Lễ Thề Nguyền là gì? Nguồn gốc ý nghĩa của lễ Thề Nguyền

CẬP NHẬT 16/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Ưu đãi tháng 12 tại Vua Nệm: Sale bùng nổ - Giá hủy diệt 

Lễ Thề Nguyền là một nghi thức được tổ chức phổ biến trong các đám cưới phương tây. Nhờ có sự hội nhập văn hóa cũng như xu hướng kết hôn giữa người Việt và người nước ngoài thì buổi lễ này ngày càng được giới trẻ Việt Nam quan tâm, đặc biệt là những cặp đôi yêu thích tổ chức lễ cưới đậm chất châu Âu. Vậy lễ Thề Nguyền là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa cùng với cách thức tổ chức ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau!

1. Lễ Thề Nguyền là gì? Tên gọi khác của lễ Thề Nguyền

Lễ Thề Nguyền là buổi lễ được tổ chức một cách riêng tư, trước sự chứng kiến của hai bên gia đình và bạn bè thân thiết của cặp đôi, trong một không gian trang nghiêm và cũng vô cùng lãng mạn. 

Nghi thức chính của buổi lễ này là cô dâu chú rể sẽ nhìn vào mắt nhau và nói ra những nhận xét tốt đẹp dành cho đối phương, sau đó cả hai đưa ra lời thề, lời cam kết cùng nhau xây đắp hạnh phúc cho cuộc hôn nhân của mình. Tiếp theo, tùy theo kế hoạch của người chủ trì, cặp đôi sẽ có thể thực hiện thêm một số nghi thức kết đôi như là đeo nhẫn, rót cát, thắt dây… Cuối cùng cô dâu chú rể sẽ trao nhau nụ hôn ngọt ngào trong sự chúc phúc của tất cả mọi người bằng những cái vỗ tay nồng nhiệt.

lễ thề nguyền là gì
Ngoài trao nhau lời thề, cặp đôi trẻ còn trao nhau nhẫn cưới trong lễ Thề Nguyền

Lễ Thề Nguyền vẫn còn khá mới mẻ với kiểu tổ chức đám cưới ở Việt Nam. Chính vì vậy, tên gọi của buổi lễ sẽ được gọi theo những cách khác nhau theo các đơn vị tổ chức đám cưới, chẳng hạn như lễ Ceremony, lễ Vow, Wedding Ceremony.

2. Nguồn gốc và ý nghĩa lễ Thề Nguyền trong đám cưới

Lễ Ceremony là nghi thức cưới có nguồn gốc từ châu Âu, thường tổ chức trước tiệc chiêu đãi khoảng từ 2 – 3 tiếng. Điểm chung của lễ cưới này sẽ có số lượng khách mời khá hạn chế, thường là người thân, bạn bè thân thiết trong khoảng 40 – 50 người. 

Mặc dù nghi lễ này không bắt buộc trong các đám cưới, những nhiều cặp đôi vẫn quyết định tổ chức. Bởi vì, buổi lễ mang đến những cảm xúc vô cùng đặc biệt, khó quên trong cuộc đời. Trong buổi lễ này, họ được nói lên những tâm tình, cũng như lắng nghe tâm tư của đối phương, thậm chí là những lời chưa từng nghe hay chưa từng nói bao giờ, có thể tạo nên những cảm xúc dâng trào, xúc động không chỉ với cô dâu chú rể mà còn có cả mọi người xung quanh. 

Với tình yêu mãnh liệt, lời hứa nguyện chia sẻ, đồng hành cùng nhau trên suốt cuộc đời còn lại trước sự chứng kiến của nhiều người, đây chính là sự cam kết mạnh mẽ giúp cặp đôi gắn kết hơn nữa trong hôn nhân của mình.

ý nghĩa lễ thề nguyền
Cô dâu chú rể thể hiện tình cảm và trao lời cam kết trong lễ Thề Nguyền

3. Lễ Thề Nguyền được tổ chức ở đâu, dành cho ai?

Với nguồn gốc đến từ phương Tây, cho nên có rất nhiều người cho rằng lễ Thề Nguyền là nghi thức của người Công Giáo. Tuy nhiên, thực tế lễ Thề Nguyền không dành riêng cho bất kỳ tôn giáo nào, đất nước nào. Buổi lễ này dành cho tất cả những ai yêu thích ý nghĩa, hình thức và sự văn minh của lễ Ceremony.

Lễ Thề Nguyền chú trọng vào sự thân mật, khơi gợi cảm xúc nên sẽ hợp khi tổ chức ở các khung cảnh thiên nhiên, lãng mạn như bãi cỏ, bờ biển, boong tàu, bờ sông,… hoặc chọn một nơi có phong cảnh hữu tình gần nhà hàng tổ chức tiệc cưới để thuận tiện khi di chuyển. Khung cảnh tổ chức có thể được trang trí cầu kỳ hoặc đơn giản tùy theo sở thích của cô dâu chú rể. 

