Hầu hết mọi người đều biết đến tác hại của thiếu ngủ, mất ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhưng bạn lại không biết rằng, ngủ nhiều cũng không hề tốt, thậm chí nó cũng gây nên một số bệnh lý không tốt cho sức khỏe. Bài viết dưới đây là những giải đáp cho thắc mắc “Liệu ngủ nhiều có tốt không?” Và những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng ngủ nhiều.
Nội Dung Chính
1. Ngủ nhiều là gì? Dấu hiệu của ngủ nhiều
Ngủ nhiều là tình trạng ngủ quá nhiều vào ban ngày hoặc ban đêm. Họ thường dành đến 10-12 tiếng một ngày cho giấc ngủ và thường gặp khó khăn trong việc giữ tỉnh táo vào ban ngày. Những người ngủ nhiều thậm chí có thể ngủ vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày và ở bất cứ đâu. Và nguy hiểm hơn, cơn buồn ngủ có thể ập đến khi đang lái xe.
Ngủ nhiều có tốt không là băn khoăn của nhiều người
Người ngủ nhiều thường gặp các vấn đề liên quan đến giấc ngủ như mệt mỏi cơ thể, thiếu tinh thần, thiếu năng lượng, không đưa ra được quyết định chính xác. Nếu bạn đang có những triệu chứng dưới đây thì điều đó có thể chứng tỏ rằng bạn đang ngủ quá nhiều trong ngày:
- Cảm thấy mệt mỏi, khó chịu cả ngày
- Khó thức dậy vào mỗi buổi sáng
- Không tập trung khi làm việc
- Hay cảm thấy buồn ngủ
Biểu hiện của ngủ nhiều là mệt mỏi, khó chịu
Việc ngủ quá nhiều từ 10-12 tiếng một ngày gây ảnh hưởng tiêu cực tới công việc, các mối quan hệ cũng như đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Ngủ nhiều được chia làm hai loại là ngủ nhiều thông thường và ngủ nhiều bệnh lý (hay còn được gọi là ngủ rũ). Ngủ nhiều thông thường xảy ra với những người không mắc bệnh lý nào và triệu chứng thường gặp ở họ là hay bị mệt mỏi. Còn với ngủ nhiều bệnh lý xảy ra ở một người đang mắc một loại bệnh nào đó, có thể là các bệnh liên quan đến chứng ngưng thở, bệnh suy thận, hay các hội chứng về tâm lý.
Ngoài ra, bạn cũng nên phân biệt rõ ràng hai loại ngủ nhiều để có thể xác định được nguyên nhân cũng như tìm được phương pháp điều trị hiệu quả.
- Ngủ rũ thường gây nhức mỏi cơ bắp
- Người mắc bệnh ngủ rũ hay gặp ảo giác khi buồn ngủ, hay mơ nhiều
- Người ngủ nhiều thông thường hay có xu hướng ngủ liên tục suốt đêm và không hay bị tỉnh giấc. Còn người mắc bệnh ngủ rũ thì giấc ngủ của họ hay bị ngắt quãng và không ngon
- Người ngủ rũ cảm thấy sảng khoái sau một giấc ngủ dài còn với ngủ nhiều thông thường thì họ thường cảm thấy mệt mỏi sau mỗi lần thức giấc.
Xem thêm: https://vuanem.com/blog/chung-mat-ngu-bien-phap-tu-nhien-chong-mat-ngu.html
2. Nguyên nhân gây nên ngủ nhiều
Tình trạng ngủ nhiều có thể do nhiều yếu tố gây nên. Ở mỗi người lại có những triệu chứng và dấu hiệu nhận biết khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân ngủ nhiều mà bạn có thể tham khảo. (Nguồn: Hellobacsi)
2.1. Ngủ nhiều do rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ là căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Nó cũng là nguyên nhân gây nên ngủ nhiều ở một số người.
2.2. Do chứng ngủ rũ
Ngủ rũ cũng là một dạng của rối loạn giấc ngủ. Khi mắc căn bệnh này, não bộ của bạn sẽ mất khả năng kiểm soát được thời gian thức-ngủ thông thường. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày và cảm giác luôn buồn ngủ ở mọi thời điểm. Giấc ngủ của người bệnh có thể sẽ không dài nhưng ngủ rũ sẽ khiến họ buồn ngủ cả ngày lẫn đêm và số lượng giấc ngủ sẽ tăng nhiều trong ngày.
