủ, nhưng cũng có người cần ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn. Do đó, nếu bạn luôn cảm thấy buồn ngủ, ngủ quá nhanh và cần nhiều giấc ngủ ngắn, ngủ gục hay ngủ li bì thì có thể bạn bạn đang thiếu ngủ trầm trọng.

Hơn nữa, chất lượng giấc ngủ kém, ngủ không sâu và không ngủ giấc cũng khiến cho bạn thèm ngủ thường xuyên hơn. Một trong nguyên nhân của tình trạng ngủ chập chờn là chứng ngưng thở khi ngủ, ngáy to, rối loạn nhịp thở khiến bạn thường xuyên thức giấc trong đêm. 

Hơn nữa, nghiến răng, tiểu đêm nhiều lần cũng làm suy giảm chất lượng giấc ngủ. Cử động chân chu kỳ về đêm có thể là dấu hiệu của hội chứng chân không yên, gây gián đoạn giấc ngủ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ quá nhanh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ quá nhanh

Bên cạnh đó, tình trạng ngủ chập chờn, ngắt quãng cũng liên quan đến bệnh ngủ rũ (Narcolepsy), vốn là một bệnh lý rối loạn não hiếm gặp, Ở bệnh lý này, não bộ không điều chỉnh việc ngủ và thức dậy như bình thường. Người bệnh đột nhiên rơi vào giấc ngủ (ngủ quá nhanh mà không có cảnh báo trước). Nếu những xét nghiệm không đưa ra kết luận hoặc tìm được nguyên nhân, người ta nhận định chung là chứng buồn ngủ vô căn. 

Cách nhanh nhất để xác định mức độ buồn ngủ là thực hiện thang đánh giá giấc ngủ Epworth, khi đạt được trên 10 thì sẽ có xu hướng gia tăng những cơn buồn ngủ. 

Trong khi đó, một phương pháp khác là ghi nhận thời gian khởi đầu của giấc ngủ (Multiple sleep latency test (MSLT) để đánh giá cơn buồn ngủ và khả năng mắc bệnh ngủ rũ. Kết quả của phương pháp này được xem là bất thường khi bạn mất dưới 8 phút mới đi vào giấc ngủ hoặc khởi phát giai đoạn chuyển động mắt nhanh (REM) trong ít nhất 2 đợt ngủ ngắn, điều này cho thấy có khả năng cao là bạn mắc chứng ngủ rũ. 

3. Hướng dẫn cách cải thiện tình trạng ngủ quá nhanh

Khó ngủ hoặc ngủ quá nhanh đều gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe lâu dài. Để có giấc ngủ chất lượng, bạn nên điều chỉnh nhịp sống, sinh hoạt sao cho bắt đầu giấc ngủ sau từ 5 đến 15 phút, đây là mốc thời gian lý tưởng nhất. Đó là: 

Giữ một lịch trình ngủ và thức nhất quán

Đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ nhất định sẽ đảm bảo đồng hồ sinh học bên trong cơ thể, đồng thời hãy ngủ đủ thời gian theo nhu cầu của cơ thể (từ 7 đến 8 giờ/đêm).

Bạn cần giữ thói quen đi ngủ nhất quán

Tạo thói quen thư giãn trước khi ngủ

Xây dựng một thói quen thư giãn trước khi đi ngủ giúp bản thân cảm thấy thoải mái như tắm nước ấm, thiền định, thử một số động tác thư giãn và giải phóng căng thẳng

Ngoài ra, bạn có thể thử một số bản nhạc nhẹ nhàng trong khi tập trung vào hơi thở. Hay dành thời gian đọc sách và cố gắng tránh xa thiết bị đọc sách điện tử. 

Không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ

Những thiết bị điện tử sẽ phát ra ánh sáng xanh làm giảm mức melatonin ở bên trong cơ thể. Điều này khiến cho não bộ tỉnh táo và cơ thể khó đi vào giấc ngủ hơn.

Không nên để điện thoại ở gần giường bởi nó sẽ làm gián đoạn giấc ngủ khi có thông báo tin nhắn, ánh sáng màn hình.

Tập thể dục thường xuyên

Theo đó, hãy tập thể dục 30 phút mỗi ngày, tránh tập thể dục mạnh trước khi đi ngủ từ 2 đến 3 giờ

Những bài tập yoga hỗ trợ giấc ngủ ngon 
Những bài tập yoga hỗ trợ giấc ngủ ngon

Môi trường ngủ mát mẻ và yên tĩnh

Hãy đảm bảo rằng nhiệt độ phòng ngủ khoảng 20 độ C, khi có ánh sáng chiếu vào nên dùng rèm cản ánh sáng hoặc mặt nạ che mắt. Khi bị ồn có thể dùng nút bịt tai hoặc cửa chống ồn. 

Ngủ trưa

Chỉ nên ngủ trưa tối đa 30’ hoặc ít hơn, đặc biệt tránh ngủ vào chiều tối vì có thể gây gián đoạn giấc ngủ. 

Giường ngủ

Bạn chỉ nên sử dụng giường ngủ để ngủ hoặc quan hệ tình dục. Điều này sẽ làm tăng cường liên kết giữa não bộ và khiến chúng ta dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Hãy ra khỏi giường, đừng cố nằm ườn ở trên đó khi cơ thể đang thực sự không muốn ngủ. 

Kiểm soát căng thẳng trước khi đi ngủ

Nên đặt những lo lắng, công việc sang một bên, sau đó tắm nước ấm, mát xa hoặc đọc sách, thư giãn âm nhạc nhẹ nhàng để loại bỏ căng thẳng. 

Tắm nước ấm để kiểm soát căng thẳng 
Tắm nước ấm để kiểm soát căng thẳng

Hạn chế sử dụng chất kích thích caffeine – nicotine – rượu

Cà phê, trà, coca-cola hay caffeine đều là chất kích thích. Việc uống chúng vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm.

Trong khi đó, nicotine trong các sản phẩm thuốc lá lại là một chất kích thích có thể cản trở giấc ngủ.

Rượu sẽ giúp chúng ta dễ dàng đi vào giấc ngủ nhưng nó lại ngăn chặn giai đoạn giấc ngủ sâu và thường khiến bạn thức giấc giữa đêm.

Cuối cùng, khi đã thử hết những cách trên nhưng bạn vẫn ngủ quá nhanh, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi thì nên đến gặp chuyên gia về giấc ngủ để được tư vấn tốt hơn.

Đọc thêm: Rối loạn giấc ngủ làm tăng nguy cơ mất trí nhớ sớm

Trên đây là những thông tin hữu ích về ngủ quá nhanh là gì, hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích để chăm sóc giấc ngủ của mình tốt hơn. 

Tài liệu tham khảo: Vinmec

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng