Nhiều người nghĩ rằng nệm là một phát minh của thế giới hiện đại nhưng thực tế, nệm đã xuất hiện từ thời tiền sử. Xuyên suốt quá trình phát triển của loài người, nệm xuất hiện dưới nhiều hình dạng và chất liệu khác nhau nhưng tựu chung là để đem lại sự thoải mái hơn cho con người thay vì nằm trên đất.
Hãy cùng Vua Nệm khởi hành một chuyến đi ngược dòng về quá khứ để tìm hiểu nguồn gốc của chiếc nệm và giường mà chúng ta vẫn nằm ngủ mỗi ngày nhé!
Nội Dung Chính
1. Thời kỳ cổ đại: Dáng dấp nguyên sơ
Mẫu vật cổ sinh học đầu tiên được tìm thấy mang đặc điểm tương đồng với một tấm nệm có niên thọ khoảng 77.000 năm trước. Chiếc nệm “cụ kị” này được tìm thấy trong một cái hang cạn bằng đá tại Nam Phí có kích thước vào khoảng 90cm đến 180cm. Nó có độ dày chưa đến 3cm, được làm bằng các lớp vỏ cây sậy và cây lao xếp xen kẽ.
Giường ngủ của nhóm người này chủ yếu sử dụng lá và cỏ để lót nằm. Có vẻ như, tổ tiên của con người hiện đại (homo sapiens) còn dùng thêm các loại thảo mộc có tác dụng xua đuổi côn trùng một cách tự nhiên.
2. Thời kỳ Ai Cập – La Mã cổ đại: Giường ngủ xuất hiện
Theo tiến trình tiến hóa của loài người, chỗ ngủ của chúng ta cũng thay đổi. Nhiều nền văn hóa đã bắt đầu “nhấc” chiếc nệm lên khỏi mặt đất. Ghi nhận sớm nhất là vào khoảng 3000 đến 1000 năm trước công nguyên, người Ai Cập đã ngủ trên một bề mặt cao hơn mặt đất.
Bề mặt này được làm từ gỗ để bảo vệ người nằm khỏi sâu bệnh và rắn trên mặt đất. Người giàu có thì sở hữu những chiếc giường bằng gỗ mun và trang trí chốn ngơi nghỉ ấy bằng đồ trang sức.
Lúc này, nệm thường được làm từ sợi len trong khi bộ đồ giường của họ (chăn, gối, nệm, khăn trải giường) thường làm bằng sợi linen. Một số gia đình thậm chí còn nằm gối, mà đúng hơn là một sản phẩm hỗ trợ kê cao đầu được làm bằng gỗ hoặc đá.
Tương tự như người Ai Cập cổ đại, người La Mã cổ đại cũng chuyển sang ngủ trên một bề mặt cao hơn mặt đất. Họ thường phải sử dụng thang hoặc cầu thang để tiếp cận khu vực này. Bên cạnh gỗ, một số người La Mã còn sở hữu giường làm bằng kim loại hoặc ngà voi.
Nệm được nâng đỡ bởi những sợi dây thừng. Người La Mã tầng lớp bình dân sở hữu một tấm nệm được nhồi bằng cỏ khô hoặc lau sậy. Trong khi nệm của những người giàu có sử dụng len hoặc lông và có nhiều lớp khăn trải giường. Trong giai đoạn này, giường không chỉ là nơi để ngủ, nó còn được sử dụng như một nơi để tụ tập, giao tiếp và ăn tối.
Tương tự như La Mã, tại Hy Lạp, người ta cũng bắt đầu chuyển sang ngủ trên một bề mặt cao hơn mặt đất. Nói về việc trang bị nội thất thì người Hy Lạp ưu tiên nhất là sự thoải mái. Klines là một món đồ nội thất tương tự như những chiếc ghế băng dài hiện nay với một phần đầu được nâng lên cao hơn.
Chúng được sử dụng để ngả lưng, dùng bữa và nghỉ ngơi. Những người Hy Lạp giàu có sở hữu rất nhiều chiếc klines để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Một số được trang trí công phu và bọc bằng nhiều loại vật liệu.
Ở thế giới phương Đông, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, ngủ trên mặt đất còn tồn tại khá lâu. Nhiều hoạt động, như ngồi, ăn và ngủ, diễn ra trên mặt đất vì nó ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Chẳng hạn như chiếc giường kang ở Trung Quốc, được làm bằng gạch hoặc đất sét được nung nóng để giữ ấm cho người ngủ.
3. Thời kỳ Trung cổ: Giường nệm trở thành biểu tượng của sự giàu có
Vào thời trung cổ, giường ngủ có thiết kế tương đối đơn giản và thường được làm từ gỗ. Nệm được nhồi bằng rơm và các vật liệu tương tự rồi đặt trên giường. Lúc này, người nghèo vẫn thường ngủ trên đống rơm, cỏ khô hoặc lá trên mặt đất.