Ngủ nhiều có thể do chứng ngủ rũ gây nên
Xem thêm: Chứng ngủ rũ Narcoleps
2.3. Do hội chứng chân không nghỉ
Người mắc hội chứng chân không nghỉ hay còn gọi tắt là RLS thường hay bị mất ngủ và khó chịu vào ban đêm, giấc ngủ sẽ không được sâu. Và chính vì điều đó khiến họ buồn ngủ vào ban ngày, gây rối loạn giấc ngủ. Hội chứng chân không nghỉ gây nên cảm giác ngứa ran, co giật và nhói ở chân và bạn sẽ cảm thấy muốn di chuyển chân mình liên tục.
Hội chứng chân không nghỉ là nguyên nhân gây ngủ nhiều
2.4. Do chứng ngưng thở khi ngủ
Đây cũng là một dạng của rối loạn giấc ngủ. Khi ngủ, bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi thở, đường thở của bạn có thể sẽ bị nghẽn một phần hoặc toàn bộ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, quá trình này sẽ lặp đi lặp lại suốt đêm, khiến bạn bị mất ngủ hoặc đã ngủ những vẫn không cảm thấy sảng khoái. Lâu ngày dẫn đến tình trạng cần ngủ bù, ngủ nhiều vào ban ngày.
Ngủ nhiều do chứng ngưng thở khi ngủ
Xem thêm: https://vuanem.com/blog/hoi-chung-ngung-tho-khi-ngu.html
2.5. Ngủ nhiều do các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân ngủ nhiều do rối loạn giấc ngủ ở trên thì ngủ nhiều cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau:
2.6. Do bệnh lý
Một số bệnh lý gây ra các cơn buồn ngủ liên tục và kéo dài cả ngày như bệnh động kinh, bệnh parkinson hay các bệnh về rối loạn thần kinh khác.
2.7. Do tác dụng phụ của thuốc
Các loại thuốc như thuốc an thần, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm,…khi sử dụng một thời gian dài sẽ có tác dụng phụ gây mất ngủ hoặc buồn ngủ cả vào ban ngày. Từ đó khiến thời gian ngủ của bạn bị rối loạn, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tinh thần.
Ngủ nhiều do ảnh hưởng của việc dùng thuốc
2.8.Do sử dụng các chất kích thích
Rượu, bia, thuốc lá, cà phê là các chất kích thước ảnh hưởng đến nhịp sinh hoạt, làm giảm chất lượng giấc ngủ và có thể dẫn đến tình trạng buồn ngủ kéo dài.
Chất kích thích cũng là nguyên nhân gây ngủ nhiều
3. Ngủ nhiều có tốt không?
“Ngủ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì?” là câu hỏi mà nhiều người vẫn luôn thắc mắc. Bạn sẽ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nếu dành quá nhiều thời gian để ngủ vào cả ban ngày và ban đêm.
3.1. Ngủ nhiều làm tăng nguy cơ đột quỵ
Theo một số nghiên cứu, những người ngủ quá 10 tiếng một ngày có tỷ lệ đột quỵ cao hơn đến 70% so với những người có giấc ngủ đủ từ 7-8 tiếng. Nguyên nhân chính là do thời gian ngủ quá nhiều dẫn đến máu chảy nhiều trong huyết quản, giảm tích tụ máu từ đó làm tăng nguy cơ tắc mạch máu, dẫn đến đột quỵ.
Ngủ nhiều có tốt không khi gây ra nguy cơ tăng đột quỵ?
Xem thêm: https://vuanem.com/blog/tam-quan-trong-cua-giac-ngu.html
Gây béo phì
Người ngủ nhiều thường sẽ có giấc ngủ dài, kéo dài 10-12 tiếng, thậm chí họ có thể ngủ và bỏ qua bữa ăn sáng, trưa hoặc tối. Điều này gây ảnh hưởng đáng kể đến cân nặng. Khi ngủ nhiều, thời gian vận động của bạn càng ít, lượng calo trong cơ thể sẽ không bị đốt cháy, dẫn đến tình trạng cân nặng sẽ tăng dần theo thời gian.
Ngủ nhiều là nguyên nhân gây béo phì
Nhiều người vẫn nghĩ, ngủ qua bữa sẽ làm giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Nhưng khi ngủ quá nhiều, lúc thức dậy bạn sẽ cảm thấy đói bụng và ăn nhiều hơn. Vậy “ngủ nhiều có mập không? Và câu trả lời là có.
3.2. Gây nên bệnh tiểu đường
Khi bạn ngủ quá nhiều hoặc quá ít thì đều có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì khi thời gian ngủ quá ít hoặc quá dài gây ảnh hưởng đến nội tiết tố, dẫn đến rối loạn về thần kinh và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Và như ở trên, ngủ nhiều có thể gây nên béo phì, thì đây cũng là một trong nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường.