Nếu yêu thích sự đơn giản, bạn chỉ cần một chiếc cổng hoa làm sân khấu, hoặc tận dụng những background đám cưới thiên nhiên tuyệt đẹp và sắp xếp ghế ngồi ngay ngắn ở bên dưới sao cho quan khách dễ dàng quan sát mọi thời khắc diễn ra buổi lễ. Bạn cũng có thể tổ chức buổi lễ vào thời khắc hoàng hôn, chắc chắn sẽ vô cùng lãng mạn.

cách tổ chức lễ thề nguyền
Khung cảnh tổ chức lễ Ceremony vô cùng đơn giản

4. Người Việt Nam có tổ chức lễ Thề Nguyền được không?

Lễ Thề Nguyền không thuộc về bất kỳ tôn giáo nào, cũng không phải là điều bắt buộc phải làm khi các cặp đôi tổ chức đám cưới. Do đó, nếu bạn là người Việt Nam và yêu thích tổ chức nghi lễ này thì đều có thể thực hiện được. Tuy nhiên, bạn cần thông qua ý kiến của hai bên gia đình trước khi tổ chức.

5. Điểm khác biệt giữa lễ Thề Nguyền và lễ thành hôn truyền thống

Lễ Ceremony và lễ thành hôn truyền thống ở Việt Nam có rất nhiều điểm khác biệt về quy mô, lễ nghi, cách tổ chức tiệc cưới. Cho nên, cô dâu chú rể cần cân nhắc để lựa chọn hình thức tổ chức lễ cưới sao cho phù hợp nhất về sở thích, khả năng tài chính cũng như quan điểm của gia đình.

5.1. Lễ Thề Nguyền ít nghi lễ hơn so với lễ thành hôn truyền thống

Thông thường, lễ Thề Nguyền thường chỉ tổ chức với các nghi thức rất đơn giản như cặp đôi trao nhau lời thề sau đó trao nhẫn cưới. Buổi lễ tập trung hướng về cô dâu chú rể và không quá đặt nặng về việc tiếp khách. Cho nên, buổi lễ Ceremony chỉ tổ chức trong khoảng 30 đến 60 phút.

sự khác nhau giữa lễ thề nguyền và lễ cưới
Lễ thành hôn truyền thống diễn ra với nhiều nghi lễ khác nhau

Lễ thành hôn truyền thống có nhiều nghi thức phức tạp hơn như là lễ vu quy tổ chức bên nhà gái, lễ tân hôn tổ chức ở nhà trai và tiệc cưới tại nhà hoặc nhà hàng, khách sạn. Hơn nữa, trong các lễ nghi này, lại chia thành các thủ tục khác như lễ nhập gia, bưng quả, rước dâu, lễ gia tiên, lễ dâng trà… Do đó, lễ thành hôn thường truyền thống thường sẽ kéo dài khoảng 3 tiếng hoặc nhiều hơn.

5.2. Quy mô lễ Ceremony sẽ thường nhỏ hơn lễ thành hôn truyền thống

Buổi lễ Wedding Ceremony ấm cúng thường chỉ tổ chức khoảng từ 40 – 50 người. Tất cả đều là những người thân và bạn bè thân thiết của cô dâu chú rể. Còn lễ thành hôn truyền thống sẽ có khoảng hơn 20 bàn ứng với hơn 200 khách mời. Những khách mời ấy bao gồm họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm thân thiết,… của cô dâu chú rể và gia đình hai bên. 

quy mô lễ thề nguyền
Quy mô tổ chức lễ thành hôn truyền thống lớn hơn lễ Thề Nguyền

5.3. Cách tổ chức lễ Thề Nguyền đơn giản hơn lễ thành hôn truyền thống

Lễ Thề Nguyền thường được tổ chức tại nhà thờ hay không gian ngoài trời và không cần trang trí quá cầu kỳ. Trong khi đó, lễ thành hôn truyền thống Việt Nam sẽ tổ chức tại nhà ở hay tại các nhà hàng, khách sạn, được trang trí phức tạp hơn. 

5.4. Cỗ cưới của lễ Ceremony đơn giản hơn lễ thành hôn truyền thống

Trong Wedding Ceremony cỗ cưới sẽ thường có bánh ngọt hoặc buffet đồ ăn nhẹ (khoảng 4 đến 5 món) cùng với rượu champagne. Còn tiệc cưới truyền thống sẽ đa dạng món ăn hơn và thường là các món mặn từ 8 đến 10 món (khai vị, món chính, món tráng miệng) những món ăn này được bày biện theo mâm khoảng 8 – 10 người.

>> Xem thêm: 

Như vậy, bài viết đã cùng bạn tìm hiểu về lễ Thề Nguyền là gì, nguồn gốc ý nghĩa cùng với cách thức tổ chức của buổi lễ đặc biệt này. Nếu bạn yêu thích sự trẻ trung, hiện đại, muốn có một lễ cưới thật lãng mạn, độc đáo thì có thể cân nhắc tổ chức lễ Ceremony. Còn nếu bạn yêu thích những nét đẹp truyền thống và giữ gìn nề nếp gia phong thì có thể tổ chức lễ thành hôn theo truyền thống Việt Nam. 

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

Không có bài viết liên quan.