Theo văn hoá truyền lại từ lâu đời, người Việt ta quan niệm rằng “Có kiêng có lành”. Vì luôn phải bận tâm về điều này mà rất nhiều cặp dâu rể thắc mắc mẹ chồng có đi đón dâu không. Để hiểu rõ và thực hiện đúng phong tục dân tộc trong ngày cưới hỏi, hãy cùng Vua Nệm khám phá câu trả lời ngay trong bài viết bên dưới nhé!
Nội Dung Chính
1. Mẹ chồng có đi đón dâu không?
Đất nước ta có đến 54 dân tộc anh em và phân bố khắp 3 miền. Hơn nữa, mỗi nơi lại có một phong tục tập quán khác nhau, nhất là trong phong tục cưới hỏi. Do đó, mẹ chồng có đi đón dâu không ở mỗi nơi sẽ lại mỗi khác. Theo đó, ở miền Nam và miền Trung, việc bố mẹ của chàng trai đến nhà cô gái để đón dâu là chuyện hết sức bình thường.
Tuy nhiên, quan niệm mẹ chồng có đi đón dâu không đối với người miền Bắc thì có đôi chút khác biệt. Người miền Bắc quan niệm mẹ chồng là người giữ vai trò nữ tướng trong gia đình. Sau khi con dâu về và cùng mẹ chồng chia sẻ công việc nhà thì chắc chắn sẽ phải ở vai vế thấp hơn.
Vì muốn mẹ chồng và con dâu có sự phân biệt rõ ràng về quyền hành trong nhà khi sống chung, người miền Bắc thường không để mẹ chồng đi đón con dâu trong ngày cưới. Thay vào đó sẽ là các bô lão trong dòng họ cùng chú rể. Việc làm này còn mang một ý nghĩa là nếu mẹ chồng và con nhau gặp nhau quá sớm rất dễ xảy ra xung đột về sau.
Nói chung, việc mẹ chồng có đi đón dâu không không phải là vấn đề gì quá lớn. Chỉ cần hai bên gia đình cùng nhau bàn bạc và đồng ý với nhau là được. Nếu mẹ chồng đến đón dâu thì mọi người nhìn vào sẽ thấy sự gắn bó của hai mẹ con. Nếu mẹ chồng ở nhà chờ thì cũng phải tất bật lo toan trước sau trong ngoài để thành toàn cho buổi lễ quan trọng của cặp đôi.
Ngày nay, mọi người cũng có cái nhìn cởi mở hơn về các phong tục cưới, kể cả việc mẹ chồng có đi đón dâu không, nhờ sự phát triển kinh tế và giao thoa giữa các nền văn hoá. Có kiêng có lành là đúng nhưng nếu chúng ta khéo léo sắp xếp thì không có gì quá khó khăn. Điều quan trọng nhất ở đây vẫn là thái độ cùng cách cư xử của mẹ chồng với con dâu và ngược lại mà thôi.
2. Cần bao nhiêu người đi rước dâu?
Mọi người sẽ thường nghe đến cụm từ “đi họ” trong đám cưới. Những người thực hiện việc đi họ sẽ cùng chú rể đến nhà gái để đón cô dâu về. Trong những người này sẽ gồm những thành phần không thể thiếu như người đại diện họ nhà trai, cha mẹ chú rể (hoặc chỉ có cha chú rể), họ hàng và bạn bè thân thiết.
Số lượng người đi họ không có con số cụ thể mà chỉ xét trên mức độ quan trọng. Ví dụ như người đại diện nhà trai và cha mẹ (hoặc chỉ có cha) là không thể thiếu. Ngoài ra, nếu phương tiện đi lại không cho phép hoặc đường xá quá xa xôi thì bên nhà trai chỉ cần thêm một cặp vợ chồng họ hàng thân thiết đi cùng.
Trước khi quyết định nhờ ai đi đón dâu thì cả 2 gia đình phải cùng nhau bàn bạc. Từ đó mà nhà gái biết được số lượng người để tiện bề sắp xếp chỗ ngồi cũng như tiếp đãi cẩn thận tránh thất lễ. Đặc biệt phải lưu ý là không nên cho những người có xung đột với sui gia đi đón dâu vì dễ gây ra mâu thuẫn làm mất vui.
3. Những lưu ý khi đón dâu
3.1. Chọn giờ lành
Người phương Đông rất tin vào việc nếu chọn đúng ngày giờ để làm một điều gì đó thì sẽ thuận lợi hơn. Do đó, khi đi đón dâu, ông bà ta quan niệm là phải xem giờ lành để cử hành. Mục đích là để mối tình của đôi bạn trẻ được suôn sẻ, khi về sống với nhau sẽ thuận hoà và hạnh phúc.
