Lá giang là loại cây quen thuộc đối với nhiều người, không những vậy loại lá này còn được đánh giá là cây thảo dược tốt cho sức khỏe của con người. Liệu bạn đã có những hiểu biết về đặc điểm sinh học, công dụng của loại lá này hay chưa? Cùng Vua Nệm tìm hiểu về lá giang là gì? Lợi ích đối với sức khỏe của con người và những món ngon chế biến từ loại lá này.
Nội Dung Chính
1. Lá giang là gì?
Lá giang là loài thực vật dây leo, thuộc họ trúc đào còn được gọi với các tên khác là lá lồm, dây cao su, dây giang. Loại cây này phân bổ chủ yếu ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Lào, Campuchia.
Tại Việt Nam, lá giang thường mọc dại ven bìa rừng, đồi cây bụi, ven sông, ven suối những nơi có nhiều ánh sáng. Chúng ta sẽ thường bắt gặp lá giang các tỉnh miền Trung, Nam bộ và khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long.
Cây lá giang khi trưởng thành có thân dài từ 1,5 đến 4m chúng có thể mọc bò trên mặt đất hoặc bám vào những thân cây lớn. Thân nhẵn có mủ màu trắng, lá mọc đơn có hình trái xoan mặt trên sáng hơn mặt sau và có vị chua dịu. Hoa của chúng có màu hồng nhạt thường nở vào tháng 5 âm lịch.
2. Thành phần dinh có trong lá giang
Theo những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, cứ 100g lá giang thì sẽ chứa 85,3g nước, 26mg vitamin C và 3,5g glucid và 3,5g protein. Ngoài ra trong lá giang còn chứa các thành phần khác như tamin, axit hữu cơ, chất béo, saponin, flavonoid, coumarin, sterol, chất béo và 12 nguyên tố vi lượng khác ((Na, Ca, Mn, Sr, Fe),…
3. Lợi ích của lá giang
Loại lá này có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe của con người, được xem là loại thảo dược quý quá mà thiên nhiên dành tặng có thể dùng làm rau nấu ăn hoặc làm các bài thuốc chữa bệnh quan trọng.
Trong đông y, lá giang có vị chua, tính máy có tác dụng thanh nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa, ăn uống không tiêu, đầy bụng. Ngoài ra còn có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giải độc và lợi tiểu. Đặc biệt, chúng còn có khả năng chữa viêm đường tiết niệu, mụn nhọt, trị phong thấp, sưng tấy,….
Trong y học hiện đại nhiều nghiên cứu cho thấy khi sử dụng nước sắc từ dược liệu loại lá này có khả năng giảm sỏi đường tiết niệu. Một số nghiên cứu còn cho thấy cao lỏng chiết xuất từ cây lá giang hoàn toàn lành tính và gây ức chế thành công 9 loại vi khuẩn có hại.
Dân gian hay dùng chúng để chữa chứng không tiêu, đầy trướng bụng, đau nhức xương khớp, trị lở ngứa ngoài da, đồng thời hỗ trợ trị bệnh viêm tiết niệu,…Ở một số nơi, người dân dùng lá để giã chung với lá của cây khoai lang sau đó vắt lấy nước để trị ngộ độc củ sắn.
>>>Tìm hiểu ngay:
4. Các bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh từ lá giang
Trong các bài thuốc hỗ trợ, loại lá này có thể dùng tất cả các phần từ rễ, thân cho đến lá. Dưới đây là một số bài thuốc hỗ trợ trị bệnh từ lá giang bạn có thể thực hiện:
- Chữa viêm đường tiết niệu: Cho khoảng 10g thân lá giang pha với nước sôi uống thay nước lọc trong ngày.
- Chữa đầy bụng và khó tiêu: Dùng 30-50g lá giang, sắc uống đều đặn trong vòng 3-5 ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng đầy bụng và giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.
- Chữa vết thương, mụn nhọt, lở ngứa bên ngoài da: Lá giang đem rửa sạch với nước muối pha loãng, giã nát và sau đó đắp lên vết thương sẽ giảm sưng tấy và mau lành hơn.
- Cải thiện tình trạng xương khớp: Nhờ tính mát, tiêu viêm, bạn có thể đem chúng đun lấy nước uống hàng ngày xương khớp giảm đau và khỏe mạnh hơn.
- Hỗ trợ giải độc, giải nhiệt: Khi cơ thể bạn cảm thấy khó chịu, nóng nực, bức bối có thể dùng loại lá này đã rửa sạch giã lấy nước uống. Cách này không chỉ giúp thanh mát cơ thể mà còn đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể.
5. Món ngon từ lá giang
5.1 Canh gà lá giang
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 bó giang
- 1 con gà ta
- 2 quả me chín
- Hành tím khô, tỏi, ớt
- Các gia vị thông dụng khác gồm: dầu ăn, nước mắm, muối, hạt nêm,…
Cách thực hiện:
- Dùng muối chà sát lên phần da gà để khử mùi hôi, sau đó chặt gà thành những miếng nhỏ vừa ăn. Ướp gà với hành, tỏi và ớt băm cùng với một thìa nước mắm, 1 thìa hạt nêm. Bạn nên ướp gà từ 30 phút đến 1 tiếng trước khi nấu để gà ngấm gia vị.
