Sức khỏe giấc ngủ

Hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO) là gì? Cách cải thiện hội chứng tâm lý FOMO

CẬP NHẬT 15/08/2022 | BỞI Hương Lăng

FOMO là từ viết tắt của “Fear of missing out”, có nghĩa là “sợ bỏ lỡ”. Hội chứng này đã được các nhà tâm lý học công nhận là bệnh tâm lý sinh ra từ sự phát triển của công nghệ và Internet. Nỗi sợ hãi này khiến bạn có thể bỏ lỡ một trải nghiệm thú vị và bổ ích khi mình vắng mắt.

Chúng sẽ khiến bạn phải cập nhật mạng xã hội liên tục hoặc mua sắm theo xu hướng hay thậm chí là hẹn hò ai đó chỉ vì không muốn mang tiếng “ế lâu năm”. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO) là gì đầy đủ và chi tiết trong bài viết này!

1. Hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO) là gì?

Hiểu một cách đơn giản, hội chứng tâm lý sợ bỏ lỡ (FOMO) là nỗi sợ hãi mà bản thân vừa bỏ lỡ những điều thú vị hoặc hấp dẫn trong cuộc sống mà nhiều người khác đang trải nghiệm. Những nghiên cứu khoa học đã tiến hành mô tả người bị hội chứng FOMO cho thấy rằng:

Những cảm giác lo lắng mọi người xung quanh có thể đang có các trải nghiệm về sự hạnh phúc, vui vẻ hoặc hoàn toàn thú vị hơn bản thân của bạn. Chính tâm lý này sẽ khiến bạn luôn cập nhật những hoạt động của bạn bè hoặc người khác để xem họ đang làm điều gì.

Theo tiến sĩ Dan Hernan người Israel – Chuyên gia Marketing đã xác định được các hiệu ứng của hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO) vào đầu năm 1996 khi ông thực hiện với một số khách hàng.

Kết quả thu được rằng hiệu chứng hội chứng FOMO có thể là một trong những lý do sẽ khiến cho khách hàng không trung thành với bất kỳ một thương hiệu nào. Khi có hội chứng bỏ lỡ, khách hàng sẽ liên tục mua những sản mới đến từ thương hiệu mới để không bỏ lỡ bất kỳ xu hướng thú vị nào.

Trong sự phát triển rầm rộ của Internet, việc kết nối liên tục với mạng xã hội có thể nuôi dưỡng nỗi sợ hãi này. Mỗi khi bạn nhìn thấy hình ảnh được sắp xếp hoặc các bài đăng tải về cuộc sống của người khác, điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy như thể cuộc sống của mình đang kém thú vị hơn.

Hội chứng này có thể làm bạn liên tục kiểm tra những thiết bị của mình vì sợ rằng đang bỏ lỡ hoặc một tin nhắn hay bài đăng quan trọng.

Tìm hiểu hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO)
Tìm hiểu hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO)

2. Những ảnh hưởng của hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO)

Thực tế ghi nhận rằng, khi bạn sống thông qua một bộ lọc ảo, bạn rất dễ mắc phải hội chứng tâm lý FOMO và có ít nhất 24% số lượng những bạn trẻ online gần như liên tục và con số này đang dần tăng cao.

Theo đó, một cuộc khảo sát quốc gia ở Úc đã cho kết quả rằng khoảng 60% thanh thiếu niên cảm thấy lo lắng khi bạn bè vui vẻ mà không được biết những thông tin đó, khoảng 51% cho biết lo lắng khi không biết bạn bè của mình đang làm gì.

Hội chứng tâm lý FOMO dù khá mơ hồ nhưng có thể gây ra ảnh hưởng mà chúng ta có thể quan sát được. Nếu chú ý kỹ chúng ta có thể bắt gặp hội chứng tâm lý này bất kỳ mọi lúc, mọi nơi. Đó là:

2.1. Trạng thái “dán mắt” vào điện thoại

Ngay cả khi bạn lái xe hay làm bất cứ việc gì thì bạn vẫn không muốn bỏ lỡ bất kỳ những cập nhật nào của mọi người ở các trang mạng xã hội Facebook, Twister, Tik Tok… Vì vậy, bạn luôn “dán mắt” vào màn hình điện thoại để chờ những bài đăng của mọi người hoặc một thông báo từ những trang mạng xã hội.

2.2. Mất tập trung trong quá trình làm việc

Hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO) sẽ khiến cho bạn mất trung hoặc ngừng công việc để trả lời cuộc điện thoại, tin nhắn hay email không liên quan cũng như không quá quan trọng. Hơn nữa, hội chứng còn làm bạn nảy sinh thói quen kiểm tra điện thoại và không tập trung làm việc.

2.3. Bạn có thể mua một lúc nhiều món đồ xa xỉ và không cần thiết

Vì sợ có thể mình sẽ bỏ lỡ một sản phẩm có nhiều cải tiến nên bạn có thể mua nhiều lúc món đồ xa xỉ ngay cả khi điện thoại hay đồ dùng cũ của bạn vẫn có thể vẫn sử dụng được. Cảm giác lo lắng mua ngay sản phẩm thời thượng cũng được xem là dấu hiệu của hội chứng tâm lý FOMO.

Vậy nên để khắc phục tình trạng này, bạn hãy thật bình tĩnh và chờ đợi thêm một thời gian xem thực sự mình có muốn sở hữu nó hay không, nó có giúp ích cho bạn hay không?