3.2. Trang phục đón dâu
Chú rể là nhân vật chính nên việc ăn mặc lịch sự đúng chuẩn là điều đương nhiên. Tuy nhiên, những người cùng đi đến nhà gái cũng phải ăn mặc nghiêm túc để thể hiện sự tôn trọng sui gia. Chưa hết, đây cũng chính là cách nhà trai thể hiện thành ý của mình trong mối hôn sự này.
3.3. Đón dâu theo lịch trình
Đón dâu là một trong những bước quan trọng khi tổ chức bất cứ hôn lễ nào. Đối với những lễ cưới mà hai bên sui gia ở quá xa nhau thì việc đón dâu sẽ thực hiện khá phức tạp. Nhà gái sẽ đến quê nhà trai, thuê khách sạn ở riêng trước 1 hoặc 2 ngày. Sau đó đúng ngày đúng giờ thì nhà trai mang sính lễ đến khách sạn rước dâu.
Còn đối với những gia đình ở gần nhau thì nghi thức rước dâu sẽ diễn ra theo trình tự như sau:
- Đến đúng giờ lành đã chọn, nhà trai bắt đầu khởi hành đi đón dâu.
- Đến nhà gái thì hai bên bắt đầu làm lễ rước dâu trước bàn thờ gia tiên.
- Sau khi đón cô dâu về nhà trai thì bắt đầu làm lễ trước bàn thờ gia tiên một lần nữa.
- Cô dâu và chú rể chức thức tổ chức lễ cưới ở nhà trai, ra mắt quan khách.
3.4. Kiểm soát thời gian
Giờ lành rước dâu được tính ở thời điểm nhà trai đến nhà gái. Vì vậy, để không bị lỡ mất giờ này, nhà trai nên sắp xếp thật chỉn chu. Cụ thể, nhà trai phải có mặt đầy đủ trước giờ khởi hành. Khi khởi hành thì phải tính toán thời gian đi đến nhà gái. Tốt nhất là nên đi sớm để đề phòng trường hợp bị kẹt xe hay xảy ra chuyện gì đó ngoài ý muốn.
4. Cần kiêng kỵ những gì khi đón dâu?
4.1. Không để bàn thờ sơ sài
Dù là trước hay sau khi rước dâu thì cả hai gia đình đều phải làm lễ trước bàn thờ tổ tiên. Do đó, trước khi lễ cưới diễn ra, chúng ta cần phải dọn dẹp sạch sẽ cũng như chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết đặt sẵn trên bàn thờ. Việc không chuẩn bị chu đáo vừa thể hiện sự không nghiêm túc, xem thường sui gia vừa bị tổ tiên quở trách, không ban phước.
4.2. Không đón dâu lệch giờ lành
Giờ lành rất quan trọng trong lễ cưới và đặc biệt là lúc đón dâu. Thông thường, trước ngày cưới, giờ lành rước dâu đã được ấn định sẵn. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà trai là làm sao đến đúng giờ. Nếu lệch mất giờ lành này thì người ta quan niệm là đầu không xuôi, đuôi không lọt.
4.3. Cô dâu không được tuỳ tiện xuất hiện
Khi nhà trai đến, những người đã được sắp xếp sẽ ra đón. Nên hiểu rõ ở đây là những người đại diện nhà gái chứ không phải cô dâu. Phong tục nhiều nước trên thế giới kiêng nhất việc cô dâu tuỳ tiện xuất hiện trước khi được rước về nhà chồng. Cô dâu lúc này chỉ cần ngồi yên trong phòng và chờ mẹ mình hoặc chú rể vào đưa ra để giới thiệu quan viên hai họ.
4.4. Cô dâu không nên khóc hoặc quay đầu
Dẫu biết việc phải rời xa cha mẹ để về làm dâu nhà người khiến nhiều cô dâu xúc động. Nhưng trong lễ rước dâu kiêng kỵ nhất là cô dâu khóc. Vì vậy, dù có như thế nào thì cô dâu cũng phải kiềm chế hết mức có thể. Ngoài ra, khi được chú rể và nhà trai đón đi, cô dâu không được ngoái đầu nhìn lại. Điều này khiến nhà trai nghĩ rằng cô dâu không toàn tâm toàn ý gả đi, sớm muộn gì cũng bỏ nhà chồng quay về với cha mẹ mình.
Sau khi đọc bài viết, mọi người nghĩ sao về việc “Mẹ chồng có đi đón dâu không?”. Theo Vua Nệm thì mỗi nơi sẽ có quan niệm khác nhau và điều này chính là yếu tố tác động đến câu trả lời có hoặc không. Tuy nhiên, dù mẹ chồng có rước dâu hay không thì chỉ cần hai bên gia đình tôn trọng, thông cảm và chấp thuận từ trước là được.