Nghiện mạng xã hội là gì? Tại sao nghiện mạng xã hội khiến bạn bị mất “tự do”

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Ngày nay, việc sử dụng mạng xã hội đã trở nên rất phổ biến và quen thuộc đối với mọi người. Chúng ta sử dụng mạng xã hội để cập nhật thông tin, kết nối với bạn bè hay đơn giản dùng để “giết thời gian”. Điều này đã khiến không ít người rơi vào tình trạng “nghiện mạng xã hội“. Ít người sẽ chủ quan rằng nghiện mạng xã hội không giống như nghiện ma tuý, nghiện rượu bia…  Nhưng bạn có biết, chúng dai dẳng và gây ra những hệ luỵ nghiêm trọng về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Cùng tìm hiểu chi tiết ở trong bài viết này của Vua Nệm, bạn nhé!

1. Nghiện mạng xã hội là gì? 

Nghiện mạng xã hội là một khái niệm dùng để chỉ tình trạng bạn đã dành quá nhiều thời gian cho việc kết nối trực tuyến thông qua mạng trực tuyến như Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok… 

Sẽ thật khó để xác định một người có nghiện mạng xã hội hay không? Nhưng nếu như bạn dành hàng giờ liền chỉ để kiểm tra những mạng xã hội kể trên thì có rất nhiều khả năng bạn cũng mắc căn bệnh thời công nghệ này rồi đấy.

nghiện mạng xã hội
Tìm hiểu việc nghiện mạng xã hội là gì?

2. Những dấu hiệu cho thấy bạn là người nghiện mạng xã hội? 

Để biết bản thân mình có nghiện mạng xã hội hay không, hãy kiểm tra những dấu hiệu dưới đây:

  • Bạn thường check in ở mọi lúc mọi nơi
  • Bạn thích đếm từng lượt thả tim, like, share trên bài viết của mình
  • Bạn sẽ tìm kiếm kết nối Internet mọi lúc mọi nơi
  • Bạn sẵn sàng chụp hình tất cả mọi thứ xung quanh mình
  • Bạn kiểm tra thông báo, tin nhắn thường xuyên
  • Việc đầu tiên bạn làm khi thức dậy là lướt điện thoại
  • Bạn lướt mạng xã hội trong vô thức và không vì mục đích gì
  • Bạn chỉ muốn trò chuyện với những người xung quanh qua mạng xã hội mà thôi.
dấu hiệu nghiện mạng xã hội
Các dấu hiệu cho thấy bạn là người nghiện mạng xã hội

3. Những nguyên nhân gây ra tình trạng nghiện mạng xã hội

3.1. Nhu cầu thể hiện bản thân

Ở Đại học Harvard, những nhà nghiên cứu đã thực hiện quét MRI ở trong não bộ và xem điều gì xảy ra khi bạn nói bản thân mình. Kết quả đã cho thấy rằng khi nói về bản thân, trong não bộ xuất hiện vùng não “hạnh phúc”. 

Theo một nghiên cứu khác, những đứa trẻ khoảng 9 tháng tuổi thường sẽ có hành động nhằm cố gắng thu hút sự chú ý từ người thân trong gia đình. Vậy nên khi lớn lên, con người vẫn rất muốn cung cấp những thông tin bản thân mình và tự thể hiện người khác. Nếu như thông thường, mọi người dành gần 40% thời gian dùng để nói về bản thân, nhưng con số này sẽ đạt đến 80% nhờ vào tính năng đặc trưng trong mạng xã hội. 

Giống như những cơ chế nghiện từ chất kích thích, việc kích hoạt hệ thống tượng tưởng của não bộ thông qua tự thể hiện bản thân sẽ làm tăng mức độ dopamine, tạo thời gian sử dụng quá mức và cũng là nguyên nhân khiến giới trẻ nghiện mạng xã hội. 