Vào khoảng thế kỷ 12, giường được trang trí công phu hơn nhiều và được xem là biểu tượng của sự giàu có. Khung giường được trang trí với các hình chạm khắc, đúc và vẽ. Trong khi đó, bộ đồ giường ngủ và thậm chí cả nệm còn sử dụng vải thêu. Đến cuối thời Trung cổ, nệm ép chặt trở nên ngày càng phổ biến.
Cũng trong khoảng thời gian này, nhiều người bắt đầu treo rèm quanh giường để tránh ruồi bọ sâu bệnh. Rèm giường trở thành một nghi thức thông lệ cho các gia đình lãnh chúa và giường ngủ của phụ nữ rồi dần trở nên phổ biến hơn trong những năm sau đó.
Rèm cũng đem lại sự riêng tư hơn vì vậy rèm được sử dụng phổ biến trong những gia đình có nhiều người ngủ trong cùng một phòng . Ngay cả những người giàu cũng có xu hướng dùng chung phòng ngủ với người hầu của họ.
4. Phục hưng đến thế kỷ 18: Yếu tố thẩm mỹ được chú trọng
Bước sang thời Phục Hưng, giường ngày càng được trang trí công phu. Vào thế kỷ 15, những chiếc giường ở Tây Âu thường có một đầu giường được ốp gỗ và hai cột dưới chân giường dùng để nâng đỡ phần màn trướng. Những chiếc giường này rất lớn, thường cao 2 mét rưỡi để nhiều người có thể ngủ trong đó. Rèm ngủ thường bao quanh tất cả bốn phía của giường.
Vào thế kỷ 16, giường càng được chú trọng trong việc trang trí hơn. Một chiếc giường thời Elizabeth cực kỳ nổi tiếng mang tên là Great Bed of Ware có diện tích hơn 300 mét vuông.
Thế kỷ 17 và 18 đã chứng kiến đỉnh cao của những chiếc giường trang trí công phu. Đối với những người giàu có, những chiếc giường thường được treo bằng những tấm rèm đắt tiền, phức tạp và được dùng làm biểu tượng địa vị. Vua Louis XIV được biết là có 413 giường. Người ta xem việc đến thăm nhà vua trong phòng ngủ là một niềm vinh dự to lớn.
5. Thế kỷ 19 – nay: Giảm chế nét cầu kỳ nhưng vẫn vẹn nguyên sự tinh tế
Giường trở nên đơn giản hơn trong thế kỷ 19, phong cách rèm che màn trướng dần trở nên lỗi thời. Nệm được “lột xác” khi con lò xo cuộn được ra mắt vào những năm 1870 và khung kim loại trở nên phổ biến hơn.
Vào đầu thế kỷ 20, lần đầu tiên giường và nệm có thể được sản xuất hàng loạt, khiến việc sở hữu các sản phẩm này trở nên dễ dàng hơn. Khi nhiều công ty bắt đầu làm nệm, việc mua nệm phần nhiều là dựa trên sự thoải mái và sở thích của người mua. Thói quen này vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Nệm lò xo được xem là chiếc nệm hiện đại đầu tiên thay thế những chiếc nệm được nhồi bằng cỏ khô, len và các vật liệu khác. Nó được phát minh bởi Berliner Heinrich Hampal vào đầu những năm 1870.
Ông đã sử dụng các cuộn dây kim loại, ban đầu được thiết kế cho ghế ngồi của xe ngựa, để tạo ra một loại nệm mới. Nó cung cấp cho người ngủ một bề mặt ngủ vững chãi, độ nhún cao giúp hỗ trợ nâng đỡ và có thể chịu được lực nén.
Theo tiến trình phát triển của xã hội, các dòng nệm khác như nệm cao su, nệm bông ép, nệm bông ép,… lần lượt ra đời để phục vụ cho giấc ngủ của con người hiện đại.Có thể nói, chiếc nệm ngày nay chúng ta sử dụng là sản phẩm của hàng ngàn năm tiến hóa và sự giao thoa của nhiều nền văn hoá.
Ngày nay những mẫu giường thông minh được ra đời đã nâng tầm chất lượng giấc ngủ và cuộc sống của người dùng. Nổi bật trong đó là sản phẩm giường điều khiển thông minh được thiết kế theo công thái học, giúp người nằm thay đổi bề mặt của giường nâng lên và hạ xuống tuỳ theo thói quen, sở thích. Nhờ vậy, khi người dùng đọc sách, hay xem ti vi, lướt web ở trên giường nhưng đảm bảo tư thế nằm khoa học, không gây ảnh hưởng đến cột sống.
Ngoài ra giường công thái học còn thiết kế thêm tính năng Zero Gravity tư thế không trọng lực, làm giảm áp lực cột sống, nâng cao chất lượng giấc ngủ của gia chủ.
Bài viết đã đem đến nhiều thông tin liên quan đến lịch sử phát triển của giường và nệm trong suốt 70 ngàn năm qua. Hy vọng bạn đã tìm thấy nhiều kiến thức thú vị qua bài viết này rồi nhé!