- Lá giang nhặt phần lá non loại bỏ các phần lá già úa, đem rửa thật sạch và vò mềm.
- Me đem lột vỏ, phần thịt me đem ngâm với nước ấm sau đó lọc phần nước cốt me.
- Cho nồi lên bếp, cho một chút dầu ăn vào phi thơm hành tỏi và cho gà vào đảo đều đến khi thịt gà chín và săn lại. Cho vào nồi khoảng 500ml nước đun đến khi sôi.
- Cho phần nước cốt me thêm lá giang, canh sôi lại thì nêm gia vị cho vừa ăn, tắt bếp dọn ra tô và bắt đầu thưởng thức.
5.2 Bò xào lá giang
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 bó lá giang
- 500gr thịt bò ngon
- Hành tím khô, tỏi
- 3 cây sả, 1 củ cà rốt, 1 quả ớt, 1 nhánh gừng
- Các gia vị thông dụng khác gồm: dầu ăn, nước mắm, hạt nêm, đường
Cách thực hiện:
- Thịt bò rửa sạch thái thành những miếng vừa ăn ướp thịt bò cùng với hạt nêm, nước mắm, hành tím khô và tỏi băm nhỏ. Ướp trong vòng 30p để thịt thấm gia vị hơn.
- Lá giang đem sơ chế sạch loại bỏ những phần già, úa. Sau đó vò mềm là giang để khi nấu tăng hương vị hơn.
- Xả bỏ phần già thái thành khoanh mỏng, cà rốt và gừng gọt vỏ rửa sạch thái thành sợi, ớt cắt lát.
- Cho chảo lên bếp, cho dầu ăn phi thơm hành tím và tỏi băm. Cho thịt bò vào xào vừa chín tới để giữ được độ mềm ngọt của thịt sau đó cho ra đĩa.
- Cho chảo vừa vào lên lại bếp, cho dầu phi thơm hành tím và tỏi băm cho xả, gừng, cà rốt, ớt, là giang vào xào chín.
- Cho thịt bò vào đảo đều cùng hỗn hợp vừa xào, nêm lại gia vị nước mắm và hạt ăn. Cho ra đĩa và ăn kèm cùng cơm nóng có thể dọn kem một chén nước mắm chua ngọt để tăng hương vị.
5.3 Canh cá nấu là giang
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 con cá: bạn có thể dùng cá cam, cá basa, cá diêu hồng,…
- 1 bó lá giang
- 2 quả cà chua
- Hành tím khô, ớt
- Hành lá, ngò rí
- Các gia vị khác: dầu ăn, hạt nêm, muối
Cách thực hiện:
- Cá bạn đem sơ chế sạch phần vẩy, vây, loại bỏ phần ruột cá và rửa thật sạch với muối để loại bỏ nhớt và mùi tanh. Ướp cá với các gia vị như hạt nêm, muối, hành khô.
- Lá giang chọn lá có độ tươi ngon, loại bỏ những phần lá già. Đem rửa thật sạch và vò nát.
- Hành tím băm nhỏ, cà chua cắt thành múi cau.
- Cho cá vào chiên sơ qua để thịt cá săn lại sau đó cho nước vào đun sôi.
- Cho cà chua, lá giang vào nêm gia vị cho vừa ăn, canh sôi lại thì tắt bếp.
- Cho canh ra tô và cho thêm ngò rí lên trên, vậy là bạn đã có một tô canh cá lá giang với vị chua thanh nhẹ.
6. Những lưu ý khi dùng lá giang
Loại lá này có tính chua, khi nấu nên sử dụng nồi inox hoặc nồi đất, không nên dùng nồi nhôm bởi có khả năng bị ăn mòn.
Trong lá cây giang cũng chứa lượng lớn hàm lượng axit tractric tương đối cao có thể gây ức chế quá trình bài tiết axit uric của cơ thể. Cho nên những bệnh nhân đau nhức xương khớp do gút, bệnh nhân sỏi thận không nên sử dụng lá giang trong thực đơn ăn uống.
Các bài thuốc của lá sẽ phụ thuộc vào cơ địa và trình trạng của người bệnh. Chính vì vậy trước khi sử dụng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những biến chứng bệnh nguy hiểm.
Trên đây là thông tin tổng quát về lá giang, đây không chỉ một loại dược liệu có tác dụng đối với sức khỏe con người. Không chỉ vậy lá giang còn là một nguyên liệu chế biến các món ăn ngon mà bạn có thể nấu cho gia đình thưởng thức.
>>>Đọc ngay:
- Dây tơ hồng là gì? Một số công dụng nổi bật của dây tơ hồng
- Rau Khúc Là Rau Gì? Đặc Điểm, Công Dụng Của Rau Khúc
- Rau bợ là rau gì? Công dụng nổi bật và các bài thuốc chữa bệnh an toàn