Rối loạn tiểu đường cũng có thể do ngủ nhiều gây nên
3.43. Suy giảm chức năng tim mạch
Trong quá trình ngủ, tim của bạn sẽ ở trạng thái cần được nghỉ ngơi và nhịp tim khi đó sẽ giảm. Do vậy, nếu ngủ quá nhiều thì tim sẽ dần quen với việc nhàn rỗi, nên khi cơ thể làm việc thì tim sẽ rất dễ bị đập nhanh. Nếu tình trạng này diễn ra một thời gian dài rất dễ dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim, gây suy tim. Những người ngủ nhiều hơn 9 tiếng một ngày có nguy cơ tử vong do suy tim lên tới 34%.
Ngủ nhiều ảnh hưởng đến chức năng tim mạch
3.4. Ảnh hưởng đến não
Ngủ quá nhiều trong một khoảng thời gian dài và liên tục dễ khiến cho bộ não bị lão hóa nhanh và thậm chí là già hơn 2 năm tuổi. Khi đó, não bộ sẽ không cảm hoạt động nhanh nhạy, làm giảm trí nhớ, ảnh hưởng nhiều đến đời sống hàng ngày.
Ngoài ra, nếu bạn mắc chứng ngủ rũ, hay bị thức giấc giữa đêm, giấc ngủ chập chờn, chất lượng giấc ngủ giảm sút thì cũng ảnh hưởng đến não bộ và cả sức khỏe.
3.5. Trầm cảm
Trầm cảm phần lớn thường liên quan đến chứng mất ngủ. Nhưng hiện nay có đến khoảng 15% những người bị trầm cảm là do ngủ quá nhiều. Nếu người bệnh ngủ quá nhiều trong thời gian dài sẽ khiến bệnh trầm cảm ngày càng nặng hơn và quá trình hồi phục sẽ khó khăn hơn.
15% số người ngủ quá nhiều có thể bị trầm cảm
4. Ngủ đủ giấc là thế nào?
Thời gian ngủ đủ với mỗi độ tuổi là khác nhau. Ví dụ như trẻ sơ sinh thường có thời gian ngủ dài từ 11-12 tiếng. Nhưng nhìn chung, mỗi ngày bạn chỉ nên dành từ 7-8 tiếng cho giấc ngủ là vừa đủ và tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, ngủ ngày quá nhiều cũng sẽ gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, với giấc ngủ trưa, bạn chỉ nên ngủ từ 20-30 phút là tốt nhất.
Ngủ đủ giấc có lợi cho sức khỏe và tinh thần
Đọc thêm: Lợi ích của ngủ trưa
5. Cách khắc phục tình trạng ngủ nhiều quá mức
Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng ngủ nhiều quá mức mà bạn có thể tham khảo:
- Cố gắng ngủ đủ giấc vào buổi tối: Ngủ đủ ở đây là giấc ngủ từ 7-8 tiếng. Hãy thiết lập giờ đi ngủ và giờ thức dậy cho bản thân và cố gắng thực hiện một thời gian dài để cơ thể quen dần lại với chế độ sinh hoạt khoa học này.
- Tránh dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ: Việc dùng điện thoại, máy tính trước khi ngủ có thể khiến bạn mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ dẫn đến tình trạng ngủ quá nhiều vào ban ngày hôm sau.
- Vận động nhẹ: Đi bộ 10 – 15 phút có thể giúp bạn hạn chế được cơn buồn ngủ một cách nhanh chóng.
- Chế độ ăn uống khoa học: Việc ăn uống vào một khoảng thời gian cố định trong ngày, đặc biệt là bữa sáng sẽ giúp bạn có đủ năng lượng trong ngày. Vì thiếu hụt năng lượng là nguyên nhân khiến các cơn buồn ngủ tăng lên.
- Ngủ trưa 20-30 phút: Giấc ngủ trưa ngắn đem lại tinh thần thoải mái đồng thời giúp bạn ngủ ít hơn vào buổi tối.
- Không uống rượu bia trước khi ngủ: Rượu bia có thể giúp bạn dễ ngủ nhưng thực tế nó khiến giấc ngủ của bạn không sâu, thậm chí bạn có thể thức dậy vào ban đêm và không đủ tỉnh táo cho ngày hôm sau.
Vận động thường xuyên để khắc phục tình trạng ngủ nhiều
Kết luận
Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ biết thêm được nhiều thông tin để trả lời cho câu hỏi “Ngủ nhiều có tốt không?”. Nếu bạn đang dành quá nhiều thời gian một ngày cho giấc ngủ thì nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để đưa ra được phương pháp điều trị hiệu quả.