3.2. Nhu cầu kết nối và thuộc về

Mạng xã hội mang đến cho người sử dụng cảm giác tương tác với bất kỳ ai, nhất là từ bạn bè đồng nghiệp, gia đình và cả những người nổi tiếng. Đây chính là nơi tiếp nhận thông tin, lưu giữ dữ liệu và sau đó tập hợp lại và thể hiện trên nền giao diện đặc trưng. 

Ngoài ra, nhu cầu kết nối và thuộc về còn thể hiện qua những lời mời kết bạn, lượt chia sẻ và lượt like, bình luận… Mạng xã hội còn có những tính năng như tag, hastag và thu hút mọi người cùng nhau bàn luận về chủ đề mà mọi người quan trọng. Chính điều này đã biến không gian mạng xã hội đã trở thành “ngôi nhà chung” cho người có quan điểm giống nhau. 

nguyên nhân gây nghiện mạng xã hội
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nghiện mạng xã hội

3.3. Hiện tượng FOMO (Hội chứng sợ bỏ lỡ) 

Một nguyên nhân khiến chúng ta nghiện mạng xã hội là mắc hội chứng sợ bỏ lỡ đó là: Sợ làm ai đó thất vọng khi không trả lời ngay lập tức, bị mất địa vị xã hội, sợ bỏ lỡ lời mời hoặc một điều gì đó thú vị, sợ bị lạc lõng… Do đó khi thấy điện thoại rung thông báo thì ngay lập tức họ sẽ kiểm tra xem có thông báo gì quan trọng hay không. 

3.4. Mạng xã hội tạo ra tâm lý đánh canh bạc

Mạng xã hội như một “sòng bạc” và mỗi người dùng như một “con bạc” có nhiệm vụ đặt cược vào nội dung mà bản thân sáng tạo. Ai cũng muốn thu hút được những lượt like, bình luận và chia sẻ đồng tình… Tuy được đầu tư cẩn thận về nội dung song mỗi bài đăng lại không phải lúc nào cũng nhận về kết quả giống nhau. Lúc thì là sự tán dương của mọi người, lúc lại bị thờ ơ hay thậm chí là sự phẫn nộ từ “giang cư mận”. Chính những điều này đã khiến cho mạng xã hội khiến mọi người phải đầu tư “công sức” và “thời gian”. 

4. Những tác hại khi nghiện mạng xã hội

4.1. Nguy cơ bắt nạt ảo

Hiện nay không ít người lợi dụng mạng xã hội để bắt nạt người khác, hiện tượng này gọi là Cyberbullying khiến cho nạn nhân bị nhận lấy vô số tổn thương về mặt tâm lý. Nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng từ mạng xã hội sẽ khiến nạn nhân bị suy kiệt về tinh thần, không có cách nào hồi phục nên việc có thể tìm đến cái chết để giải thoát. 

4.2. Giảm năng suất làm việc

Hiện nay, nghiện mạng xã hội chính là một tác nhân gây xao nhãng khiến cho năng suất làm việc bị suy giảm. Hãy tưởng tượng rằng khi bạn đang tập trung hoàn thành một công việc nhưng chẳng may tiếng thông báo trên Facebook khiến lòng nôn nao muốn biết đây là thông báo gì.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy, khi bạn dành nhiều thời gian cho mạng xã hội thì khả năng tập trung cũng bị giảm đi. Lâu dần dẫn đến sự trì hoãn ở trong công việc, khiến bạn chần chừ ở mọi quyết định. 

tác hại nghiện mạng xã hội
Nghiện mạng xã hội gây ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của mỗi người

4.3. Tâm lý ghen tỵ

Ảnh hưởng rõ nhất của việc nghiện mạng xã hội là áp lực đồng trang lứa, bạn sẽ bị tác động tâm lý, đồng thời có xu hướng so sánh mình với người khác. Từ đó sẽ nảy sinh tâm lý ghen tỵ, tạo ra cảm giác lo âu, về lâu dài còn có thể hình thành phát triển những rối loạn tâm thần khác. 