Sẵn sàng mua sắm món đồ xa xỉ, không cần thiết
Sẵn sàng mua sắm món đồ xa xỉ, không cần thiết

2.4. Bạn sở bỏ lỡ mất những điều quan trọng trong cuộc sống

Điện thoại và mạng xã hội có thể chen ngang vào những cuộc họp ở công ty, hoặc kể cả trong một buổi hẹn hò lãng mạn. Hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO) sẽ khiến bạn không để tâm nhiều đến những mối quan hệ hay sự nghiệp của mình mà luôn muốn cập nhật tất cả thông tin mới xuất hiện trên mạng xã hội.

Bạn sử dụng điệp thoại mọi lúc mọi nơi
Bạn sử dụng điệp thoại mọi lúc mọi nơi vì sợ bỏ lỡ

2.5. Bạn có nhiều mối quan hệ không quan trọng

Đôi khi bạn chấp nhận một yêu cầu kết bạn của một người vì mong muốn có cơ hội để biết thêm người mới và mở rộng mối quan hệ.

Chưa dừng lại đó, bạn có thể hẹn hò chỉ giống với những người xung quanh chứ không hẳn vì bản thân mình muốn thế. Khi thấy mọi người xung quanh đều đang hạnh phúc thì hội chứng tâm lý FOMO sẽ khiến bạn cảm thấy cần phải tìm ngay cho mình mối quan hệ không giống mọi người.

Đó có thể là quyết định vội vàng và không thấu đáo. Mặc dù có thể khi bước vào một mối quan hệ có thể khiến cho bạn tạm thời hài lòng với hiện tại, song lại không thể mang đến cho bạn hạnh phúc và niềm vui lâu dài.

Do đó, bạn hãy cố gắng chờ đợi để có thể gặp được một người thực sự khiến cho bạn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc khi tiến đến mối quan hệ với bạn.

3. Hướng dẫn cách cải thiện ảnh hưởng của hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO)

Một trong những cách tốt nhất nhằm cải thiện hội chứng tâm lý FOMO là sự kiềm chế, đây được xem là bài tập giúp bạn nhận thức những tình huống khác nhau:

3.1. Theo dõi những suy nghĩ tiêu cực

Một điều mà bạn trẻ có thể làm để đối phó với FOMO là theo dõi những suy nghĩ và các cảm xúc tiêu cực trong nhật ký, điều này cho phép bạn quan sát mức độ thường xuyên cảm thấy tiêu cực về bản thân hoặc cuộc sống của mình.

Trong quá trình theo dõi tần suất trải qua suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, bạn cần ghi lại những việc bản thân đã làm khi suy nghĩ đó xuất hiện. Sau đó, bạn có thể vừa phân tích nhật ký, vừa xác định xem hình mẫu nào đối với sự tiêu cực hay không? Điều gì cần thay đổi để cảm thấy tốt hơn về bản thân và cuộc sống của mình.

3.2. Thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ hợp lý hơn

Theo dõi suy nghĩ tiêu cực sẽ giúp bạn trẻ nhận ra từ và cụm từ tiêu cực mà chúng lặp lại với chính mình. Sau đó, khi họ bắt gặp mình đang nói điều gì tiêu cực với bản thân, họ sẽ chuyển hướng suy nghĩ của mình và thay thế từ tiêu cực bằng đầu tích cực.

3.3. Lên lịch “rời xa” công nghệ và làm việc hoàn toàn khác

Tất nhiên, việc “tắt công nghệ” có vẻ là một cách chữa trị tự nhiên cho FOMO, nhưng chỉ cần chuyển điện thoại sang chế độ “tắt” hoặc “không làm phiền” cũng không xóa được cảm giác mà FOMO gây ra. Thanh thiếu niên có thể vẫn lo lắng rằng họ đang bỏ lỡ ngay cả khi không sử dụng mạng xã hội.

Do đó, bạn trẻ nên lựa chọn những việc hoàn toàn khác như đọc sách, trang điểm cho bạn bè, nướng bánh… hoặc làm bất cứ điều gì cho phép họ tập trung vào một thứ khác ngoài mạng xã hội. Bằng những phương pháp này, thanh thiếu niên không dán mắt vào màn hình và làm việc hiệu quả hơn.

Lên lịch rời xa công nghệ
Tập trung vào những mối quan hệ xung quanh, tránh xa điện thoại

Bỏ túi ngay cách cai nghiện kỹ thuật số – Digital detox tại: https://vuanem.com/blog/digital-detox.html

3.4. Thực hành chánh niệm

Bạn có thể thực hành chánh niệm giúp tập trung cao độ vào bất cứ điều gì bạn mong muốn làm ở thời điểm hiện tại. Cho dù là ngâm mình trong bồn hay đi bộ dọc tập thể dục, mục tiêu của chánh niệm sẽ giúp bạn biết cách tập trung hoàn toàn vào điều gì họ đang làm.

Chẳng hạn như nếu đang ngâm mình trong bồn, bạn có thể tập trung vào nhiệt độ của nước, rồi từ từ cảm nhận bong bóng và mùi tinh dầu sử dụng trong bồn. Nói cách khác, chánh niệm giúp họ tập trung chăm chú để quên đi sự lo lắng của mình.

Thực hành chánh niệm
Thực hành chánh niệm, thư giãn trong bồn tắm

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một vài biện pháp như học cách biết ơn. Thay vì suy nghĩ về những thứ bạn đang mong muốn thì hãy tập biết ơn về những điều mình đang có. Khi đó, bạn sẽ tránh được tâm lý tiêu cực của hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO), điều đó mang lại cho bạn cảm giác hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống thực tại.

Tài liệu tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/hoi-chung-tam-ly-fomo-la-gi/

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng