Một người đang trong độ tuổi lao động sẽ cần phải ngủ từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày. Vậy, sẽ ra sao nếu như bạn bị “đói” ngủ? Không kiểm soát được cân nặng, trầm cảm, da dẻ nhanh chóng lão hoá… là một trong số ít những tác hại của việc ngủ dưới 6 tiếng/ngày.
Nội Dung Chính
1. Ngủ dưới 6 tiếng/ngày dễ gặp vấn đề trong kiểm soát cân nặng
Nhiều người nghĩ việc ngủ ít sẽ giúp bạn gầy đi nhanh chóng. Nhưng thật sự, việc thiếu ngủ, đặc biệt là ngủ dưới 6 tiếng/ngày sẽ khiến cân nặng của bạn lên xuống bất thường và hiện tượng tăng cân sẽ thường xuất hiện hơn là tụt cân.
Bởi khi bạn thức khuya, cảm giác đói cồn cào sẽ xâm lấn tâm trí bạn và khiến bạn phải ăn đêm. Những khoa học đã chỉ ra rằng, nguy cơ tăng cân sẽ tăng lên gấp 2 lần so với người ngủ đủ giấc nếu như bạn ngủ dưới 6 tiếng mỗi đêm
2. Giảm trí nhớdo ngủ dưới 6 tiếng/ngày
Ảnh hưởng của việc mất ngủ hoặc ngủ dưới 6 tiếng/ngày sẽ khiến cho trí não của bạn bị ảnh hưởng. Chắc chắn sau một đêm mất ngủ, bạn sẽ cảm thấy đờ đẫn, mệt mỏi và điều đó sẽ làm chậm quá trình hoạt động, phân tích của não bộ. Đương nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, bạn sẽ rơi vào tình trạng “não cá vàng”, ảnh hưởng lớn cuộc sống của như công việc của bạn.
3. Nhanh già
Sau một đêm thiếu ngủ và ngủ dưới 6 tiếng/ngày, làn da nhăn nheo, sạm đi sẽ “tố cáo” bạn. Nếp nhăn sẽ hình thành, mắt thâm quầng và việc thiếu ngủ sẽ khiến quá trình lão hoá của bạn đến sớm hơn. Đó là lý do vì sao mà những người có công việc phải thức đêm nhiều như designer, coder, developer… nếu không chăm sóc da kĩ càng thì làn da sẽ rất “xuống cấp”.
4. Ngủ dưới 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc các bênh nguy hiểm
Giấc ngủ bị rối loạn bởi hiện tượng thiếu ngủ sẽ khiến tim mạch bị ảnh hưởng. Do vậy, những người thường xuyên thức khuya sẽ có nguy cơ bị đột quỵ và mắc các chứng bệnh tim mạch hơn người bình thường.
5. Rối loạn tiêu hoá
Đồng hồ sinh học sẽ bị thay đổi nếu bạn thức đêm nhiều. Khi đến giờ nghỉ ngơi mà bạn lại bắt dạ dày hoạt động để tiêu hoá thức ăn đêm thì chắc chắn, triệu chứng đầy hơi, mệt mỏi hay khó tiêu sẽ ghé thăm bạn thường xuyên. Tốt nhất chúng ta nên “giờ nào việc nấy”. Giờ phải đi ngủ thì hãy chỉ đi ngủ mà thôi.
6. Ngủ dưới 6 tiếng/ngày gây trầm cảm
Trong thời đại ngày nay, mất ngủ dường như đã trở thành “căn bệnh thế kỷ”. Theo nguyên cứu, cứ 3 người thì lại có 1 ngày mắc chứng khó ngủ. Do không ngủ được, họ gần như đắm chìm vào những mớ suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng và chính những khúc mắc ấy cứ lặp đi lặp lại trong đầu của họ.
Nếu như ai không thể gỡ bỏ những suy nghĩ đó thì chắc chắn, tâm trạng của bạn sẽ không thể vui vẻ lên được. Đây cũng là nguyên nhân đầu tiên khiến bạn mắc chứng trầm cảm.
7. Một số cách cải thiện giấc ngủ
- Tập thói quen ngủ và thức dậy cùng một giờ nhất định, tốt nhất là bạn nên ngủ trong khoảng từ 23h – 7h sáng.
- Chọn một chiếc nệm tốt và phù hợp với bạn
- Bạn nên chọn chất liệu chăn ga gối là cotton, tencel để thoáng mát và thoải mái hơn khi ngủ.
- Hạn chế sử dụng trà, bia rượu, cà phê vào buổi tối để không bị mất ngủ.
- Buổi trưa không nên ngủ quá nhiều, thời gian cho giấc ngủ trưa khoảng 30p – 1 tiếng là vừa đủ.
- Không nên ăn quá no vào buổi tối, bạn sẽ bị đầy bụng, khó tiêu và điều đó sẽ khiến khó ngủ
- Trước khi ngủ, bạn có thể uống một cốc sữa ấm hoặc ngâm chân nước ấm để thư giãn.
Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/song-khoe/ngu-5-tieng-co-du-khong-toi-nen-ngu-bao-nhieu/