4.4. Gặp những vấn đề về sức khoẻ

Ngoài việc ảnh hưởng đến thị lực thì chứng nghiện mạng xã hội cũng gây ra những bệnh lý khác. Đó là bị đau lưng và cổ do phải cúi xuống liên tục để nhìn vào màn hình điện thoại. Hội chứng ống cổ tay sẽ gây ra tình trạng đau, tê bì nhiều ngón tay và bàn tay. 

Thói quen này còn khiến nhiều người bị nhức đầu, đặc biệt vào buổi tối trước khi đi ngủ, bạn sẽ gặp phải tình trạng khó ngủ, hay các rối loạn về giấc ngủ. 

5. Hướng dẫn cách cai nghiện mạng xã hội

5.1. Giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội

Cách hiệu quả nhất để không bị phụ thuộc vào mạng xã hội là giảm bớt thời gian sử dụng. Theo đó bạn chỉ nên dành từ 15 – 20 – 30 phút vào khung thời gian nghỉ ngơi vào mạng xã hội thay vì thường xuyên cập nhật. Lưu ý rằng bạn không nên ép buộc bản thân không sử dụng mạng xã hội trong thời gian dài bởi điều này sẽ gây ức chế tâm lý mà lại không có hiệu quả. 

5.2. Tắt tính năng thông báo

Một trong yếu tố khiến mọi người nghiện mạng xã hội chính là cảm giác cập nhật tin tức liên tục. Do đó cách tốt nhất để giảm bớt chứng nghiện mạng xã hội chính là cài đặt tắt tính năng thông báo. Lúc này, bạn sẽ không bị xao nhãng bởi âm thanh thông báo khi đang muốn tập trung làm việc gì đó. Khi tập trung, bạn cũng sẽ hoàn thành công việc nhanh hơn và không còn có tâm lý chần chờ.

5.3. Khiến cho mình trở nên bận rộn

Có nhiều giải pháp để hạn chế sử dụng mạng xã hội là tìm cho mình một thú vui nào đó nhằm giúp giảm bớt sự lệ thuộc vào chúng. Chẳng hạn như đọc sách, nghe nhạc, vẽ tranh… Hơn nữa, bạn cũng đừng ngại thử một số thử thách mới mà mình chưa bao giờ thử trước đây nhằm tạo niềm vui cho cuộc sống. 

5.4. Hãy đặt điện thoại ở xa

Một kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 74% người có thói quen kiểm tra điện thoại trong khoảng thời gian 15 phút trước khi đi ngủ. Lúc này, giải pháp chính là hãy để điện thoại càng xa càng tốt. Cách này cũng rất hiệu quả khi bạn muốn ài đặt báo thức đấy. 

5.5. Xây dựng mối quan hệ thực tế

Sẽ có những lúc bạn muốn từ bỏ mạng xã hội nhưng đây lại là nơi duy nhất dành cho bạn vào những lúc cô đơn. Do đó hãy tìm kiếm người mà bạn tin tưởng nhất để có thể tâm sự khi gặp bất kỳ vấn đề nào ở trong cuộc sống. 

Để có thể duy trì mối quan hệ xã hội thực tế, bạn nên cởi mở với người xung quanh. Ngoài ra bạn hãy tìm cách để tham gia câu lạc bộ, diễn đàn, hoạt động tình nguyện… 

cách cai nghiện mạng xã hội
Hướng dẫn cách cai nghiện mạng xã hội

Cùng với sự phát triển công nghệ thì mạng xã hội đã dần trở thành một phần không thể thiếu ở trong cuộc sống. Dù vậy, bạn hãy là người dùng tỉnh táo để khai thác lợi ích từ mạng kết nối. Đừng để việc nghiện mạng xã hội khiến mình trở thành “nô lệ” của xiềng xích công nghệ, bạn nhé!

>>>Đọc thêm: Sống ảo là gì? Thực trạng sống ảo của giới trẻ ngày nay

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

Không có bài viết liên quan.